Pha sữa tưởng là đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Nếu mẹ không biết cách sẽ khiến sữa bị vón cục, vừa làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, vừa khiến bé yêu dễ bị sặc. Bài viết dưới đây Vua Nệm sẽ hướng dẫn các mẹ cách pha sữa không bị vón cục, đảm bảo giữ trọn vẹn dinh dưỡng cho bé.
Nội Dung Chính
1. Nguyên nhân khiến pha sữa bị vón cục
Có nhiều nguyên nhân khiến sữa bị vón cục, có thể do chất lượng sữa hoặc do mẹ pha và bảo quản sữa không đúng cách.
1.1. Nguyên nhân khách quan
Có một số nguyên nhân khách quan khiến sữa bị vón cục khiến chất lượng sữa bị giảm sút như sau:
- Nguyên nhân do nhà sản xuất
Các loại sữa kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng hay không có thương hiệu thì không đảm bảo được độ tơi, mịn và khả năng hòa tan. Sữa bột không tan hết, vón cục lợn cợn khiến bé dễ sặc sữa, tiêu chảy,… Thêm vào đó, sữa kém chất lượng còn không đảm bảo an toàn và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, dễ làm trẻ suy dinh dưỡng, ngộ độc,…
- Bao bì không kín
Một số loại sữa bột được đựng trong bao bì giấy, không có khả năng chống ẩm và chống khí tốt bằng các loại sữa bột đựng trong hộp kim loại. Hoặc, hộp sữa vô tình bị hở, kênh nắp trong quá trình vận chuyển. Nếu bột sữa bị nhiễm ẩm từ không khí thì sẽ vón cục ngay trong hộp sữa, khó tan hoàn toàn vào nước khi pha.
- Sữa quá hạn sử dụng
Bột sữa quá hạn sử dụng sẽ không giữ được chất lượng như ban đầu. Độ tơi mịn và khả năng hòa tan đều bị ảnh hưởng. Mẹ cần lưu ý 2 hạn sử dụng của sữa: Hạn sử dụng trước khi mở nắp và thời gian sử dụng sau khi mở nắp.
Thời gian sử dụng sau khi mở nắp thường từ 3 đến 4 tuần: Sau lần mở nắp đầu tiên, sữa trong hộp bắt đầu tiếp xúc với không khí. Bột sữa tiếp xúc nhiều với không khí ẩm và mồ hôi tay mẹ sẽ dễ bị vón cục. Hạn sử dụng của sữa lúc này giảm xuống chỉ còn 3 đến 4 tuần thôi mẹ nhé!
1.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong một số trường hợp, nếu thao tác pha sữa của mẹ không chuẩn cũng có thể làm sữa bị vón cục:
- Không đậy kín nắp hộp: Không khí ẩm sẽ làm bột sữa giảm độ tơi khô, bị vón cục khi pha.
- Pha sữa với tay ướt: Bột sữa ngay khi tiếp xúc với tay mẹ sẽ bị vón cục và khó tan khi pha.
- Pha sữa với nước quá nóng hay quá lạnh: Nước dưới 30 độ C làm đông tụ chất béo trong sữa bột, giảm độ tan của sữa. Và nước nóng trên 75 độ C làm biến đổi chất dinh dưỡng, tăng kết dính, giảm độ tan của sữa.
2. Cách pha sữa không bị vón cục
2.1. Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ và chất lượng nước để pha sữa
Cách pha sữa không bị vón cục như thế nào? Đa số nhiệt độ nước dùng để pha sữa bột thích hợp là 40 – 50 độ C. Một số loại sữa Nhật có yêu cầu nhiệt độ pha sữa là 70 độ C. Các mẹ đọc hướng dẫn sử dụng để nắm được chi tiết nhé.
Cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm nên dù pha sữa ở nhiệt độ nào thì mẹ cũng cần đun sôi nước đến 100 độ C trước để loại bỏ hoàn toàn các loại mầm bệnh. Sau đó, mẹ để nước nguội tự nhiên đến nhiệt độ thích hợp.
Mẹ lưu ý: Chỉ dùng nước lọc để pha sữa là cách pha sữa không bị vón cục mà vẫn đảm bảo giữ trọn dưỡng chất nhé.
2.2. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và khu vực pha sữa
Theo cách pha sữa không bị vón cục thì khi pha sữa, mẹ cần đảm bảo quy tắc 3 sạch: tay sạch, dụng cụ sạch và khu vực sạch để sữa của con không bị nhiễm bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh:
- Tay sạch: Rửa sạch tay trước khi tiến hành pha sữa.
- Dụng cụ sạch: Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng để làm sạch dụng cụ pha sữa. Sau đó, đun chúng với nước sôi 3 – 5 phút hoặc dùng máy tiệt trùng loại bỏ hết vi khuẩn.
- Khu vực sạch: Pha sữa ở nơi khô ráo, không bụi bẩn.
2.3. Bước 3: Lấy lượng sữa phù hợp cũng là cách pha sữa không bị vón cục
Cho bé ăn lượng sữa đúng với nhu cầu cũng là cách pha sữa không bị vón cục. Không ít hơn, làm bé thiếu chất, chậm lớn. Đồng thời, cũng không nhiều hơn, làm bé dễ thừa cân, ợ sữa, đau bụng.
Một thìa gạt ngang sữa bột (thìa có sẵn trong từng hộp) thường được pha với 40 – 50ml nước ấm tùy từng loại. Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi pha sữa cho bé nhé.
2.4. Bước 4: Tiến hành cách pha sữa không bị vón cục
Cách pha sữa không bị vón cục hiệu quả đó là chia bột sữa thành nhiều phần và hòa tan dần dần. Cho nước đã chuẩn bị vào bình sữa. Thêm từng thìa sữa vào bình, đậy nắp và lắc đều đến khi bột tan hết. Lặp lại thao tác đó đến khi hòa tan toàn bộ lượng sữa.
2.5. Bước 5: Lắc đều bình sữa đến khi sữa không còn vón cục
Nếu sau khi pha sữa mà mẹ thấy vẫn còn cặn sữa vón thì hãy tiếp tục lắc bình nhẹ nhàng trong 1 – 3 phút. Cách pha sữa không vón cục này giúp cặn sữa hòa tan triệt để. Lưu ý không lắc mạnh tay để tránh không khí lẫn vào sữa, làm sữa nổi bong bóng.
3. Những lưu ý trong cách pha sữa không bị vón cục cho bé
Chất lượng sữa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé nên khi thực hiện cách pha sữa không bị vón cục thì các mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây.
3.1. Giữ vệ sinh
Bình sữa là dụng cụ dễ bám cặn sữa, vi khuẩn và bụi bẩn. Do vậy trước khi pha sữa, mẹ cần chắc chắn bình sữa đã được vệ sinh và tiệt trùng thật sạch nhé
Tốt nhất, mẹ hãy dùng nước rửa bình chuyên dụng để hoà tan chất bẩn, diệt khuẩn giúp bình sữa của con sạch sẽ và không có mùi hôi khó chịu.
3.2. Không nên sử dụng sữa để lâu
Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng sữa đã pha trong vòng 1 giờ, kể cả khi sữa được giữ ấm. Bởi vì sữa sau pha dễ lây nhiễm vi khuẩn từ nước bọt của bé và không khí.
3.3. Luôn dùng nước đun sôi để pha sữa bột cho bé
Vi khuẩn có thể có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước. Do vậy, nước pha sữa cho bé phải được đun sôi đến 100 độ C để diệt hết mọi vi khuẩn gây bệnh. Có như vậy, trẻ nhỏ mới được an toàn.
Biện pháp tốt nhất là khi pha sữa, mẹ dùng nồi nước sạch, đun sôi nước đến 100 độ C, Sau đó để nồi nước ở nơi sạch sẽ, không có khói bụi và chờ nước nguội đến nhiệt độ thích hợp, khoảng 40 – 50 độ C hoặc 65 – 75 độ C tùy loại sữa.
Mẹ lưu ý không trộn nước đun sôi với nước thường cũng như không dùng nước đá để làm nước đã đun nguội nhanh.
3.4. Không pha sữa quá đặc
Các loại sữa bột cho trẻ nhỏ đều được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán tỉ lệ pha sữa chuẩn với nhu cầu và khả năng hấp thụ của bé. Mẹ không nên thay đổi tỉ lệ pha sữa và đặc biệt không pha sữa cho bé quá đặc.
Bởi vì điều này không cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé mà còn khiến bé không tiêu hóa và hấp thu được dinh dưỡng. Thậm chí có thể bị “quá tải”, rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy,…
Ngoài ra, pha sữa quá đặc sẽ không cung cấp đủ nước cho bé. Nếu bé thiếu nước sẽ dễ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như: táo bón, khát, khô họng, khô da, mệt mỏi, chậm lớn…
XEM THÊM:
- Hướng dẫn cách pha sữa Meiji dạng thanh, dạng bột số 0, 9 cho trẻ đúng cách
- Cách pha sữa Hikid Hàn Quốc đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng cho bé
Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ nắm vững cách pha sữa không bị vón cục cho bé yêu có những bữa ăn ngon miệng. Mẹ hãy nhớ dùng nước ấm, pha sữa lần lượt từng thìa một để bột sữa đàn tan hoàn toàn mẹ nhé!