Mách bạn 4 cách bảo quản sò huyết đơn giản, tươi lâu

CẬP NHẬT 18/11/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Flash Sale

Sò huyết chắc hẳn khá quen thuộc và là thực phẩm yêu thích trong bữa cơm của gia đình Việt. Do có giá thành dễ tiếp cận cũng như thành phần dinh dưỡng cao nên sò huyết được các bà nội trợ lựa chọn. Vậy liệu bạn đã biết cách bảo quản sò huyết đúng cách hay chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu các bảo quản sò huyết đơn giản và luôn tươi ngon nhé!

1. Sò huyết là gì?

Sò huyết (tên khoa học là Anadara granosa; tên tiếng Anh: Blood cockle) là loại thân mềm hai mảnh (Bivalvia), sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá,… ở độ sâu 1 – 2  mét so với mặt nước. Sò huyết phân bố ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến Úc, Nhật Bản.

cach bao quan so huyet
Bác ngư dân đang đi bắt sò huyết

Tại Việt Nam, người dân quen gọi là sò trứng hay sò tròn. Sò trưởng thành dài 5 – 6 cm và rộng 4 – 5 cm. Sò huyết xuất hiện nhiều ở Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre…. đặc biệt nhiều nhất là ở Phú Yên.

2. Giá trị dinh dưỡng của sò huyết

Sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, được chế biến thành nhiều món ăn như sò luộc, sò hấp, bò xào sò huyết, cháo sò huyết… Những món ăn này còn có tác dụng chữa bệnh tốt như tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, lao phổi.

Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81.3g moisture; 11.7g protein; 1.2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C; giá trị năng lượng 71.2 Kcal.

3. Cách chọn sò huyết tươi

Để có món ăn ngon, khi chế biến sò huyết ít bị teo lại bạn nên chọn những con vừa phải, kích thước vừa ăn lại không quá dai. Sò huyết còn sống thường sẽ thò lưỡi ra ngoài, khi bạn chạm vào nó sẽ rụt lại, nhưng cũng sẽ có những con luôn ngậm miệng lại.

Cách tốt nhất đó là bạn hãy ngửi mùi và chọn mua những con sò không có mùi hôi. Việc này đòi hỏi bạn phải bỏ ra một chút thời gian nhưng đổi lại bạn sẽ có được những con sò huyết tươi và ngon nhất.

cách bảo quản sò huyết sống qua đêm
Cách chọn sò huyết tươi ngon

4. Cách bảo quản sò huyết

Sò huyết cũng giống như các loại hải sản khác khi chúng ta mua về nếu như không chế biến ngay thì cũng cần có phương pháp bảo quản đúng cách để giữ cho sò luôn được tươi ngon. Sau đây là 2 cách bảo quản sò huyết không dùng hóa chất đơn giản mà bạn nên biết nhé!

4.1. Cách 1: Phun hơi nước

Sau khi mua sò huyết về bạn sẽ cho ra thau đựng, không đổ nước vào để ngâm mà bạn chỉ phun hơi nước lên các bề mặt của sò huyết để tạo độ ẩm cho sò sinh sống. 

Nếu không chế biến sò huyết ngay lập từ, thì cách này khá đơn giản để bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng sò huyết trong khoảng 1 ngày. Ưu điểm của phương pháp bảo quản này là giữ cho cho kích thước và hương vị của sò huyết không bị biến đổi khi chế biến.

4.2. Cách 2: Ngâm sò trong nước

Sò huyết mua về cho vào thau đựng, không cần chà rửa mà bạn sẽ đổ một lượng nước vừa đủ vào thau tiến hàng ngâm sò huyết trong 15 phút. Chú ý là chỉ cho vào lượng nước vừa đủ, cũng như tránh ngâm quá lâu sẽ khiến sò huyết bị ngộp, chết

Cũng giống như cách bảo quản ở trên thì phương pháp này cũng rất đơn giản, dễ làm và không đòi hỏi phải có các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên, thời gian sử dụng của cách bảo quản này cũng khá ngắn, chỉ khoảng 10 tiếng.

cách bảo quản sò huyết qua đêm
Bảo quản sò huyết bằng cách ngâm nước

4.3. Cách 3: Bảo quản sò trong túi vải

Sử dụng túi vải sạch và cho sò huyết tươi vào bên trong. Sò huyết có thể sống tốt trong môi trường ẩm ướt, do đó, thỉnh thoảng bạn rưới lên một ít nước vào túi vải để tạo độ ẩm. Phương pháp bản quản này có thể giúp bạn giữ sò huyết trong trạng thái tươi sống trong vòng khoảng 3 ngày. Nếu bạn cần thời gian bảo quản sò huyết lâu hơn thì cách này rất đáng để bạn cân nhắc.

Tuy nhiên, khi bảo quản sò huyết bằng cách này thì bạn cần thường xuyên kiểm tra túi vải để loại bỏ những con sò bị chết và bị vỡ nát để tránh ảnh hưởng đến những con sò huyết còn sống nhé.

4.4. Cách 4: Bảo quản sò trong tủ lạnh

Sò huyết sau khi mua về bạn sẽ cho ra thau đựng và tiến hành ngâm trong nước vo gạo hoặc nước muối pha loãng khoảng 1 – 2 tiếng để sò nhả hết chất bẩn ra bên ngoài. Rửa sạch sò huyết và để ráo nước, tiếp đến là bỏ vào hộp đựng đóng kín nắp cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.

Khuyến cáo là chỉ nên bảo quản sò huyết trong tủ lạnh trong khoảng 3 – 5 ngày phải mang ra chế biến, vì nếu để lâu hơn sẽ khiến sò bị dai và mất đi độ tươi ngon.

cách bảo quản sò huyết được lâu
Bảo quản sò huyết trong tủ lạnh

5. Lưu ý khi bảo quản và sử dụng sò huyết

Khi bỏ túi những cách bảo quản sò huyết tươi lâu, đúng cách thì các bạn cũng cần biết những lưu ý những điểm sau để bảo quản sò huyết tươi ngon nhất nhé.

  • Loại bỏ những con sò bị chết hay bị vỡ nát để tránh làm ảnh hưởng đến những con sò còn sống.
  • Như chúng ta đã biết sò huyết tuy mang nhiều chất dinh dưỡng nhưng do sống trong bùn nên rất dễ bị vi khuẩn kí sinh, nhiễm các loại virus gây bệnh. Do đó, cần vệ sinh kỹ trước khi chế biến để tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe như ngộ độc, dị ứng khi ăn sò huyết.
  • Những dấu hiệu thường gặp của người dị ứng với sò huyết là nổi mề đay, hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi,… Người chế biến cần lưu ý để người dị ứng không bị các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.
  • Trường hợp phụ nữ có thai tuyệt đối không được ăn sò huyết, vì loại hải sản này có chứa retinol có thể làm dị tật cho thai nhi.
  • Trẻ em cũng được khuyến cáo là không nên ăn sò huyết, do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn yếu và chưa hoàn thiện khi ăn sò huyết sẽ dễ gây ra các triệu chứng như dị ứng, đau bụng, khó tiêu và tiêu chảy.
cách bảo quản sò huyết sống
Phụ nữ mang thai không nên ăn sò huyết

6. Một số món ngon làm từ sò huyết

Sò huyết không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho cơ thể. Ngay sau đây là một số món ăn làm từ sò huyết được nhiều người ưa chuộng.

  • Sò huyết rang me với nguyên liệu cực kì dễ tìm là món ăn được người người lựa chọn cho gia đình. Hương vị của món ăn rất đặc trưng với vị ngọt từ thịt sò kết hợp với vị chua từ sốt sốt me hòa quyện rất ngon và bổ. Món ăn này cung cấp nhiều chất sắt, khoáng chất và canxi cho cơ thể. 
  • Sò huyết cháy tỏi cũng là một món ăn rất dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian. Có thể nói món này sẽ giữ lại toàn bộ tinh túy bên trong con sò, thấm đều của bơ tỏi trên từng con sò hòa quyện tạo nên hương vị thơm ngon, khó cưỡng.
  • Cháo sò huyết thập cẩm là món ăn có sự kết hợp của sò huyết và các nguyên liệu khác mang đến món ăn rất ngon và giàu dinh dưỡng. Theo đông y thì thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu. Do đó, cháo sò huyết là món ăn rất tốt cho sức khỏe mà bạn nên thử.

>> Xem thêm: 

Lời kết

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách bảo quản sò huyết tươi ngon, đúng cách. Từ đó giúp bạn có thể bảo quản sò huyết để chế biến những món ăn thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình của mình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đánh giá post
Vua Nệm

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.