Bảo quản nệm trong mùa mưa như thế nào là một trong những thông tin được nhiều gia đình quan tâm. Bởi vào mùa mưa, không khí ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến nệm, khiến nệm trở thành môi trường lí tưởng cho các loại nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ chia sẻ đến bạn đọc bí kíp bảo quản nệm trong mùa mưa hiệu quả nhất.
Nội Dung Chính
1. Vì sao phải bảo quản nệm trong mùa mưa?
Trước khi giải đáp câu hỏi bảo quản nệm trong mùa mưa như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu lý do mà người dùng phải bảo quản nệm đúng cách trong thời gian này.
Khi mùa mưa đến, độ ẩm trong không khí sẽ ngày càng tăng cao, lúc này hơi nước sẽ bám vào các vật dụng trong nhà gây bất tiện trong sinh hoạt. Tình trạng này không loại trừ các loại nệm. Đặc biệt là với những loại nệm có độ đàn hồi, xốp mềm như foam hoặc cao su thiên nhiên,… thì hơi ẩm càng dễ tích tụ, đồng thời gây ra mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến tuổi thọ nệm. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, dẫn đến mất ngủ, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, uể oải, dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, tình trạng mưa kéo dài còn khiến việc vệ sinh, giặt giũ và phơi phóng quần áo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ rất khó để loại trừ triệt để mùi ẩm bám trên nệm nằm. Thậm chí là sau khi vệ sinh, nệm nằm vẫn chưa được khô ráo như bạn mong muốn. Để khắc phục tình trạng này, chúng cần học cách bảo quản nệm đúng cách trong mùa mưa.
2. Những lưu ý cần nhớ khi giặt nệm vào mùa mưa
2.1. Thực hiện vệ sinh nệm theo chu kỳ
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng, chu kỳ để vệ sinh nệm tốt nhất là khoảng 2 – 3 tháng/lần. Khi vệ sinh trong khoảng thời gian này, chúng ta sẽ loại bỏ kịp thời các mạt bụi còn tích tụ và sự sinh sôi của vi khuẩn trên nệm, từ đó giữ nệm sạch, thoáng mát.
Trong mùa mưa, người dùng cần đặc biệt tuân thủ theo chu kỳ vệ sinh nệm này vì thời tiết ẩm thấp chính là điều kiện thuận lợi để các loại nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ hơn. Thậm chí, bạn có thể phải làm vệ sinh nhiều lần trong thời tiết bất lợi, nếu chúng ta không thể xử lý tình trạng ẩm thấp triệt để chỉ trong một lần.
2.2. Chất liệu nệm
Dựa vào từng chất liệu nệm khác nhau, chúng ra sẽ có cách vệ sinh khác nhau. Điều này giúp chúng ta xử lý mùi hôi và bụi bẩn hiệu quả, đồng thời duy trì phom dáng và tuổi thọ nệm. Ví dụ, nệm cao su thiên nhiên không nên tiếp xúc trực tiếp với lượng lớn nước hay chất tẩy rửa. Vì vậy, chúng ta cần gỡ các lớp bọc trên nệm, sau đó sử dụng các phương pháp làm sạch tự nhiên như giấm, chanh, baking soda,… kết hợp cùng máy hút bụi và phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên để nệm sạch nhất.
Tương tự, nệm foam hoặc nệm lò xo cũng có cách vệ sinh tương tự nhằm ngăn nước và hơi ẩm thấm sâu vào nệm, gây ra tình trạng hao mòn kết cấu bên trong.
>> Xem thêm: Thời điểm tốt nhất mua nệm mới là khi nào?
3. Bảo quản nệm trong mùa mưa như thế nào?
3.1. Đặt nệm ở những vị trí khô thoáng
Thông thường, những trưởng hợp nệm bị ẩm ướt đều do đặt gần khu vực cửa sổ, hoặc vị trí đặt nệm dễ thấm nước. Vì vậy, để bảo quản nệm trong mùa mưa tốt nhất, bạn nên đặt nệm tại những vị trí khô thoáng, không tiếp xúc trực tiếp với nước. Nếu không thể để nệm ở vị trí tránh nước hoàn toàn, bạn có thể sử dụng giá đỡ nệm, pallet để giúp nệm hạn chế tiếp xúc với mặt sàn. Việc đặt nệm cao hơn có thể giúp giảm nguy cơ thấm nước, đồng thời tăng sự thông thoáng cho phần đáy nệm, từ đó kéo dài tuổi thọ.
3.2. Vệ sinh nệm tại nhà
Nệm thường có kích thước lớn, khó gấp gọn nên việc vệ sinh là công việc khó nhằn đối với chị em. Tuy nhiên cách vệ sinh cơ bản ngay tại nhà dưới đây sẽ hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc giải đáp câu hỏi bảo quản nệm trong mùa mưa như thế nào.
Để vệ sinh nệm trong mùa mưa, chúng ta thực hiện các bước vệ sinh nệm cơ bản như sau:
- Bước 1: Tháo toàn bộ áo nệm và hút sạch bụi bẩn;
- Bước 2: Thực hiện làm sạch các vết bẩn cứng đầu, sau đó sử dụng nước pha oxy già, giấm, baking soda,… để tiêu diệt vi khuẩn.
- Bước 3: Sử dụng máy hơi nước hoặc các chất tẩy chuyên dụng an toàn với chất liệu nệm để làm sạch toàn bộ nệm.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh, bạn phơi nệm ở vị trí thoáng mát. Vào mùa mưa, bạn có thể dùng quạt máy hoặc máy sấy để nệm nhanh khô.
Không chỉ tuân thủ vệ sinh nệm định kỳ, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng nệm để vệ sinh kịp thời. Bên cạnh đó, khi dùng nệm, bạn cần đổi chiều nệm ít nhất 3 tháng một lần để đảm bảo nệm hao mòn đồng đều, từ đó hạn chế được tình trạng võng, sụt lún ảnh hưởng đến hình dạng cột sống.
3.3. Sử dụng topper và tấm bảo vệ nệm để bảo vệ nệm khỏi các vết bẩn
Bên cạnh việc vệ sinh nệm thường xuyên, sử dụng topper và tấm bảo vệ nệm cũng là phương pháp bảo vệ nệm thiết thực nhất. Những sản phẩm này có thiết kế và chất liệu tối ưu, góp phần ngăn chặn các bụi bẩn, sự xâm nhập của nước, từ đó kéo dài tuổi thọ của nệm. Ngoài ra, topper và tấm bảo vệ nệm còn giúp tăng cảm giác êm ái cho thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể thư giãn hiệu quả, mang đến giấc ngủ ngon hơn.
Một số loại topper và tấm bảo vệ nệm được người dùng tin chọn hiện nay có thể kể đến như:
- Topper: Topper được làm từ chất liệu cao su 100% thiên nhiên với độ đàn hồi linh hoạt, bề mặt êm ái, mang đến cho người nằm cảm giác nâng niu cơ thể khi tiếp xúc. Hiện nay, sử dụng topper được xem là phương án tiết kiệm nhất nếu bạn muốn gia tăng sự êm ái cho giường ngủ hoặc khi nệm đã xuống cấp. Hơn thế nữa, topper cao su thiên nhiên còn rất thoáng khí, đồng thời có khả năng kháng khuẩn, kháng ẩm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm ngủ giấc sâu.
- Tấm bảo vệ nệm: Những sản phẩm bảo vệ nệm cso ruột được làm từ sợi Microfiber siêu bền, nhanh khô, không thấm nước và lớp vải bọc từ 100% cotton thấm hút ẩm cùng mồ hôi hiệu quả. Với những tấm bảo vệ nệm được sản xuất dựa trên công nghệ chần gòn tiên tiến, giữ phần sợi bên trong không bị vón cục hoặc xô lệch. Bên cạnh đó, 4 góc của sản phẩm còn có thêm đai thun để cố định chắc vào thân nệm, người dùng có thể thoải mái xoay trở khi nằm mà không lo tấm bảo vệ nệm bị xô lệch.
Bài viết trên đây của Vua Nệm vừa hướng dẫn bạn đọc cách bảo quản nệm trong mùa mưa như thế nào để nệm sạch và bền nhất. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích với độc giả, mang đến cho bạn đọc những giấc ngủ ngon, êm ái nhé.