Hôn nhân là gì? Quy định và điều kiện đăng ký kết hôn

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Mặc dù trong tất cả chúng ta, ai ai cũng đều nghe, đều biết về hôn nhân nhưng thực chất lại rất ít người hiểu chi tiết hôn nhân là gì. Trong bài viết hôm nay, Vua Nệm sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hôn nhân là gì, mục đích hôn nhân, quy định và điều kiện đăng ký kết hôn, thời điểm xác định mối quan hệ hôn nhân, cũng như thời điểm chấm dứt hôn nhân.

1. Hôn nhân là gì?

Hầu như tất cả những người trưởng thành đều đã nghe và hiểu sơ qua về cụm từ “Hôn nhân”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tường tận, từng chi tiết theo định nghĩa của pháp luật.

Hôn nhân nghĩa là gì
Hôn nhân là mối quan hệ giữa chồng và vợ khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục và quy định của pháp luật

Trên thực tế, hôn nhân là mối quan hệ giữa chồng và vợ khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục và quy định của pháp luật về việc kết hôn. Hôn nhân là một mối quan hệ lâu dài, được xác nhận bởi pháp luật, có tính pháp lý xã hội.

Hiểu theo cách khác, hôn nhân là một liên kết tình cảm giữa hai người (hoặc nhiều hơn) và được xác nhận bơi pháp lý, nhằm mục đích cùng chung sống, chia sẻ và tương trợ lẫn nhau, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc.

2. Mục đích của hôn nhân

Mục đích của hôn nhân sẽ không có điểm giống nhau vì còn tuỳ thuộc vào từng người, từng quan điểm văn hóa, tôn giáo. Tuy nhiên, mục đích chung sẽ được gói gọn như sau.

  • Xác nhận và xây dựng một mối quan hệ tình cảm lâu dài giữa hai người
  • Hôn nhân hướng đến việc chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau trong nhiều trường hợp, ví dụ như chăm sóc và nuôi dạy con (nếu có).
  • Cùng chia sẻ với nhau về tài chính để thực hiện nhiều mục đích khác nhau
  • Tạo sự ổn định cho mối quan hệ của cả hai vợ chồng, đồng thời mang sự yên tâm và hướng đến sự hạnh phúc sau này
  • Hôn nhân giúp phát triển sự tiến bộ trong tình cảm và gia tăng những trải nghiệm trong cuộc sống.
  • Mục đích lớn hơn của hôn nhân là xây dựng một gia đình, một tế bào của xã hội, tạo ra một môi trường lý tưởng cho trẻ em phát triển và có cuộc sống hạnh phúc.
Mục đích của hôn nhân
Mục đích của hôn nhân là tạo ra một môi trường lý tưởng cho trẻ em phát triển

Mặc dù mục đích hôn nhân của mỗi người là khác nhau, nhưng sẽ đều hướng đến một tương lai tốt đẹp, ổn định về cuộc sống, tạo môi trường thuận lợi để nuôi dạy trẻ nhỏ, góp phần xây dựng một xã hội bình đẳng, phát triển và hạnh phúc.

3. Một số nguyên tắc cơ bản trong chế độ của hôn nhân và gia đình ở Việt Nam

Hôn nhân là mối quan hệ được xác nhận bởi pháp luật nên cần phải có những nguyên tắc cơ bản. Dưới đây là các nguyên tắc như vậy.

  • Mối quan hệ hôn nhân phải dựa trên sự bình đẳng, tiến bộ và quy định một vợ một chồng
  • Tại Việt Nam, dù là hôn nhân giữa công dân Việt Nam – người nước ngoài, người theo tôn giáo – người không theo tôn giáo, người có tín ngưỡng – người không có tín ngưỡng, hôn nhân giữa dân tộc này với dân tộc khác,…đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
  • Hôn nhân cần sự tự nguyện của cả vợ và chồng.
nguyên tắc của hôn nhân
Hôn nhân phải dựa trên sự tự nguyện của cả vợ và chồng
  • Hôn nhân cần kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
  • Hôn nhân có trách nhiệm hỗ trợ, bảo vệ người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi từ gia đình và xã hội, các cơ quan nhà nước, để thực hiện quyền trong hôn nhân và gia đình, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ bà mẹ có thể thực hiện tốt về chức năng cao quý của người mẹ.
  • Khi đã kết hôn, trở thành vợ chồng hợp pháp và xây dựng nên một gia đình theo quy định của pháp luật, các thành viên trong gia đình có trách nhiệm và nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con, để xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc.

4. Quy định về đăng ký kết hôn ở Việt Nam

Mỗi quốc gia đều có quy định riêng về việc đăng ký kết hôn và tất nhiên Việt Nam cũng vậy.

Đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thực hiện

Sau đây là 3 quy định đăng ký kết hôn ở Việt Nam.

  • Thủ tục đăng ký kết hôn ở Việt Nam sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện và cấp giấy đăng ký kết hôn cho công dân, đúng theo quy định pháp luật Việt Nam về hộ tịch và luật hôn nhân và gia đình.
  • Khi đăng ký kết hôn cần phải thực hiện theo đúng quy định ở trên, nếu không sẽ không có giá trị về mặt pháp lý, tức là không được nhà nước chấp thuận.
  • Trường hợp vợ chồng đã thực hiện hoàn tất xong thủ tục ly hôn, khi muốn xác lập lại mối quan hệ vợ chồng, tức là quay lại với nhau thì vẫn phải đăng ký kết hôn lại.

5. Điều kiện để được đăng ký kết hôn

Để được cơ quan có thẩm quyền đồng ý cho phép đăng ký kết hôn thì cả Nam và nữ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau.

  • Nữ đủ 18 tuổi trở lên, còn nam phải đủ từ 20 tuổi trở lên
  • Kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện của hai bên, tức là nam và nữ
  • Để được đăng ký kết hôn thì không bên nào là người bị mất năng lực hành vi dân sự

Điều kiện đăng ký kết hôn sẽ không thuộc một số trường hợp bị cấm kết hôn như:

Hôn nhân đồng giới
Hôn nhân của những người cùng giới tính (đồng tính) hiện chưa được sự thừa nhận
  • Kết hôn hoặc ly hôn giả tạo
  • Lừa dối kết hôn, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn
  • Những trường hợp không được đăng ký kết hôn là người có cùng dòng máu trực hệ, ví dụ giữa cha, mẹ nuôi cùng con nuôi; giữa những người trước đó đã từng là cha chồng – con dâu, mẹ vợ – con rể, cha mẹ nuôi – con nuôi, mẹ kế – con riêng chồng, cha dượng – con riêng với vợ; giữa người có họ tính trong phạm vi ba đời
  • Người mà hiện đang có chồng/vợ nhưng lại kết hôn/chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có chồng/vợ nhưng lại kết hôn/chung sống với người đã có chồng/vợ, sẽ không được pháp luật đồng ý đăng ký kết hôn.
  • Hôn nhân của những người cùng giới tính (đồng tính) hiện chưa được sự thừa nhận từ Nhà nước

6. Thời điểm xác lập mối quan hệ hôn nhân và chấm dứt

6.1. Thời điểm xác lập mối quan hệ hôn nhân

Tại khoản 13, điều 3, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có giải đáp rõ ràng rằng. Thời điểm bắt đầu xác lập mối quan hệ hôn nhân sẽ bắt đầu từ ngày đăng ký ghi trên giấy đăng ký kết hôn và ngày chấm dứt hôn nhân.

Thời điểm xác lập mối quan hệ hôn nhân
Thời điểm bắt đầu xác lập mối quan hệ hôn nhân

6.2. Thời điểm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân

Không giống như ngày xác lập mối quan hệ hôn nhân, thời điểm chấm dứt mối quan hệ hôn nhân cần phải dựa vào nhiều yếu tố, cụ thể là các trường hợp sau đây.

  • Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân chính là ngày bản án ly hôn từ Tòa án có hiệu lực pháp luật (quy định tại điều 57 luật hôn nhân và gia đình 2014). Việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau: Ly hôn từ một bên, có thể là từ người chồng/vợ hoặc từ sự tự nguyện của cả vợ và chồng.

Khi có bản án hoặc quyết định ly hôn từ tòa án có hiệu lực thì lúc này hai bên sẽ không có bất kỳ ràng buộc nào với nhau và họ có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn với người khác.

  • Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân sẽ được tính từ thời điểm mà chồng hoặc vợ chết. Nếu chồng hoặc vợ chết, mà thuộc trường hợp tòa án tuyên bố, thì thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân sẽ được tính từ ngày xác định chết ghi trong bản án hoặc quyết định từ Tòa án. Trong đó, chết có thể được hiểu là chết sinh học hay chết pháp lý.
Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân
Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân

Trên đây là các thông tin cơ bản về hôn nhân. Hy vọng qua bài viết này đã biết được hôn nhân là gì. Lưu ý, vì nhiều lý do khác nhau và để cho bạn đọc dễ hiểu hơn, Vua Nệm đã tổng hợp cũng như thay đổi cách diễn đạt, chứ không để y nguyên như trong văn bản pháp luật về luật hôn nhân gia đình năm 2014. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

Không có bài viết liên quan.