Vào những tháng mùa đông lạnh giá, nhiều người sẽ nghĩ đến việc chọn mua một loại sản phẩm giữ ấm nào đó mang yếu tố công nghệ hơn. Tuy nhiên, mua chăn đệm điện hay máy sưởi mới là giải pháp hợp lý và thiết thực nhất? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về thắc mắc này.
Nội Dung Chính
1. Một số điều nên cân nhắc trước khi chọn mua chăn đệm điện hay máy sưởi
Trước khi quyết định xem nên mua chăn đệm điện hay máy sưởi, người sử dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng một vài yếu tố sau:
- Phân tích xem mình (và gia đình) có thực sự cần đến hai vật dụng này không.
- Trong nhiều trường hợp, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách kiểm tra thời tiết, thay đổi loại chăn, bổ sung thêm layer giữ ấm hoặc gia cố lại lớp cách nhiệt bên trong nhà.
- Cụ thể hóa nhu cầu sử dụng hiện tại, để xem thứ bạn cần rốt cuộc là một chiếc chăn thật ấm hay máy sưởi để làm nóng toàn bộ diện tích căn phòng
- Tìm hiểu về chi phí, ngoại hình, công nghệ, độ an toàn,… của từng loại sản phẩm
2. Tìm hiểu về chăn đệm điện
2.1 Định nghĩa
Chăn đệm điện là một phát minh thực tiễn ra đời vào năm 1912, khi một bác sĩ cố gắng tìm cách giữ ấm cho các bệnh nhân khi trời trở rét. Sau đó 8 năm, chiếc chăn nguyên mẫu mới bắt đầu được cải tiến, hoàn thiện và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Trên thực tế, chăn đệm điện vốn là một tấm sưởi cao cấp, có ngoại hình tương như những loại chăn (mền) thông thường. Sợi dây dẫn nhiệt chuyên dụng được tích hợp bên trong ruột chăn, liên kết với nút xoay điều chỉnh và ổ cắm ở bên ngoài. Ngày nay, chăn điện đã được bổ sung thêm một số tính năng hiện đại, điển hình là hẹn giờ tắt hoặc điều chỉnh từ xa.
Chăn điện sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho những người thường xuyên bị lạnh về đêm hoặc có nhu cầu giữ ấm cơ thể khi thực hiện các hoạt động cá nhân khác (xem phim, học tập,…). Ngay cả khi nhiệt độ trong phòng trở về âm, món đồ này vẫn hoạt động cực kỳ hiệu quả.
2.2 Công suất hoạt động
Đa số các loại chăn đệm điện trên thị trường có công suất trung bình dao động từ 30 – 400W. Thông số này cho phép bạn sử dụng thiết bị suốt đêm mà chỉ hao tốn khoảng 30.000 – 50.000 tiền điện. Tuy nhiên, các nhà sản xuất không hề khuyến khích cách làm này, gây hư hại cho sản phẩm cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng
2.3 Cấu trúc thực tế
Nhìn chung, cấu trúc của chăn đệm điện phải tuân thủ tuyệt đối theo tiêu chuẩn sản xuất của ngành. Bên trong lớp chăn là hệ thống dây sinh nhiệt, hoạt động dưới nguyên lý phân tán để làm cho lớp vải nóng dần lên. Bên cạnh đó, chất liệu làm vỏ bọc chăn cũng tương đối đa dạng, phổ biến nhất là lông cừu, gấm, cotton, nỉ, nhung, acrylic,...
2.4 Ưu điểm và hạn chế của chăn đệm điện
Ưu điểm:
+ Trọng lượng chăn siêu nhẹ, có thể gấp gọn và đựng trong túi xách tay
+ Chi phí vừa phải, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
+ Tiết kiệm năng lượng, ít tiêu tốn điện năng
+ Khả năng tản nhiệt đều nên giữ ấm tốt cho toàn bộ cơ thể
+ Đa dạng về mẫu mã, bao gồm nhiều kích cỡ, chất liệu, màu sắc và họa tiết khác nhau
+ Một số loại được trang bị thêm bộ công tắc hẹn giờ, nút ngắt nhiệt tự động giúp điều chỉnh nhiệt dễ dàng
+ Công năng sử dụng mang tính cá nhân, không làm ảnh hưởng đến người khác
Nhược điểm:
+ Khiến nhiều người lo ngại về việc tiếp xúc trường điện từ trong thời gian dài
+ Gây phỏng/chấn thương cho người dùng nếu không biết cách sử dụng đúng chuẩn
+ Dễ bị hư hỏng do chăm sóc không đúng kỹ thuật hoặc vật nuôi cắn/xé
2.6 Giá thành
Giá bán chăn đệm điện tương đối rẻ, phổ biến trong khoảng từ 500.000 – 1.000.000 tùy theo thương hiệu. Nếu biết cách bảo quản, đây sẽ là giải pháp đầy hứa hẹn, tốn kém ít mà lại sử dụng được lâu dài.
2.7 Đánh giá độ an toàn của chăn đệm điện
– Để sử dụng chăn đệm điện một cách an toàn, người dùng cần xem xét tổng thể các nguy cơ chập điện/gây hỏa hoạn và đảm bảo chăn không bị sờn dây hay hở mạch điện
– Trong một số trường hợp, bạn có thể không nhận thấy sự tăng nhiệt quá mức ở chăn đệm điện nếu đã rơi vào trạng thái ngủ sâu
– Chưa có nghiên cứu chính thức hay bằng chứng khoa học cụ thể nào chứng tỏ mối quan hệ giữa từ trường và bệnh ung thư nên người dùng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm
3. Tìm hiểu về máy sưởi
3.1 Định nghĩa
Máy sưởi là loại thiết bị hiện đại có chức năng sưởi ấm, cung cấp nhiệt lượng cho một khu vực diện tích nhất định. Thay vì làm nóng toàn bộ căn nhà, người dùng chỉ cần để máy sưởi ở góc mà mình muốn ngồi và chờ đợi cảm giác ấm áp được khởi động trong tích tắc.
Xét về mặt định nghĩa, máy sưởi sẽ phù hợp để sử dụng trong phạm vi gia đình, thay thế hoàn hảo cho các loại bếp củi, bếp than truyền thống. Không chỉ bảo vệ cơ thể khỏi cái lạnh, vật dụng này còn góp phần ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh hô hấp thường gặp trong mùa đông.
3.2 Công suất hoạt động
Các phiên bản máy sưởi hiện đại thường có công suất từ 750 – 1500W, tức gấp khoảng 2 – 4 so với lần chăn đệm điện.
3.3 Cấu trúc thực tế
Cấu trúc của máy sưởi hoàn toàn khác so với chăn đệm điện, phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều. Một vài loại thiết bị cao cấp còn được đính kèm bộ điều khiển giúp chỉnh nhiệt dễ dàng tùy theo ý muốn, thuật tiện cho nhu cầu thực tế của người dùng.
3.4 Ưu điểm và hạn chế của chăn đệm điện
Ưu điểm:
+ Chi phí vừa phải, không quá đắt
+ Tiết kiệm điện đáng kể so với các thiết bị có chức năng sưởi toàn không gian
+ Phù hợp cho cả gia đình hoặc nhiều người cùng sử dụng
Nhược điểm:
+ Có nguy cơ cháy nổ nếu không được bảo hành và sử dụng đúng cách
+ Tốn điện hơn nếu so với chăn đệm điện
+ Chỉ sưởi ấm được một vùng không gian cụ thể
+ Cần phải cẩn thận nếu trong nhà có trẻ em hoặc vật nuôi
3.6 Giá thành
Các loại máy sưởi trên thị trường có giá khởi điểm từ 300.000 – 4.000.000 đồng, tùy theo thương hiệu, chức năng và mức độ tiêu thụ nhiệt. Thông thường, nhà sản xuất sẽ đề cập chi tiết về những nội dung này trên thân máy.
3.7 Đánh giá độ an toàn của chăn đệm điện
– Theo một vài thống kê, việc sử dụng máy sưởi không cẩn thận hoặc lơ là việc giám sát, kiểm tra thiết bị có thể tiềm ẩn khả năng gây hỏa hoạn lên đến 79% (xét trong các trường hợp cháy nhà). Tuy nhiên, mức độ đã được giảm đi đáng kể từ khi máy sưởi hiện đại trở thành lựa chọn thay thế cho các dòng máy lỗi thời, thông qua chức năng tự động tắt sau một khoảng thời gian làm nóng nhất định
– Người dùng nên tránh đặt máy sưởi kế bên những đồ dùng dễ cháy, ví dụ như chăn màn, đồ nội thất, kệ treo quần áo, giường ngủ,… tối thiểu 1m
>>>Đừng bỏ lỡ: Bỏ túi 8 mẹo giữ ấm trong mùa lạnh hiệu quả
4. Nên mua chăn đệm điện hay máy sưởi?
Có thể nói, đáp án cho câu hỏi ‘nên mua chăn đệm điện hay máy sưởi’ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và sở thích của bạn. Nếu bạn thích sử dụng chăn cá nhân hoặc cảm thấy việc làm nóng cả căn phòng là không cần thiết thì hãy mạnh dạn lựa chọn chăn đệm điện. Trái lại, nếu có nhu cầu sống trong một không gian ấm áp mà không cần phải đắp chăn khi ngủ thì máy sưởi đích thị là sự lựa chọn ‘vẹn cả đôi đường’.
Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể sắm cả hai thiết bị này và linh hoạt sử dụng chúng tùy theo nhu cầu vào từng thời điểm. Đắp chăn khi về đêm và bật máy sưởi vào sáng sớm, quy trình này sẽ giúp bạn giữ ấm cơ thể suốt ngày dài.
Trên đây là những phân tích của Vua Nệm về chủ đề ‘nên mua chăn đệm điện hay máy sưởi’ được nhiều người quan tâm hơn cả. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc ngay: Đèn sưởi nhà tắm là gì? Tips vệ sinh đèn sưởi nhà tắm đúng nhất