Gợi ý 8 cách cai nghiện điện thoại hiệu quả

CẬP NHẬT 05/09/2023 | Bài viết bởi: Dương Dương

Không thể phủ nhận những tính năng, tiện ích mà điện thoại thông minh mang tới cho cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không có kế hoạch sử dụng cụ thể, bạn rất dễ rơi vào tình huống phụ thuộc, thậm chí nghiện điện thoại. Nếu bạn đang tìm phương pháp giải thoát khỏi sự ràng buộc của thiết bị thông minh này thì hãy tham khảo những cách cai nghiện điện thoại hiệu quả dưới đây.

1. Tìm hiểu về nghiện điện thoại

1.1. Nghiện điện thoại là gì?

Nghiện điện thoại (nomophobia) hiểu là hành vi sử dụng điện thoại thông minh quá mức cho phép gây ra những ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. 

1.2. Triệu chứng nghiện điện thoại 

Ngày nay rất nhiều người bị nghiện điện thoại với các dấu hiệu nhận biết như: 

  • Nảy sinh những nỗi ám ảnh, thậm chí là sợ hãi khi không có điện thoại bên mình, chúng là hội chứng sợ bỏ lỡ.
  • Liên tục mở điện thoại chỉ sau vài phút.
  • Không thể rời xa điện thoại mỗi khi rảnh rỗi
  • Có hứng thú với việc tương tác qua điện thoại như nhắn tin, gọi điện, xem bài đăng từ mạng xã hội hơn việc gặp gỡ ngoài đời.
nghiện điện thoại là gì
Đừng để điện thoại có cơ hội kiểm soát hành vi của bạn

1.3. Thực trạng nghiện điện thoại 

Theo một kết quả nghiên cứu của Kleiner Perkins Caufield & Byers (Hoa Kỳ), trung bình mỗi ngày một người có thể mở điện thoại tới 150 lần. Một báo cáo khác của SecurEnvoy cũng cho biết có tới 66% dân số trên thế giới bị mắc chứng nghiện điện thoại và 74% người Mỹ tham gia khảo sát cảm thấy khó chịu khi không không mang theo điện thoại, đặc biệt có tới  46% người thậm chí không thể sống nếu thiếu điện thoại.

2. Tác hại không ngờ của việc nghiện điện thoại

Larry Rosen – Vị bác sĩ người Mỹ, giáo sư tâm lý của Đại học California State đã chỉ ra nghiện điện thoại không chỉ lãng phí thời gian, gia tăng sự lo lắng mà còn làm giảm khả năng tập trung của con người. 

Việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe như cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, bị hội chứng đau cổ tay, rối loạn giấc ngủ, các bệnh về mắt, thậm chí là rơi vào tiêu cực, trầm cảm.

Một nghiên cứu của Đại học Ben-Gurion (Israel) vào năm 2017 cũng đã đưa ra kết luận chỉ 3 tháng sử dụng điện thoại quá mức, cơ thể có giảm năng lực tư duy logic và khả năng thích nghi với xã hội. 

Các ảnh chụp từ phương pháp cộng hưởng từ (MRI) cũng phản ánh việc người có tần suất dùng điện thoại thông minh cao dễ bị gây tổn thương đến vùng não ở thùy bên phải. Thêm vào đó, việc sử dụng điện thoại ở khắp nơi, kể cả nhà vệ sinh cũng khiến bạn có nguy cơ mắc các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể như E.coli.

tác hại của việc nghiện điện thoại
Nghiện điện thoại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống

3. Tham khảo 8 cách cai nghiện điện thoại hiệu quả

Để chấm dứt tình trạng nghiện điện thoại, bạn cần phải có tình thần quyết tâm cao và áp dụng các phương pháp cai nghiện hợp lý. Bạn có thể tham khảo cách cai điện thoại dưới đây: 

3.1. Xây dựng nguyên tắc sử dụng điện thoại riêng

Trước khi bắt tay vào kế hoạch cai nghiện điện thoại, bạn cần lên kế hoạch cụ thể và đảm bảo tuân thủ đúng nguyên tắc.

Lời khuyên là hãy tập trung vào những lợi ích của điện thoại thông minh như liên lạc với gia đình, bạn bè hay truy cập các ứng dụng, tính năng phục vụ công việc khác.

Đồng thời cũng đừng lên thiết lập những nguyên tắc khi sử dụng như:

  • Chỉ sử dụng điện thoại khi thật sự cần thiết vào một số thời điểm nhất định trong ngày.
  • Lên danh sách những trường hợp không được sử dụng điện thoại, điển hình như khi đang chạy xe trên đường…
  • Đặt ra một nhiệm vụ cụ thể và thưởng cho bản thân sử dụng điện thoại trong thời gian cho phép khi đã hoàn thành công việc.
  • Xóa các ứng dụng không cần thiết khiến bạn sa đà gây tốn thời gian.
cách cai nghiện điện thoại
Xóa các ứng dụng mạng xã hội khỏi điện thoại sẽ giúp bạn giảm tối đa thời gian sử dụng chúng

>>>Bạn có biết: Sống ảo là gì? Thực trạng sống ảo của giới trẻ ngày nay

3.2. Hạn chế sử dụng các tiện ích trên điện thoại

Công nghệ thông tin phát triển mang tới sự ra đời của nhiều ứng dụng phục vụ cuộc sống của con người như mua sắm, ghi chú, báo thức, đặt đồ ăn online, bản đồ chỉ đường, game giải trí… Từ đó vô tình khiến chúng ta bị phụ thuộc quá nhiều vào chiếc điện thoại.

Bên cạnh đó điện thoại thông minh có khả năng làm nhiều tác vụ một lúc khiến bạn bị lơ đãng và quên mất mục đích sử dụng ban đầu.

Để hạn chế thời gian dùng điện thoại, bạn hoàn toàn có thể trở  về cuộc sống tối giản như:

  • Sử dụng máy tính khi làm việc.
  • Tập đặt báo thức mỗi ngày bằng đồng hồ.
  • Không dùng điện thoại lướt các trang mạng xã hội, chơi game.
  • Sử dụng giấy note hoặc sổ ghi chú…

3.3. Tắt thông báo điện thoại

Thiết kế của smartphone thường có xu hướng thu hút sự chú ý của người dùng như sử dụng âm thanh, chế độ rung khi hiện thông báo mới. Để hạn chế yếu tố xao nhãng trong trường hợp này, hãy tắt thông báo hoặc để điện thoại ở chế độ im lặng.

Theo kết quả khảo sát một số người dùng đã trải nghiệm phương pháp tắt thông báo, âm thanh thì sau một thời gian áp dụng họ dần cải thiện được sự tập trung và không có ý định cài âm thanh trở lại.

3.4. Hạn chế thời gian dùng điện thoại mỗi ngày

Đây cũng là một trong những cách giúp bạn thoát khỏi sự lệ thuộc vào điện thoại. Hãy thử bắt đầu bằng cách chỉ check điện thoại sau mỗi khoảng 15 phút, sau đó tăng khoảng cách dài hơn 30  phút, 1 tiếng…

Có một lưu ý là bạn hãy thông báo với mọi người việc bản thân đang cai nghiện điện thoại và tốc độ phản hồi không thể thường xuyên như trước nhé!

làm thế nào để cai nghiện điện thoại
Hãy học cách sử dụng điện thoại khoa học để cân bằng cuộc sống

2.3. Dừng việc bấm điện thoại trước khi đi ngủ

Rất nhiều người có thói quen bấm điện thoại trước khi đi ngủ và cầm điện thoại ngay khi vừa tỉnh giấc. Có thể bạn chưa biết, ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại có thể làm ức chế não bộ, cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin khiến cơ thể thao thức, khó có giấc ngủ sâu, từ đó gây ra rối loạn đồng hồ sinh họcVì thế hãy để điện thoại ở ngoài tầm với, càng cách xa giường càng tốt

2.4. Bật chế độ màn hình màu xám

Một trong những cách để cai nghiện điện thoại là khiến màn hình trở nên kém thu hút hơn.  Lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên chuyển điện thoại từ chế độ sáng sang thang đo màu sắc xám. Từ đó biểu tượng đầy màu sắc của ứng dụng sẽ trở nên nhạt nhòa, tác động tới thị giác và não bộ tạo ra phản ứng giảm độ hứng thú.

Bạn có thể chuyển qua chế độ màu xám bằng cách vào cài đặt và tìm mục  “Trợ năng”. Đối với iOS hãy tìm “Hiển thị thích nghi” và bật “Bộ lọc màu”. Riêng hệ điều hành Android thì tìm “Vision”, sau đó là “Thang độ xám”.

2.6. Không xem điện thoại khi đang ăn

Không chỉ người lớn mà rất nhiều trẻ em có thói quen xem điện thoại trong lúc ăn cơm do sai lầm trong cách giáo dục con ở các bậc phụ huynh.

Nếu xem điện thoại trong lúc ăn sẽ gây ra tình trạng một phần lớn máu được đưa về não khiến dạ dày không thể tiêu hóa tốt thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa tồn đọng ở dạ dày sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh cho dạ dày phát triển.

cách cai nghiện điện thoại hiệu quả
Xem điện thoại khi ăn là liều thuốc độc cho dạ dày

2.7. Cài điện thoại im lặng khi làm việc

Sử dụng điện thoại trong giờ làm việc không chỉ gây giảm hiệu suất công việc mà còn tạo ấn tượng xấu về bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp. Do đó, nếu công việc bạn đang làm không đòi hỏi tới điện thoại thì hãy chuyển sang chế độ rung, im lặng hoặc tắt mạng Internet trên thiết bị để hạn chế yếu tố gây mất tập trung.

2.8. Gặp người thân, bạn bè nhiều hơn

Hãy thay đổi thói quen tương tác trên mạng xã hội bằng cách thường xuyên tạo các cuộc hẹn gặp gỡ ngoài đời với bạn bè, người thân nhé. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện được tình trạng nghiện điện thoại mà còn tăng mức độ thân thiết với các mối quan hệ xung quanh bạn.

cai nghiện điện thoại như thế nào
Dành thời gian để gặp gỡ người thân và bạn bè nhiều hơn

Trên đây là chia sẻ về cách cai nghiện điện thoại hiệu quả được các chuyên gia tâm lý khuyên dùng. Vua Nệm hy vọng những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn phụ thuộc điện thoại và tìm kiếm được niềm vui trong cuộc sống!

>>>Xem thêm: Digital detox – Cai nghiện kỹ thuật số là gì?

Đánh giá post