Cạo gió là gì, có tốt không? Những trường hợp không nên cạo gió

CẬP NHẬT 19/10/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Từ xưa việc cạo gió đối với ông bà ta đã quá phổ biến và vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Nhiều người luôn quan niệm rằng nếu cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, đau lưng, buồn nôn,… chỉ cần cạo gió sẽ khỏi. Tuy nhiên, liệu đây có phải là phương pháp phản khoa học hay không và những trường hợp nào nên tránh tuyệt đối việc áp dụng phương pháp này? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngày thông tin chi tiết trong bài viết này.

1. Cạo gió là gì?

Cạo gió là một hình thức chữa bệnh được dân gian Việt Nam lưu truyền từ xa xưa. Mỗi khi trong người cảm thấy mệt mỏi, ông bà cha mẹ chúng ta thường nghĩ đến biện pháp này.

Phương pháp này dần trở thành một thói quen và thường được dùng để chữa bách bệnh từ đau đầu, cảm mạo, khó tiêu, buồn nôn, lạnh tay lạnh chân,… Khi cạo gió, người ta thường dùng một vật bằng kim loại như muỗng hay đồng xu và dầu nóng hoặc rượu ngâm gừng.

cạo gió giác hơi
Phương pháp này dần trở thành một thói quen và thường được dùng để chữa bách bệnh

Tuy được lan truyền rộng rãi nhưng trên thực tế, chưa hề có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho thấy cạo gió được công nhận là cách chữa bệnh. Cả Đông Y và Tây Y đều không ủng hộ phương pháp này.

2. Cạo gió có tốt không? Ai không nên cạo gió

Cho đến nay, vẫn chưa có chuyên gia hay bác sĩ nào đứng lên khẳng định về ưu hay nhược điểm của phương pháp này. Tuy nhiên, luôn có một số khuyến cáo nhất định về việc ai không nên áp dụng. Sau đây là danh sách đối tượng nên tránh cạo gió khi thấy trong người bị mệt mỏi:

  • Trẻ em: Khi trẻ bị cảm bố mẹ chỉ nên xoa dầu và tuyệt đối không áp dụng biện pháp này. Nếu vẫn cố ý thực hiện, sẽ có rất nhiều biến chứng xảy ra như hỏng da, tắc nghẽn mạch máu.
  • Cơ thể đang cảm nhiệt: Khi bị cảm nhiệt cơ thể sẽ có những biểu hiện như đau đầu, chảy nước mũi trong, buồn nôn,… Lúc này, tuyệt đối bạn không được sử dụng cách thức này mà phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp thăm khám bác sĩ.
  • Người mắc bệnh tim mạch: Người có vấn đề về tim mạch không được cạo gió vì có thể gây kích ứng và khiến cho các cơn đau tin quay trở lại.
  • Người tăng huyết áp: phương pháp này có thể gây giãn mạch máu và dễ dẫn đến tình trạng méo miệng và thậm chí là tử vong.
cạo gió
Luôn có một số khuyến cáo nhất định về việc ai không nên áp dụng phương pháp này
  • Phụ nữ mang thai: Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo tuyệt đối không được áp dụng cho mẹ bầu vì rất dễ ảnh hưởng đến em bé.
  • Người bị mắc chứng đau vai gáy: Nhiều người bị đau vai gáy thường cạo lấy gió nhưng đây lại là hành động gián tiếp khiến cho cơn đau trầm trọng hơn. 
  • Người bị bệnh máu không đông: Cạo gió sẽ làm vỡ mạch máu dưới da và chắc chắn sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho bệnh nhân.

3. Cạo gió đúng cách cho 5 loại bệnh?

Khi bạn hoặc người thân mắc 5 chứng bệnh sau, hãy áp dụng những cách này để cạo gió mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe:

  • Khi bị nhức đầu hay nóng sốt, ngoài việc uống nhiều nước và thuốc hạ sốt, chúng ta có thể áp dụng cách này tại vị trí 2 đường gân dưới cổ, gần phần ót. Lưu ý nên cạo gió theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài. 
  • Khi bị ho (không phải do Covid-19) lâu ngày không khỏi, các vị trí nên cạo gió là phía sau lưng, trước ngực và giữa sống lưng theo một đường thẳng.
  • Những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa gây ảnh hưởng trầm trọng đến sự thoải mái của bạn. Nhất là những lúc bị tiêu chảy, buồn nôn hay khó tiêu. Bên cạnh việc uống thuốc hay men tiêu hóa, hãy tự cạo gió cho mình để giảm bớt tình trạng hiện tại.
  • Người Việt Nam hay gọi chứng cảm nắng hay bị nhiễm gió độc là trúng gió. Những lúc như vậy, bạn chỉ cần cạo gió đằng sau lưng, bắt gió ở hai bên thái dương và cằm.
  • Đau nhức là chứng bệnh dễ bắt gặp nhất ở người già hoặc vào lúc tiết trời giao mùa. Hãy tiến hành cạo gió ở chính chỗ bị đau nhức để cảm thấy thoải mái hơn.
cạo gió giựt gió bầm đen
Cạo gió trị ho hiệu quả

4. Cạo gió với bạc là gì?

Cạo gió với bạc là dùng những vật dụng bằng bạc như đồng xu hay mặt dây chuyền hình chữ nhật bo tròn 4 góc để đánh gió trực tiếp lên da. Còn lại những thao tác khác đều không khác gì so với cách cạo gió thông thường.

Việc cạo gió sẽ đạt hiệu quả tối đa khi chúng ta dùng những vật dụng được làm từ bạc. Khi bị cảm lạnh chính là lúc cơ thể nhiễm khí độc, thường là hợp chất của khí lưu huỳnh. Mà bạc có tác dụng với lưu huỳnh nên sẽ hút bớt loại khí này ra bên ngoài. Dấu hiệu chính là những vệt màu đen xuất hiện trên đồng xu hay mặt dây chuyền dùng để cạo gió.

Chúng ta có thể cạo gió bằng bạc với một số nguyên liệu khác như trứng hay dầu. Đối với cách cạo gió với trứng, bạn nên bỏ đồng xu vào trong một chiếc khăn cùng với quả trứng gà đã luộc chín rồi cạo trực tiếp lên da trong vòng từ 5 – 10 phút.

5. Tư thế cạo gió thông thường

Khi cạo gió, người bệnh nên duy trì những tư thế sau để có được hiệu quả tốt nhất:

  • Nằm ngửa và hướng mặt lên trời, chân duỗi thẳng để lộ bụng cũng như bắp trong cánh tay. Tư thế này thích hợp cho những ai phải cạo gió ở các vị trí như đầu, cổ, ngực, bụng, 2 bên xương sườn, cánh tay,…
  • Tư thế nằm úp hay nằm sấp, hai chân để thẳng thích hợp cho các trường hợp phải cạo gió tại các vị trí như cổ, vai gáy, lưng, hông, thắt lưng,…
  • Nếu người bệnh muốn cạo gió ở một bên bả vai, cạnh ngoài của tay chân, khe sườn,… thì nên nằm nghiêng để thuận lợi hơn.
  • Ngồi cúi. Người bệnh ngồi cúi trên ghế, để lộ lưng sau và cổ, thích hợp dùng cho lấy huyệt và cạo vị trí hoặc huyệt vị hai bên xương sống, sau đầu, cổ, bả vai, lưng, mông hoặc tiến hành kiểm tra hai bên xương sống.
  • Người bệnh có thể ngồi cúi đầu trên ghế đẩu hay phản gỗ để cạo gió ở những phần như cổ, vai, lưng. Tuy nhiên tư thế này chỉ áp dụng cho người vẫn còn đủ sức để ngồi trong lúc cơ thể đang mệt mỏi.
  • Ngồi tựa cũng là một tư thế có thể lựa chọn trong trường hợp chỉ muốn cạo gió ở mặt trước như bụng, ngực, bắt gió ở thái dương hay cằm và trán.
cạo gió là gì
Tư thế để cạo gió

6. Các phương pháp cạo gió thường được áp dụng

Cạo gió và được cạo gió nhiều lần nhưng chúng ta đôi khi vẫn chưa biết tên gọi đầy đủ của các phương pháp thường xuyên được áp dụng. Sau đây là một số tên gọi của chúng:

  • Cạo gió trực tiếp là tên gọi của việc bạn bôi chất xúc tác lên da (thường là dầu hoặc rượu ngâm gừng) sau đó dùng dụng cụ đánh gió lên người. Hành động cạo sẽ được lặp lại cho đến khi vùng da đó xuất hiện những vệt màu đỏ thẫm.
  • Phương pháp bổ cạo có đặc điểm là sử dụng lực nhỏ, tốc độ vừa phải để kích thích chính khí cơ thể, hỗ trợ nhanh lành bệnh hơn. Cách cạo gió này thường được áp dụng cho người lớn tuổi.
  • Phương pháp tả cạo được dùng để chỉ việc bạn áp dụng hàng loạt những thao tác mạnh tay và liên tục. Tất nhiên, cách cạo này chỉ nên áp dụng cho những thanh niên cường tráng, còn trẻ, bề mặt da không quá mỏng manh.
  • Phương pháp bình cạo có lực ấn trung hòa giữa mạnh và nhẹ, tốc độ không quá nhanh và cũng không quá chậm rãi. Cách này thường áp dụng cho người chỉ bị bệnh nhẹ, ít mỏi mệt và biểu hiện không quá mệt mỏi.
chồng cạo gió cho vợ
Các phương pháp cạo gió

XEM THÊM: 

7. Lời kết

Cạo gió là một phương pháp dân gian để giải phóng khí độc trong người. Tuy có rất nhiều cá nhân áp dụng nhưng tới nay vẫn chưa có chuyên gia y học nào ủng hộ hay lên tiếng bác bỏ. Có lẽ, mỗi khi cảm thấy cơ thể không khỏe, chúng ta vẫn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ hơn là áp dụng những biện pháp khác tại nhà.

Đánh giá post