Rebonded foam với HR foam là 2 chất liệu được sử dụng để tạo nên những tấm nệm có độ đàn hồi tốt. Trước tiên, chúng tôi muốn tiết lộ rằng Rebonded foam có giá thành hợp lý hơn so với HR foam. Nhưng nếu chỉ vì điều này mà bạn ngay lập tức đánh giá cả 2 chất liệu thì còn quá sớm. Đó là lý do mà bạn nên đọc đến cuối bài viết so sánh Rebonded foam với HR foam này để hiểu rõ hơn về chúng.
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu Rebonded foam
1.1. Rebonded foam là gì?
Rebonded foam là chất liệu được sử dụng trong những chiếc nệm có độ đàn hồi khá tốt. Nệm Rebonded foam thường được ví như nệm lò xo nhưng không có hệ thống dây thép. Lý do là vì người ta tạo ra nó và cố tình mô phỏng sao cho gần giống nhất so với nệm lò xo. Khi nằm trên một chiếc nệm Rebonded foam, điều này cũng có nghĩa là bạn đang nằm lên rất nhiều loại mút khác nhau. Bởi Rebonded foam được hình thành từ việc ghép những mảnh xốp vụn đa dạng chủng loại lại với nhau.
1.2. Ưu điểm của Rebonded foam
1.2.1. Giá thành phải chăng
Ưu điểm tốt nhất của nệm Rebonded foam là có giá thành phải chăng. Thông thường, chất liệu sử dụng để làm nên một chiếc nệm Rebonded foam sẽ bao gồm nhiều loại mút khác nhau, chủ yếu là PU foam. Người ta sẽ dùng áp lực để tạo sự liên kết giữa những chất liệu này.
Đặc biệt, dù là các mảnh vụn nhưng mút làm nệm Rebonded foam không phải sản phẩm đã qua sử dụng. Chúng chỉ là phần thừa trong quá trình sản xuất của những loại nệm khác. Do đó, với mức giá vừa phải nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chiếc nệm có sự góp mặt của nhiều chất liệu cao cấp.
1.2.2. Độ bền cao
Nệm Rebonded foam được tạo nên nhờ sự kết hợp của những chất liệu tuyệt vời. Chúng hỗ trợ và bù đắp những điểm yếu của nhau. Nhờ vậy mà nệm Rebonded foam không chỉ có tính đàn hồi mà còn bền bỉ với thời gian.
1.2.3. Đàn hồi tốt
Thành thật mà nói, nệm Rebonded foam có độ đàn hồi và nâng đỡ cao, điều này giúp cho người nằm có thể tận hưởng trọn vẹn nhiều tính năng khác nhau trên cùng một chiếc nệm.
1.2.4. Hỗ trợ hoàn hảo
Đầu, lưng và chân của bạn đều có thể thư giãn hết mức trong khi vẫn được nâng đỡ bởi nệm Rebonded foam. Chiếc nệm sẽ giúp cho phần lưng và vai không bị lún xuống gây đau nhức. Hơn nữa, toàn bộ cơ thể người nằm cũng sẽ được tận hưởng cảm giác ngủ trên một mặt phẳng vừa êm ái lại rất vững chãi.
1.3. Nhược điểm của Rebonded foam
Những sản phẩm được làm từ Rebonded foam sở hữu ưu thế về giá thành. Tuy nhiên, chính điều này cũng thể hiện rằng nó vẫn sẽ có những điều chưa được hoàn hảo. Dễ thấy nhất là nệm Rebonded foam có độ cứng cao nên không thích hợp cho những ai quen nằm nệm mềm. Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm có độ thoáng khi chưa được cao và chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu nếu trời quá nóng bức.
2. Tìm hiểu về HR foam
2.1. HR foam là gì?
Không giống với nệm làm từ memory foam, nệm HR foam có khả năng trở lại hình dạng ban đầu rất nhanh ngay sau khi bị nén. Điều này cho thấy có sở hữu độ đàn hồi cao và gần giống với cao su thiên nhiên. Chính vì tính chất này mà HR foam còn được gọi là latex-like. Thành phần chính cấu tạo nên HR foam là polyurethane nên khá nhẹ. Nệm làm từ HR foam được cho là phù hợp với người có thói quen nằm ngửa.
2.2. Ưu điểm của HR foam
2.2.1. Độ đàn hồi tốt
Như đã nhắc đến ở trên, ưu điểm vượt trội nhất của HR foam chính là độ đàn hồi. Nó giúp cho người nằm cảm thấy thoải mái và giữ cho nệm có độ bền lâu hơn. Cũng nhờ vậy mà sau từ 2 – 3 năm sử dụng, chiếc nệm vẫn sẽ không có dấu hiệu bị xẹp lún.
2.2.2. Có thể kết hợp linh hoạt
HR foam vừa có thể tồn tại độc lập vừa có thể kết hợp với nhiều chất liệu khác trên cùng một chiếc nệm. Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy HR foam trong một chiếc nệm lò xo. Hoặc bạn cũng có thể thấy nó xuất hiện trong những tấm nệm đa tầng.
2.2.3. Phù hợp cho người bị đau lưng
Nệm HR foam cũng là sản phẩm lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chiếc nệm có khả năng chỉnh hình. Nệm chỉnh hình phù hợp với bệnh nhân đang bị đau cột sống, cổ vai gáy hoặc xương khớp. HR foam trong nệm chỉnh hình thực hiện rất tốt nhiệm vụ nâng đỡ những vùng quan trọng trên cơ thể. Nhờ vậy mà mang lại hiệu quả giảm đau tối đa.
2.3. Nhược điểm của Rebonded foam
Những chiếc nệm làm từ HR foam mang đến nhiều lợi ích khi không cần phải đầu tư quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thật sự nâng cao chất lượng sống thì hãy suy xét thật cẩn thận. Bởi lẽ mặc dù nệm HR foam vẫn thường được ví như nệm cao su nhưng chất liệu cấu tạo lại không phải từ thiên nhiên. Do đó khi sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể không đảm bảo cho sức khoẻ người dùng và cũng khá hầm bí khi nằm.
3. So sánh Rebonded foam với HR foam
Để mọi người có thể quan sát rõ hơn sự khác nhau của Rebonded foam với HR foam, hãy tham khảo ngay thông tin trong bảng bên dưới:
Đặc điểm | Rebonded foam | HR foam |
Khả năng chịu lực | Thấp hơn | Cao hơn |
Cấu tạo | Từ nhiều loại mút vụn | Từ polyurethane |
Phù hợp với | Người có bệnh lý về đau nhức xương khớp, đau lưng, vai gáy | Người có bệnh lý về đau nhức xương khớp, đau lưng, vai gáy |
Tư thế ngủ | Nghiêng và sấp | Nghiêng và ngửa |
Độ cứng | Cứng hơn | Mềm hơn |
Giá thành | Thấp hơn | Cao hơn |
4. Nên chọn nệm Rebonded foam hay HR foam?
4.1. Xét về trọng lượng
Nếu bạn có trọng lượng quá khổ thì việc ngủ trên nệm Rebonded foam không phải là ý tưởng hay. Mặc dù sản phẩm này có giá cả rất phải chăng nhưng chỉ có nệm HR foam cao cấp mới giúp được bạn trong tình huống này. Lý do là vì chất liệu này có độ đàn hồi tốt và giữ thăng bằng cho cơ thể khi trở mình. Ngoài ra, khi ngủ trên nệm HR foam, người bị thừa cân nên rèn luyện thói quen nằm nghiêng hoặc ngửa.
4.2. Xét về tình trạng bệnh lý
Khi bạn mắc một số bệnh lý không cho phép bạn nằm ngủ trên một chiếc nệm bình thường, hãy giải quyết vấn đề này bằng cách một chiếc nệm chỉnh hình làm từ HR foam. Những tấm nệm như vậy sẽ hỗ trợ cơ thể bạn, giúp nâng đỡ tối đa những vùng phải chịu nhiều áp lực như đầu, vai, hông, lưng, chân. Không chỉ giảm áp lực lên những vùng trọng điểm, khả năng đàn hồi của HR foam còn làm cho chúng thẳng hàng và giúp bạn có tư thế ngủ tối ưu nhất.
4.3. Xét về tư thế ngủ
Những ai có thói quen nằm nghiêng hoặc ngửa khi ngủ sẽ phù hợp với nệm HR foam. Ngược lại, nếu bạn có xu hướng nằm sấp hoặc đang bị đau lưng thì đừng ngần ngại chọn nệm Rebonded foam.
4.4. Xét về ngân sách
Như đã nói, nệm được làm từ Rebonded foam sẽ có giá thành phải chăng hơn. Do đó mà nó thật sự phù hợp cho những ai đang có nguồn tài chính hạn hẹp. Mặc dù nệm Rebonded foam không sở hữu khả năng đàn hồi tốt như HR foam, nhưng nó cũng được làm từ những chất liệu cao cấp.
Thậm chí, nếu bạn quyết định mua một chiếc nệm Rebonded foam, bạn còn có thể thoải mái trải nghiệm cảm giác nằm trên nệm lò xo mà không cần tốn thêm nhiều tiền. Quan trọng là nệm Rebonded foam cũng rất bền bỉ và khả năng hỗ trợ cơ thể vẫn hoạt động rất hiệu quả sau nhiều năm sử dụng.
4.5. Xét về độ cứng
Mặc dù yêu cầu về độ cứng phụ thuộc rất lớn và sở thích của mỗi người, nhưng thật sự thì cả nệm HR foam và Rebonded foam đều mang lại sự thoải mái. Nệm Rebonded foam sở hữu cho mình lớp comfy và lớp hỗ trợ tăng cường. Điều này khiến nó có xu hướng cứng hơn nhiều so với nệm HR foam. Vì vậy, nếu bạn yêu thích một chiếc nệm cứng thì Rebonded foam sẽ là lựa chọn sáng suốt.
Trong khi đó, nệm HR foam là một nhánh của nệm foam nên mềm hơn là điều dễ hiểu. Nhưng bù lại nó sẽ ôm sát cơ thể bạn và giúp bạn có được vị trí hoàn hảo khi ngủ. Điều này cũng khiến HR foam trở thành một lựa chọn cao cấp và thoải mái hơn cho những người thích ngủ với một chiếc nệm êm ái.
>> Xem thêm:
- So sánh Nệm Foam Và Nệm Cao Su, Loại Nào Tốt Hơn?
- So sánh nệm foam và nệm cao su non – Sự khác biệt như thế nào?
- So sánh nệm foam và nệm memory foam chi tiết nhất
Sau bài viết so sánh Rebonded foam với HR foam trên đây, hy vọng rằng bạn đã phân biệt được cả 2 loại. Điều này rất hữu ích khi bạn có nhu cầu muốn mua nệm mới cho gia đình nhưng lại phân vân giữa những sản phẩm có các chất liệu này bên trong.