Rau húng lủi có công dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng rau húng lủi

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Rau húng lủi là gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được từng công dụng cũng như tính chất của loại rau này. Bài viết sau đây chia sẻ đến bạn những công dụng và các thông tin liên quan đến rau húng lủi mà bất kỳ ai cũng cần phải nắm bắt. 

rau húng lủi có phải là bạc hà
Rau húng lủi là gia vị rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày.

1. Khái quát về rau húng lủi

Húng lủi là rau thơm thường được dùng để làm gia vị cho các món ăn. Húng lủi thuộc họ Hoa môi, chi Bạc Hà có nguồn gốc từ châu Âu (cây mọc hoang), Tây Bắc Châu Phi và Tây Nam Châu Á. 

Ngoài húng lủi thì loại rau này còn có rất nhiều tên gọi khác nhau trong dân gian. Ví dụ như rau húng nhũi, húng lũi, húng dũi, húng láng….

Rau húng lủi
Rau húng lủi là gì?

2. Các công dụng của rau húng lủi

Ngoài vai trò là gia vị làm nền cho các món ăn thì rau húng lủi còn mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và sắc đẹp của con người. 

Trong rau húng lủi là một lượng lớn các chất xơ, mangan, vitamin A, C giúp sức khỏe và làn da có nhiều cải thiện tích cực. Sau đây là thông tin chi tiết về khả năng cải thiện sức khỏe cũng như sắc đẹp của loại rau này.

cây bạc hà có phải là rau húng lủi không
Rau húng lủi còn mang đến rất nhiều lợi ích

2.1. Công dụng về sức khỏe

Rau húng lủi thường được tận dụng trong dân gian để làm mẹo chữa trị tạm thời các triệu chứng sau:

  • Chữa cảm cúm: Bản thân rau húng lủi có mùi thơm, thanh mát đặc trưng của các loại rau thuộc chi bạc hà. Do đó, người bị cảm cúm có thể kết hợp húng lủi với những loại lá khác và đem xông. Hương vị thanh mát cùng vô vàn các vitamin sẽ giúp kích thích khứu giác, mang lại cảm giác dễ chịu và giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Giảm hen suyễn: Hen suyễn là vấn đề xuất phát từ phổi của người bệnh. Lá húng lủi mang vị bạc hà tươi mát, có khả năng thanh lọc cực kỳ tốt. Bạn có thể giảm thiểu hen suyễn bằng rau húng lủi thông qua cách ngâm lá húng vào 1 lít nước và uống thường xuyên, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. 
cách làm gỏi bò rau húng lủi
Rau húng lủi và công dụng cho sức khỏe
  • Chữa viêm họng: Hương vị bạc hà thanh mát vốn có trong rau húng lủi sẽ giúp đẩy lùi vi khuẩn gây viêm họng. Thực hiện bằng cách chưng cách thủy 20g húng lủi tươi với đường phèn. Sau đó, lấy bã ngâm trong miệng và chỉ mút lấy nước.Thực hiện liên tục từ 3 đến 5 ngày, mỗi ngày 1 lần sẽ thấy cơn đau họng thuyên giảm rõ rệt.
  • Tác dụng ngừa ung thư: Ung thư có nguồn gốc từ tế bào. Trong khi đó, rau húng lủi lại chứa hợp chất perillyl giúp chống lại khả năng tập trung của các tế bào bệnh ung thư ruột, phổi, da. Do đó, ăn rau húng lủi thường xuyên hoặc ép nước sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi nguy cơ ung thư.
  • Liệu pháp lành mạnh cho hệ tiêu hóa: Những hợp chất có trong rau húng lủi giúp kích thích sản sinh men tiêu hóa. Bạn có thể kết hợp trà nóng với rau hoặc nhai vài cọng húng lủi khi gặp chứng ợ hơi khó chịu. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ kích thích đường ruột khỏe mạnh nhất. 

2.3. Công dụng làm đẹp

rau húng lủi trị mụn
Rau húng lủi còn mang lại những công dụng tối ưu cho sắc đẹp

Bên cạnh những tác động tích cực về mặt sức khỏe thì rau húng lủi còn mang lại những công dụng tối ưu cho sắc đẹp như:

  • Làm giảm tấy đỏ và thâm do côn trùng cắn: Tinh dầu được chiết xuất từ rau húng lủi có tác dụng rất mạnh mẽ trong việc làm dịu vết lở loét, vết thương do bị côn trùng cắn. Từ đó, hạn chế được nguy cơ vết thương lên da non và bị sẹo thâm ảnh hưởng đến thẩm mỹ toàn cơ thể. 
  • Làm đẹp da: Không phải tự nhiên mà bạc hà lại trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các mỹ phẩm và liệu trình làm đẹp. Rau húng lủi cũng là một loài thuộc chi bạc hà. Do đó, bạn có thể ép nước bạc hà để uống hoặc dùng để đắp mặt nạ, sẽ có tác dụng rõ rệt đối với làn da bị mụn hoặc viêm, nhiễm….
cách trồng rau húng lủi
Sự kết hợp giữa mặt nạ rau húng lủi và bạc hà
  • Chữa thâm quầng mắt: Cũng như những công dụng làm đẹp của rau húng lủi kể trên thì bạn có thể sử dụng bã của rau húng lủi sau khi xay nhuyễn. Sau đó, pha với nước chanh và kiên trì sử dụng từ 2 – 3 lần để có những tác động rõ rệt nhất!
  • Trị nám bằng rau húng lủi: Húng lủi sẽ là một thành phần cực kỳ tuyệt vời trong hỗn hợp mặt nạ dùng để trị nám. Bạn có thể kết hợp húng lủi, bạc hà, bột nghệ và một ít nước hoa hồng để đắp mặt trị nám hiệu quả.

3. Lưu ý khi sử dụng rau húng lủi

Tuy rằng loại rau này mang lại khá nhiều tác động tích cực cho sức khỏe nhưng bản thân nó lại có tính hàn, mát. Nếu lạm dụng quá liều lượng sẽ không tốt đối với một vài cơ địa nhạy cảm. Sau đây là một vài lưu ý cần thuộc nằm lòng khi sử dụng rau húng lủi:

3.1. Bà bầu có ăn rau húng lủi được không?

Đây là loại rau có tính hàn và mát. Mà cơ địa bà bầu rất nhạy cảm. Những tháng đầu thai chưa ổn định, nếu ăn phải thực phẩm có tính hàn rất dễ sảy thai hoặc xuất huyết. 

hạt giống rau húng lủi
Khi thai còn đang trong 3 tháng đầu tiên thì bà bầu cần tránh ăn rau húng lủi

Do đó, khi thai còn đang trong 3 tháng đầu tiên thì bà bầu cần tránh ăn rau húng lủi để bảo vệ thai nhi trước những nguy cơ sảy thai, xuất huyết như trên.

3.2. Rau húng lủi có phải bạc hà?

Húng lủi là loại rau dễ khiến người ta lầm tưởng là bạc hà bởi vẻ ngoài rất khó phân biệt nếu không tinh ý. Đồng thời, khi nghe về nguồn gốc của rau húng lủi, thuộc chi bạc hà, nhiều người đã đinh ninh rằng húng lủi chính là bạc hà. 

Nhưng thực tế, bạc hà là một loại rau hoàn toàn khác với húng lủi. Bạn có thể phân biệt húng lủi và bạc hà dựa vào các đặc điểm sau:

  • Kích thước của lá bạc hà to hơn so với rau húng lủi.
  • Rau húng lủi lá nhỏ, màu sắc xanh đậm, có răng cửa quanh viền. Bên cạnh đó, thân lá cũng thuôn tròn và màu nâu tím. 
rau húng lủi có tác dụng gì
​​Rau húng lủi không phải là lá bạc hà

3.3. Rau húng lủi có phù hợp cho trẻ nhỏ?

Như đã chia sẻ thì rau húng lủi có tính hàn. Do đó, nếu trẻ nhỏ đang trong quá trình ăn dặm thì không nên cho loại rau này vào thực đơn. Bởi lẽ, giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu ăn vào sẽ khiến trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. 

3.4. Không lạm dụng quá liều lượng

Rau húng lủi tốt nhất chỉ nên đóng đúng vai trò rau thơm và làm phụ trợ cho bữa ăn thêm phong phú. Số lượng nên ăn chỉ khoảng 30 – 50g, tuần từ 2 – 3 lần. Nếu vượt quá mức tối đa sẽ phản tác dụng và kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe. 

3.5. Không dùng để thay thế hoàn toàn thuốc đặc trị

rau húng lủi trị ho
Những tác động tích cực của rau húng lủi đối với sức khỏe là thật.

Những tác động tích cực của rau húng lủi đối với sức khỏe là thật. Thế nhưng, bản chất loại rau này chỉ là rau thơm, là gia vị phụ trợ cho món chính. Vì thế, khi bạn có vấn đề về sức khỏe hoặc làn da thì không nên quá ỷ lại mà thay thế thuốc đặc trị. 

Để hiệu quả trị bệnh đạt đến mức tối ưu, bạn nên kết hợp thuốc đặc trị với những liệu pháp làm đẹp, chăm sóc sức khỏe từ rau húng lủi để thúc đẩy quá trình điều trị tốt nhất.

XEM THÊM:

Như vậy, chúng tôi đã hoàn thành các chia sẻ về rau húng lủi nhằm phổ biến đến bạn những công dụng đặc điểm của loại rau này và các kiến thức liên quan khác. Hy vọng qua bài viết kể trên, bạn biết được cách tận dụng những công năng tuyệt vời của một loại rau thơm rất đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM