Phong tục cưới hỏi miền Bắc và những điều cần lưu ý cho đám cưới

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Đám cưới với mỗi nền văn hóa luôn là ngày trọng đại. Ở Việt Nam, đám cưới mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông, vừa có sự gần gũi ấm cúng của gia đình, vừa cầu kỳ tinh tế trong từng công đoạn chuẩn bị. 

Ngày nay giới trẻ thường tổ chức tiệc cưới sang trọng mang phong cách phương Tây. Nhưng những nghi thức cưới truyền thống quan trọng của lễ cưới vẫn không thay đổi, với phong tục cưới hỏi miền Bắc cũng vậy. Điểm khác biệt duy nhất là nhiều thủ tục lễ nghi phức tạp trong đám cưới xưa được lược bỏ đôi phần cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 

1. Phong tục cưới hỏi miền Bắc truyền thống

Phong tục cưới hỏi miền Bắc bao gồm rất nhiều lễ nghi cầu kỳ và có chút khác biệt với miền Trung hay miền Nam. Dù lễ cưới hiện đại đã lược bỏ đi một số thủ tục nhưng tổng kết lại vẫn đầy đủ 4 nghi lễ chính như sau:

 1.1 Lễ dạm ngõ

Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc thì lễ dạm ngõ là nghi lễ diễn ra đầu tiên. Ý nghĩa của buổi lễ này là để thân sinh phụ mẫu hai bên gặp mặt, thưa chuyện, đồng thời nhà trai có lời xin phép cho chú rể chính thức tìm hiểu cô dâu. Tuy có ý nghĩa đơn giản như một buổi gặp gỡ nói chuyện nhưng nhà trai vẫn chọn ngày tốt, giờ đẹp cho ngày lễ này. 

Thành phần tham dự trong lễ dạm ngõ theo phong tục cưới hỏi miền Bắc thường là nội bộ gia đình hai bên: Người lớn tuổi (ông bà, bác), bố mẹ, anh chị em ruột. Quà trong lễ dạm ngõ cũng không cần cầu kỳ, ngoài những lễ vật chính như trầu cau, chè, thuốc thì bánh kẹo, quà cưới… được chuẩn bị theo sở thích của từng gia đình. 

lễ dạm ngõ
Thủ tục dạm ngõ ở miền Bắc

Một khác biệt nhỏ của lễ dạm ngõ theo phong tục cưới hỏi miền Bắc là nhà gái sẽ chuẩn bị vài mâm cỗ để đón tiếp gia đình nhà trai. Sau buổi gặp mặt thưa chuyện hai bên gia đình sẽ cùng ăn uống thân mật trước khi nhà trai tạm biệt gia đình nhà gái và trở về nhà. 

1.2 Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi là một ngày lễ lớn, nghi lễ này gần giống như lời đính ước giữa gia đình hai bên về việc cho đôi trẻ tiến tới hôn nhân. Phong tục cưới hỏi miền Bắc xưa sẽ phân lễ ăn hỏi thành ba nghi lễ: ăn hỏi, xin cưới và cuối cùng là lễ nạp tài. 

Nhưng ngày nay, ba nghi lễ này đã được lược bỏ bớt để đỡ tốn kém về thời gian cũng như kinh tế. Lễ ăn hỏi miền Bắc nhà trai sẽ chuẩn bị trầu cau và tráp ăn hỏi mang đến nhà gái. Tùy theo điều kiện mà tráp ăn hỏi của mỗi gia đình là: 5, 7, 9 tráp. Số tráp phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải số chẵn. 

Sau khi thực hiện xong nghi lễ đưa tráp, thắp hương thì đại diện gia đình hai bên sẽ đứng lên phát biểu đôi lời. Thường người phát biểu sẽ là những người có vai vế trong họ như: ông bà, trưởng họ … Ngoài ra trên tráp lễ theo phong tục cưới hỏi miền Bắc sẽ có một phong bì tiền do nhà trai chuẩn bị. Số tiền này tùy thuộc vào yêu cầu của nhà gái hoặc điều kiện kinh tế của nhà trai. 

Đồ lễ trong tráp ăn hỏi sẽ được nhà gái bày trên ban thờ. Một phần trả lễ cho nhà trai, còn lại dùng để chia quà khi mời / đưa thiệp cưới. 

lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi ở miền Bắc có gì đặc biệt

1.3 Lễ cưới 

 Lễ cưới là ngày lễ trọng đại nhất trong phong tục cưới hỏi miền Bắc. Đây là ngày diễn ra nghi lễ quan trọng nhất – nghi lễ rước dâu. Chú rể cùng gia đình nhà trai sẽ chính thức đến nhà gái xin dâu và tổ chức hôn lễ. 

Trước đó nhà trai và nhà gái cùng nhau thống nhất ngày đẹp, giờ đẹp để chuẩn bị cho lễ xin dâu. Nhà gái cần chuẩn bị bàn nước, bánh kẹo để tiếp đón nhà trai. Nhà trai sẽ chuẩn bị một phong bì tiền màu đỏ để mẹ chồng tương lai tặng cho cô dâu mới với ý nghĩa đáp lại công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.

Sau khi nghi thức chào hỏi giữa hai bên gia đình kết thúc, nhà trai sẽ trao trầu xin dâu và chú rể sẽ đến phòng đón cô dâu. Cặp tân lang tân nương sẽ cùng thắp hương làm lễ gia tiên để chứng giám cho chàng rể mới và cô dâu đã đến lúc xuất giá. Sau đó cặp đôi cùng mời trà họ hàng. Đến giờ đẹp (đi hơn về kém) nhà trai sẽ cùng chú rể đưa cô dâu về nhà.

Phong tục cưới hỏi miền Bắc hoặc ở các vùng miền khác của Việt Nam đều có một điểm chung thú vị đó là bắn pháo bông mừng đám cưới. Sau khi cặp tân lang tân nương về đến nhà trai, pháo bông sẽ được nổ cùng những tràng pháo tay chúc mừng của quan khách và họ hàng. 

Việc đầu tiên khi về đến nhà trai, cặp đôi cũng thắp hương kính bái tổ tiên, chứng giám cho cô dâu mới chính thức trở thành con cháu trong nhà. 

lễ cưới
Lễ cưới là lúc cặp vợ chồng chính thức về chung một nhà

1.4 Lễ lại mặt

Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc, sau khi lễ cưới kết thúc khoảng 3 ngày cần một lễ nhỏ gọi là lễ lại mặt. Đây là nghi lễ cuối và đơn giản, diễn ra tại gia đình. Lễ lại mặt thể hiện sự hiếu thảo của cặp vợ chồng trẻ với gia đình nhà gái. 

Cô dâu dù đã xuất giá nhưng vẫn hiếu thuận với bố mẹ ruột. Còn chú rể thể hiện sự kính trọng của mình với cha mẹ vợ. Tùy vào từng gia đình mà lễ vật cho ngày lễ này cũng vô cùng đơn giản, thường là gạo, đôi gà sống hoặc phong bì tiền. 

2. Một số điều cần lưu ý trong phong tục cưới hỏi miền Bắc

Bên cạnh việc tìm hiểu 4 nghi lễ chính, vẫn còn có một số lưu ý mà các cặp đôi nên biết để chuẩn bị cho lễ cưới thêm vẹn tròn.

2.1 Tổ chức tiệc cưới

Tiệc cưới được coi là dịp để gia đình báo hỷ đến hàng xóm, họ hàng … khi trong nhà có con cái đến tuổi lập gia đình. Tùy theo sự sắp xếp của mỗi gia đình mà tiệc cưới có thể được tổ chức tại nhà hoặc phòng tiệc (4 nghi lễ chính vẫn bắt buộc tổ chức tại nhà).

Ở phong tục cưới hỏi miền Bắc, nếu cô dâu và chú rể cùng quê hương, gia đình hai bên có thể sắp xếp mời cỗ chung một phòng tiệc tại nhà hàng. Còn nếu tổ chức riêng thì sẽ có hai ngày mời cỗ, một ngày ở nhà gái và một ngày ở nhà trai. 

tổ chức lễ cưới
Tổ chức tiệc cưới cần thực hiện một cách chỉnh chu

2.2 Thủ tục cưới lấy ngày

Thủ tục cưới lấy ngày trong phong tục cưới hỏi miền Bắc chỉ diễn ra khi cô dâu không được tuổi đẹp theo lịch âm hoặc cô dâu cần đón dâu hai lần để hóa giải điều không may. (Tất nhiên không phải đám cưới nào cũng cần làm điều này).

Vào ngày lễ ăn hỏi, các thủ tục truyền thống vẫn diễn ra như bình thường nhưng sẽ có thêm lễ xin dâu giống trong lễ cưới chính. Cô dâu sau lễ ăn hỏi sẽ theo chú rể về nhà và sáng hôm sau tự về nhà mẹ đẻ (quan niệm rằng không được để ai biết mình đi về). Trong lễ cưới chính sẽ vẫn có lễ xin dâu, coi như lúc đó cô dâu được xuất giá hai lần.  

Theo các nghiên cứu văn hóa, phong tục cưới hỏi miền Bắc nói riêng và các vùng miền khác nói chung xuất hiện cách đây khoảng 3500 – 4000 năm. Lễ cưới theo chế độ phụ quyền dần dần trở thành phong tục tập quán riêng ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Với những ý nghĩa thiêng liêng, tổ chức lễ cưới mang đến niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống tinh thần của văn hóa người Việt. 

thủ tục cưới lấy ngày
Thủ tục cưới lấy ngày trong phong tục cưới hỏi miền Bắc

Phong tục cưới hỏi của người Việt Nam thể hiện nét đẹp về văn hóa, tượng trưng cho nếp sống và bản sắc của xã hội, dân tộc. Trong thời hiện đại, những lễ nghi, phong tục ấy lại cần được gìn giữ hơn bao giờ hết. 

Đám cưới hiện đại vừa cách tân văn minh theo sự phát triển của xã hội, vừa kế thừa giá trị cốt lõi truyền thống lưu giữ đến tận ngày nay. Mong rằng với bài chia sẻ về phong tục cưới hỏi miền Bắc đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho lễ cưới của mình.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM