Chuyện quanh ta

Trách nhiệm là gì? Có khó để trở thành một người trách nhiệm?

CẬP NHẬT 03/10/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống, mỗi người phải rèn luyện cho mình tinh thần trách nhiệm. Nghe qua tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Vậy trách nhiệm là gì? Có khó để trở thành một người trách nhiệm không? Cùng tìm hiểu với Vua Nệm nhé!

trách nhiệm nghĩa là gì
Trách nhiệm là điều mà ai cũng cần phải có

1. Tìm hiểu về trách nhiệm

Cuộc sống của chúng ta cần một chất xúc tác để trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn đó chính là trách nhiệm. Vậy định nghĩa trách nhiệm là gì? Phân loại nó như thế nào?

1.1. Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm, tiếng Anh gọi là “Responsibility”, là nghĩa vụ mỗi người cần phải thực hiện để hoàn thành một công việc hay hoạt động nào đó. Trách nhiệm được xem là gánh nặng của mỗi người, tuy nhiên nó cũng là động lực giúp chúng ta ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. Người trách nhiệm sẽ được xã hội coi trọng và dễ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Ví dụ, trách nhiệm của bạn là biết nhận lỗi khi sai lầm, là cố gắng để cha mẹ, người thân không phải buồn phiền, là khi bạn cảm nhận được trọng trách trụ cột gia đình của mình,… Không cần những điều quá lớn lao, đôi khi trách nhiệm thể hiện qua suy nghĩ hay những hành động vô cùng nhỏ bé.

tính trách nhiệm
Trách nhiệm thúc đẩy mỗi người phải hoàn thiện hơn

1.2. Phân loại trách nhiệm

Tùy vào từng hoàn cảnh mà trách nhiệm cũng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể, người ta phân trách nhiệm thành 3 loại chính:

  • Trách nhiệm chủ động: Là tự ý thức thực hiện trách nhiệm của mình. Bản thân biết được mình nên làm gì và quyết định như thế nào, đồng thời sẵn sàng gánh chịu những hậu quả mà mình gây ra.
  • Trách nhiệm thụ động: Là thực hiện trách nhiệm vì tác động nào đó từ bên ngoài, không xuất phát từ nhận thức bên trong chẳng hạn như được đồng nghiệp, bạn bè, người thân,… khuyên răn, khuyến khích.
  • Trách nhiệm giả tạo: Là thực hiện trách nhiệm nhưng trong lòng lại hoàn toàn không muốn.

2. Tại sao con người phải sống có trách nhiệm?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm của trách nhiệm, liệu bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi: Lý do con người phải sống trách nhiệm là gì? Theo đó, việc sống có hay không có trách nhiệm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống thường ngày của chúng ta.

2.1. Trong công việc

2.1.1. Thúc đẩy đạt mục tiêu

Nhiều người đã đặt ra được mục tiêu cho bản thân nhưng trên hành trình chinh phục lại không khỏi chán nản và muốn buông xuôi. Lúc này, một chất xúc tác có thể tiếp thêm động lực cho bạn tiếp tục chặng đường dở dang cũng như đề ra phương án giải quyết hiệu quả.

Chất xúc tác đó không đâu khác là tinh thần trách nhiệm. Bởi lẽ, người có trách nhiệm sẽ định hướng kế hoạch rõ ràng, bám sát mục tiêu cũng như tuyệt đối không trì hoãn.

2.1.2. Được tin tưởng

Người trách nhiệm sẽ đảm bảo những nhiệm vụ của họ đều hoàn thành xuất sắc. Do đó, họ sẽ nhận được sự tín nhiệm cao và tin tưởng giao cho những trọng trách lớn. Nếu bạn là nhà quản trị, cấp dưới sẽ tôn trọng và kính nể bạn hơn rất nhiều.

phân loại trách nhiệm
Có trách nhiệm khiến bạn được tín nhiệm hơn

2.1.3. Nâng cao tinh thần đội nhóm

Khi bạn làm việc có trách nhiệm, những thành viên trong tập thể cũng sẽ được lan tỏa tinh thần tích cực để chinh phục mục tiêu. Nhiều người cho rằng chỉ cần chú trọng mục tiêu của mình. Sự nhận thức không đúng đắn này khiến bạn không được đánh giá cao trong mắt đồng nghiệp.

2.2. Trong cuộc sống

2.2.1. Trách nhiệm với bản thân

Mỗi người cần nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu của mình. Để bản thân được phát triển tốt, bạn phải học cách đối mặt với những gì mình đã làm, không ngoại trừ những sai lầm. Hay nói cách khác, sống trách nhiệm với bản thân sẽ góp phần khiến cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.

2.2.2. Trách nhiệm với gia đình

Trách nhiệm của một người đối với gia đình không phải là điều gì đó quá lớn lao, chỉ cần làm tròn bổn phận con cái, khiến mọi người vui vẻ và biết chăm sóc, phụng dưỡng cho gia đình.

 trách nhiệm với gia đình
Mỗi người có trách nhiệm với chính gia đình của mình

2.2.3. Trách nhiệm với xã hội

Xã hội là môi trường để con người phát triển toàn diện. Do đó, sống trách nhiệm với xã hội là tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia hoạt động, không làm điều sai trái. Lúc này, bạn đang góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

3. Biểu hiện của một người trách nhiệm

3.1. Quý trọng thời gian

Một người đề cao tinh thần trách nhiệm sẽ nhận thức được tầm quan trọng của thời gian. Họ làm chủ được thời gian và sử dụng chúng hợp lý dù là trong công việc hay đời sống. 

3.2. Biết thừa nhận sai lầm

Biểu hiện của một người trách nhiệm là gì? Chắc chắn họ phải biết nhận lỗi và khắc phục những sai phạm của mình. Họ xem những sai lầm mắc phải là những bài học quý giá để hoàn thiện hơn mỗi ngày.

biểu hiện của người có tính trách nhiệm
Người có trách nhiệm sẽ xem sai lầm là bài học

3.3. Không đổ lỗi hoàn cảnh

Nhiều người có thói quen thích đổ lỗi cho người khác, than thở về hoàn cảnh, công việc,…Người trách nhiệm thì không như vậy, thay vì than thở khi gặp vấn đề thì họ sẽ cố gắng tìm ra cách giải quyết sớm nhất. 

3.4. Chủ động trước mọi vấn đề

Để đạt được kết quả cao nhất, người trách nhiệm sẽ chủ động đặt ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch để quản lý tốt nhất mọi thứ có thể. Bởi lẽ, họ hiểu được rằng bản thân không được phép sai lầm vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực hiện mục tiêu.

3.5. Tập trung trong công việc

Một biểu hiện khác của người có trách nhiệm là có mức độ tập trung cao khi làm bất cứ việc gì. Họ cũng có thể rất cầu toàn nhưng điều này khiến họ đạt được nhiều thành công hơn.

người có trách nhiệm là người như thế nào
Họ rất tập trung và có thể cầu toàn trong công việc

4. Làm thế nào để trở thành một người trách nhiệm?

4.1. Sống có nề nếp, kỷ luật

Để sống có trách nhiệm, một điều kiện tiên quyết không thể thiếu đó chính là kỷ luật. Bạn phải nhận thức được bản thân mình đang làm gì, lên kế hoạch ra sao và thời gian để hoàn thành là bao lâu. Điều này khiến bạn xây dựng được lối sống nguyên tắc và không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.

4.2. Linh hoạt giải quyết vấn đề

Cách để trở thành người trách nhiệm là bạn phải tự xử lý được những vấn để của riêng bản thân mình. Bởi lẽ, hành động cứ cuống cuồng mong được trợ giúp mỗi lúc vấp ngã không phải biểu hiện của một người có trách nhiệm. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm ra phương hướng giải quyết bằng cách nhìn nhận lại vấn đề và tìm ra nguyên nhân cốt lõi.

4.3. Quản lý tài chính tốt

Nhiều người cho rằng tiền bạc và trách nhiệm không có liên quan với nhau, đây là quan niệm sai lầm. Nhìn vào một người biết quản lý tài chính tốt, ta có thể biết họ là người đề cao sự trách nhiệm. Việc quản lý được chi tiêu chứng tỏ người đó có một nhận thức tốt về cuộc sống xung quanh. Do đó, bạn cần rèn luyện khả năng quản lý tài chính để nâng cao trách nhiệm của mình.

làm sao để trở thành người có trách nhiệm
Rèn luyện khả năng quản lý cũng là cách để trở nên có trách nhiệm

4.4. Không bao giờ trì hoãn

Sự trì hoãn khiến con người cứ mãi dậm chân tại chỗ. Tất nhiên, người có trách nhiệm nên nhận thức được điều này và nỗ lực đạt được mục tiêu nhanh nhất có thể. Qua đó, thành công trong công việc, trong cuộc sống sẽ đến nhanh hơn.

4.5. Tiếp nhận những góp ý

Không ai trong chúng ta đều hoàn hảo, tất nhiên sẽ có lúc chúng ta khiến những người xung quanh chưa hài lòng. Những lúc như thế, thay vì cứ khư khư giữ lấy quan điểm của mình thì hãy tập mở lòng đón nhận những đóng góp, đánh giá từ những người xung quanh. Điều này không chỉ giúp bạn sống trách nhiệm hơn mà bản thân cũng được hoàn thiện mỗi ngày.

XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin giải đáp về trách nhiệm là gì cũng như làm thế nào để sống trách nhiệm. Qua những chia sẻ trong bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ trau dồi bản thân để sống có trách nhiệm hơn nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên