Chứng ngủ rũ là một căn bệnh hiếm gặp và chưa có thuốc chữa trị triệt để. Nếu bạn hoặc người thân không may mắn gặp phải chứng bệnh này thì đừng để sự lo lắng làm suy giảm chất lượng cuộc sống, tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiêu kiến thức bổ ích liên quan đến chứng bệnh ngủ rũ này và một số biện pháp chữa trị hiệu quả nhé!
Nội Dung Chính
1. Chứng ngủ rũ là gì?
Chứng ngủ rũ (hay còn gọi là chứng Narcolepsy) là một rối loạn giấc ngủ mãn tính đặc trưng bởi việc buồn ngủ quá mức vào ban ngày và các cơn buồn ngủ đột ngột. Những người mắc chứng ngủ rũ thường khó tỉnh táo trong thời gian dài, bất kể hoàn cảnh nào. Chứng ngủ rũ có thể gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong thói quen hàng ngày của bạn.
Đôi khi, chứng ngủ rũ có thể đi kèm với hiện tượng mất trương lực cơ đột ngột (hiện tượng co cứng cơ ). Hiện tượng này có thể được kích hoạt nếu người bệnh chịu tác động cảm xúc mạnh. Chứng ngủ rũ xảy ra kèm với tình trạng mất trương lực cơ đột ngột được gọi là chứng ngủ rũ loại 1. Chứng ngủ rũ xảy ra mà không có hiện tượng này được gọi là chứng ngủ rũ loại 2.
Chứng ngủ rũ là một tình trạng mãn tính mà không có cách chữa. Tuy nhiên, việc dùng thuốc điều trị kéo dài và thay đổi lối sống có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ gia đình, bạn bè, sếp có thể giúp bạn đối phó với chứng ngủ rũ.
2. Triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng ngủ rũ có thể trở nên tệ đi trong vài năm đầu sau khi phát triển bệnh và trở thành bệnh mãn tính. Triệu chứng của bệnh ngủ rũ bao gồm:
2.1. Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
Người mắc chứng ngủ rũ không kiểm soát được cơn buồn ngủ, họ có thể đột nhiên ngủ rũ bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Ví dụ, bạn có thể đang làm việc hoặc nói chuyện với bạn bè và đột nhiên gật gà gật gù ngủ trong vài phút đến nửa giờ. Khi bạn thức dậy, bạn cảm thấy sảng khoái, nhưng sau đó bạn lại tiếp tục cảm thấy buồn ngủ.
Chính vì vậy, sự tỉnh táo và khả năng tập trung của bạn có xu hướng giảm đi trong suốt cả ngày dài. Buồn ngủ ban ngày quá mức thường là triệu chứng đầu tiên xuất hiện và gây rắc rối nhất, khiến người bệnh khó tập trung và hoạt động hết công suất.
2.2. Đột ngột mất trương lực cơ
Tình trạng này còn được gọi là cataplexy (KAT-uh-plek-see). Mất đi trương lực cơ có thể gây ra một số thay đổi về thể chất, từ nói chậm đến suy yếu hầu hết các cơ trong cơ thể. Tình trạng có thể kéo dài đến vài phút. Cataplexy không thể kiểm soát và được kích hoạt bởi những cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như tiếng cười hoặc sự phấn khích, nhưng đôi khi sự sợ hãi, bất ngờ hoặc tức giận cũng khiến người mắc chứng ngủ rũ đột ngột mất đi trương lực cơ. Ví dụ, khi bạn cười, đầu gối của bạn có thể đột ngột bị xụi lơ.
Không phải tất cả những ai mắc chứng ngủ rũ đều trải qua cataplexy. Tần suất xảy ra tình trạng mất đi trương lực cơ là tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân. Một số người mắc chứng ngủ rũ chỉ trải qua một hoặc hai lần tình trạng cataplexy một năm, trong khi những người khác sẽ gặp tình trạng này vô số lần trong một ngày.
2.3. Bóng đè
Những người mắc chứng ngủ rũ thường gặp phải tình trạng không thể cử động khi chuyển từ trạng thái ngủ sang thức. Bóng đè thường kéo dài từ vài giây hoặc vài phút và thường bị đánh đồng với hiện tượng tâm linh ở một số địa phương.
Bóng đè được biết đến bằng tên khoa học là chứng tê liệt tạm thời. Nghiên cứu y khoa cho thấy nhiều người bị chứng ngủ rũ trải qua một số lần bóng đè khi ngủ.Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị bóng đè khi ngủ đều mắc chứng ngủ rũ nhé!
2.4. Ảo giác
Những ảo giác này được gọi là ảo giác hypnagogic nếu chúng xuất hiện trong lúc ngủ. Người mắc chứng này thường thấy tiếng nói, tiếng động, nhìn thấy người lạ, vật lạ trong phòng. Nếu chúng xảy ra khi bạn trong giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ thì gọi là ảo giác hypnopompic. Những ảo giác này có thể đặc biệt sống động và đáng sợ vì bạn có thể không ngủ hoàn toàn khi bắt đầu mơ và trải nghiệm giấc mơ đó cực kỳ sống động.
Những người mắc chứng ngủ rũ có thể mắc thêm một số dạng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên, thậm chí là mất ngủ.
Đọc thêm: Cẩm nang về chứng mất ngủ
3. Nguyên nhân của chứng ngủ rũ
Nguyên nhân chính xác của chứng ngủ rũ vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng ngủ rũ loại 1 có nồng độ hypocretin hóa học thấp (hi-poe-KREE-tin). Hypocretin là một chất hóa học thần kinh quan trọng trong não của bạn giúp điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ REM.
Nồng độ Hypocretin đặc biệt thấp ở những người gặp phải tình trạng đột ngột mất trương lực cơ (cataplexy), các chuyên gia nghi ngờ đó là do phản ứng tự miễn dịch. Một số chuyện gia còn đặt giả thuyết rằng cũng có khả năng di truyền đóng một vai trò trong sự phát triển của chứng ngủ rũ. Nhưng khảo nghiệm thực tế đã cho thấy xác suất chứng rối loạn này truyền từ cha mẹ cho con là rất thấp – chỉ khoảng 1%.
4. Tác hại của chứng ngủ rũ
- Béo phì: Bệnh ngủ rũ có thể gây béo phì cao hơn do một số nguyên nhân như người bệnh ngủ nhiều, ít thời gian vận động.
- Sự hiểu lầm: Chứng ngủ rũ có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng, khiến rạn nứt các mối quan hệ xã hội. Những người khác có thể thấy bạn là lười biếng hoặc thờ ơ. Hiệu suất của bạn có thể bị ảnh hưởng ở trường hoặc nơi làm việc.
- Mất kết nối với mọi người: Những cảm xúc mãnh liệt, chẳng hạn như tức giận hoặc vui mừng, có thể kích hoạt các dấu hiệu của chứng ngủ rũ như cataplexy, khiến những người ngủ rũ không thể tương tác cảm xúc.
- Tai nạn: Các cơn buồn ngủ bất chợt có thể dẫn đến tổn hại về thể chất cho những người mắc chứng ngủ rũ. Bạn có nguy cơ bị tai nạn xe hơi nếu cơn buồn ngủ tấn công bạn trong lúc lái xe. Ngoài ra, nguy cơ bị cắt trúng và bỏng cũng sẽ cao hơn nếu bạn ngủ thiếp đi trong khi chuẩn bị thức ăn.
5. Cách khắc phục hiệu quả
- Nhất quán trong lịch trình ngủ thức chẳng hạn như ngủ lúc 11h và thức dậu lúc 8h, kể cả ngày cuối tuần
- Giảm thiểu các cơn buồn ngủ bất chợt bằng cách thực hiện các giấc ngủ ngắn vào buổi sáng hoặc trưa
- Không sử dụng các chất kích thước như cafein, nicotin, đặc biệt là trước giờ đi ngủ
- Không tự lái xe hoặc làm các công việc nguy hiểm trong tình trạng mệt mỏi
- Tốt hơn hết khi cần di chuyển xa, bạn nên nhờ người lái hộ để tránh gây ra tai nạn do chứng ngủ rũ
- Duy trì chế độ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng chống một số bệnh tật phát sinh
Thực tế, bệnh ngủ rũ không gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Điều cần làm là giữ một tinh thần lạc quan, tập “sống chung với lũ” và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ cũng như bài viết này chia sẻ nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/narcolepsy