Cây Bồ Công Anh là gì? Những tác dụng bất ngờ của cây Bồ Công Anh mà bạn chưa biết

CẬP NHẬT 09/11/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Cây Bồ Công Anh là loài thực vật khá quen thuộc với nhiều người bởi từ lâu loài cây này đã là một biểu tượng đầy chất thơ trong văn học, nghệ thuật và có mặt ở hầu hết mọi nơi. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng trong y học, Bồ Công Anh cũng là một loại dược liệu quý giá, có tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết hơn về loài cây Bồ Công Anh và những tác dụng bất ngờ của loài hoa này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Cây Bồ Công Anh là gì?

1.1 Nguồn gốc của cây Bồ Công Anh

Bồ Công Anh có tên khoa học là Lactuca indica L, được biết đến với nhiều tên gọi khác như rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, mót mét, diếp trời, rau mũi cày,… 

Cây Bồ Công Anh phân bố tập chung chủ yếu ở các quốc gia thuộc khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Tại Việt Nam, loài cây này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, thường mọc tự nhiên ven đường, ven sông, hồ hoặc trên các sườn núi.

bồ công anh là gì
Cây Bồ Công Anh phân bố phổ biến tại các nước châu Á

1.2 Đặc điểm của cây Bồ Công Anh 

Cây Bồ Công Anh là giống cây thân thảo thuộc họ Cúc, có vòng sống ngắn ngủi chỉ 1 – 2 năm. Cây mọc thẳng, có chiều cao trung bình từ 1 – 2m, thân trơn, không có cành. Lá cây dài, mỏng, có màu xanh nhạt, mép lá có nhiều răng cưa, hoa có màu trắng hoặc vàng.

Hoa Bồ Công Anh khi nở sẽ tạo thành chùm gồm những cánh hoa li ti màu trắng. Khi gió thổi mạnh những chùm hoa này sẽ vỡ tung và bay khắp nơi trong không khí vô cùng đẹp mắt. 

Ngày nay, Bồ Công Anh có thể trồng bằng hạt hoặc bằng gốc cây đều được. Mùa hoa nở vào khoảng tháng 6 – 7 và kết quả vào tháng 9. 

1.3 Phân loại cây Bồ Công Anh 

Trên thế giới hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra 3 giống Bồ Công Anh khác nhau, bao gồm: 

Cây Bồ Công Anh Việt Nam: Còn có tên gọi khác là Bồ Công Anh cao, cây mũi mác, rau bồ cóc, cây diếp cá hoang, thuộc họ chi rau diếp cá, xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. 

Cây Bồ Công Anh Trung Quốc: Có tên gọi là Bồ Công Anh lùn vì chiều cao của giống cây này chỉ khoảng từ 40 – 60cm. Tên khoa học của nó là Taraxacum officinale cũng thuộc họ Cúc (Asteraceae), chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg. Đây được xem là loại thuốc quý có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và rất tốt cho sức khỏe vì có thành phần dược tính cao. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. 

Cây Bồ Công Anh chỉ thiên: Loại cây này thường mọc ở miền Nam nước ta, có các tên gọi khác là cây thổi lửa, cây cỏ lưỡi chó, cỏ lưỡi mèo, co tát nai (dân tộc Thái), nhả đản (dân tộc Tày),…

Cây Bồ Công Anh chỉ thiên chỉ được dùng làm cảnh, làm trà hoặc trồng làm rau ăn chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Cả 3 loại cây Bồ Công Anh trên đều có thể sử dụng làm rau, làm trà hoặc cây thuốc nhưng mỗi loại lại có lượng dược tính khác nhau nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.

cây bồ công anh có mấy loại
Bồ Công Anh được xem là loại thuốc quý chữa được nhiều bệnh

2. Cách chế biến với cây Bồ Công Anh

2.1 Trà hoa Bồ Công Anh

Nguyên liệu:

  • 8 hoa Bồ Công Anh
  • 350ml nước sôi
  • Mật ong hoặc đường tùy khẩu vị

Cách chế biến:

  • Cho hoa Bồ Công Anh vào ly, rót nước sôi ngập hoa và đậy kín khoảng trong 5 phút.
  • Cho thêm chút mật ong hoặc đường để dễ uống hơn. 

2.2 Trà rễ cây Bồ Công Anh

Nguyên liệu:

  • 30g rễ Bồ Công Anh khô
  • 5g gừng thái lát
  • 1 hạt thảo quả
  • 350ml nước
  • Mật ong hoặc đường 

Cách chế biến:

  • Trộn tất cả nguyên liệu trên trừ đường hay mật ong và đem đun sôi khoảng 5 – 10 phút. 
  • Đem lọc lấy nước, thêm đường hoặc mật ong để dễ uống hơn.
cây bồ công anh có tác dụng gì
Trà hoa Bồ Công Anh dễ uống và thơm ngon

2.3 Nướng rễ Bồ Công Anh làm nước uống

Rễ cây Bồ Công Anh còn có thể đem nướng để làm nước uống buổi sáng thay cà phê. 

Cách chế biến: 

  • Rễ cây Bồ Công Anh sau khi rửa sạch, hãy xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 300 độ trong 2 giờ.
  • Trước khi uống, đem ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút.

2.4 Dùng Bồ Công Anh làm nước sốt

Dùng cây Bồ Công Anh kết hợp với ngò để làm các món nước sốt cho món ăn thêm hấp dẫn. Cả hai loại này đều giàu chất chống oxy hóa hỗ trợ cơ thể giải độc và có đặc tính kháng siêu vi.

2.5 Dùng làm nguyên liệu món salad

Bạn có thể trộn chung với bông cải xanh để tạo một món salad ngon miệng. Đây là món món ăn chứa nhiều chất xơ và vitamin C để giữ cơ thể hoạt động ổn định suốt cả ngày.

tác dụng của cây bồ công anh
Bồ Công Anh có thể được chế biến thành nhiều món ăn, thức uống bổ dưỡng

>> Xem thêm: Truyền thuyết và ý nghĩa hoa Bồ Công Anh là gì?

3. Tác dụng của cây Bồ Công Anh 

3.1 Tác dụng bảo vệ xương của Bồ Công Anh

Theo một số nghiên cứu, Bồ Công Anh là nguồn cung cấp canxi rất dồi dào cho cơ thể chúng ta, chúng có khả năng cung cấp lên đến 10% nhu cầu canxi khuyến nghị trong ngày. Ngoài canxi, Bồ Công Anh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, điển hình là vitamin C và luteolin. Các chất này giúp bảo vệ xương khỏi tác hại của gốc tự do, đồng thời ngăn ngừa sâu răng, chứng co thắt cơ, cao huyết áp và thiếu hụt canxi.

3.2 Cây Bồ Công Anh là nguồn cung cấp vitamin K, vitamin A dồi dào

Trong thành phần của cây Bồ Công Anh có chứa nhiều Vitamin A và K. Đây là những loại vitamin tan trong dầu vô cùng cần yếu cho cơ thể, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp và tim mạch, chức năng thần kinh và sức khỏe da. Đồng thời, hỗ trợ đảm bảo cho bạn đôi mắt khỏe mạnh, chống oxy hóa, giúp giảm sưng bằng cách chống lại sự phá hủy gốc tự do. 

tác dụng cây bồ công anh
Bạn nên thường xuyên sử dụng trà hoa Bồ Công Anh

3.3 Cây Bồ Công Anh giúp thanh lọc gan

Vitamin và chất dinh dưỡng có trong Bồ Công Anh giúp lọc gan và hỗ trợ hoạt động của gan. Rễ cây Bồ Công Anh có tính mát giúp thanh nhiệt cơ thể. Ngoài ra, các hoạt chất có trong cây có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường đào thải các độc tố. 

3.4 Chữa trị bệnh tiểu đường

Sử dụng trà Bồ Công Anh thường xuyên giúp bệnh nhân tiểu đường kích thích quá trình sản sinh insulin trong tủy và giữ lượng đường trong máu ở mức thấp, loại bỏ lượng đường dư thừa trong cơ thể.

công dụng của cây bồ công anh
Duy trì thói quen sử dụng Bồ Công Anh rất tốt cho sức khỏe

3.5 Tác dụng chống nhiễm trùng da của cây Bồ Công Anh

Theo nhiều nghiên cứu chứng minh được phần sáp lỏng xuất hiện khi bạn chạm vào thân của cây Bồ Công Anh có tác dụng sát trùng, diệt nấm, loại bỏ vi khuẩn trên làn da, giảm ngứa hay kích thích do chàm, bệnh ecpet mảng tròn, vảy nến và các bệnh liên quan đến nhiễm trùng da.

3.6 Cung cấp nhiều chất xơ, giàu chất chống oxy hóa

Bồ Công Anh chứa nhiều chất xơ, giúp vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, tối ưu quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

Chất xơ có trong cây Bồ Công Anh còn có tác dụng chống táo bón, giảm nguy cơ béo phì, đau tim, tiểu đường, các loại ung thư, phòng ngừa bệnh tim, hội chứng ruột kích thích và sỏi thận.

3.7 Lợi tiểu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Rễ cây Bồ Công Anh giúp lợi tiểu, thúc đẩy quá trình thải độc của gan, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các chứng rối loạn bàng quang, các vấn đề ở cơ quan sinh sản.

cây bồ công anh chữa bệnh gì
Cây Bồ Công Anh chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ, protein,…

>> Xem thêm: 

Lời kết 

Cây Bồ Công Anh là loại thực vật mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe cũng như là thành phần chữa trị một số loại bệnh trong Đông y. Bạn nên bổ sung loài cây này vào thực đơn của gia đình để giúp tăng cường chất lượng sức khỏe cũng như đa dạng các món ăn, kích thích vị giác của các thành viên. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về loài cây Bồ Công Anh cũng như những tác dụng của loại cây này nhé! 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.