Lễ nạp tài là gì? Sính lễ và tiền nạp tài như thế nào?

CẬP NHẬT 04/11/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Chuyện cưới hỏi không chỉ là chuyện nên duyên của đôi nam nữ mà còn là chuyện liên quan đến sự hợp nhất giữa gia đình, họ hàng hai bên cô dâu chú rể. Vì vậy mà phong tục cưới hỏi của người Việt được đánh giá là phong phú và được chú trọng với nhiều bước: lễ dạm ngõ, lễ nạp tài, lễ hỏi, lễ đón dâu, lễ cưới. Trong đó lễ nạp tài tiền nạp tài không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của nó.

Đây được coi là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Nó không chỉ mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà còn tượng trưng cho lời cảm ơn của bên nhà trai dành cho nhà gái trong ngày trọng đại. Cùng Vua Nệm tìm hiểu về lễ nghi này trong đám cưới người Việt.

Lễ nạp tài, tiền nạp tài có ý nghĩa
Lễ nạp tài, tiền nạp tài có ý nghĩa như thế nào?

1. Tìm hiểu chung về lễ nạp tài

1.1. Lễ nạp tài là gì? Nguồn gốc lễ nạp tài, tiền nạp tài

Lễ nạp tài là nghi thức trao một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài cùng với những lễ vật cưới, thường diễn ra trong khoảng thời gian 3- 5 phút. Lễ nạp tài còn có tên gọi khác là lễ đen hoặc lễ nát. Tiền nạp tài do đó cũng được gọi với tên khác như tiền nát, lễ đen hoặc tiền dẫn cưới. 

Lễ nạp tài là nghi lễ thứ tư trong trình tự 6 nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt phong kiến ( Lễ Nạp Thái, Lễ Vấn Danh, Lễ Nạp Cát, Lễ Nạp Trưng – chính là Lễ nạp tài được đề cập đến, Lễ Thỉnh Kỳ, Lễ Thân Nghinh). 

Một số tên gọi khác của Lễ nạp tài là Nạp Chinh, Nạp Tệ. Đây vốn là khởi nguồn cho tục thách cưới. Nhà gái sẽ đưa ra “những gạch đầu dòng cụ thể” như tiền tài, số lượng lễ vật, thậm chí là ruộng đất, trâu bò.

Nhà trai buộc phải đáp ứng đủ mới có thể tiến hành hôn lễ với cô dâu. Chính vì điều này mà một số gia đình nhà gái muốn ngăn cản đám cưới mà cố tình thách cưới vượt quá khả năng bên nhà trai để họ buộc phải bỏ cuộc. Vào thời nay, lễ nạp tài đã được gộp chung với lễ đính hôn hoặc lễ ăn hỏi.

Lê nạp tài, tiền nạp tài ở mỗi vùng khác nhau
Lê nạp tài, tiền nạp tài ở mỗi vùng khác nhau sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp

Lễ nạp tài ở mỗi vùng miền cũng khác nhau. Ở miền Bắc, lễ nạp tài sẽ được chia thành nhiều phong bì khác nhau, số lượng dựa trên số bát nhang trên bàn thờ gia tiên nhà gái và số tiền bên trong phong bì phải là số lẻ, ví dụ 5 – 7 – 9 triệu đồng. 

Ở miền Trung và miền Nam, tất cả sẽ được gộp chung vào một phong bì và bên trọng thường là số chẵn hoặc một con số đẹp kiểu 99.999.000 đồng hay 86.868.000 đồng. Một số nhà sẽ hay tiền mặt bằng vàng – điều này không bắt buộc mà phụ  thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai gia đình. Thậm chí có một số gia đình còn chuẩn bị phong bì nạp tài là vàng miếng, ngoại tệ hoặc trang sức quý. 

1.2. Ý nghĩa của lễ nạp tài

Ngày xưa, lễ nạp tài tượng trưng cho sự thách thức của nhà gái dành cho nhà trai trong ngày lễ ăn hỏi. Nhà gái sẽ đưa ra các yêu cầu về sinh lễ và số tiền buộc nhà trai phải chuẩn bị nếu muốn đưa con gái họ về. Ngày nay, nghi lễ này đã không còn nặng nề như trước. Thay vì nhà gái đưa đề thì lễ nạp tài phụ thuộc vào điều kiện gia đình nhà trai, do bên nhà trai quyết định.

nghi thức trao sính lễ xin cưới
Lễ nạp tài, tiền nạp tài là nghi thức trao sính lễ xin cưới của nhà trai dành cho nhà gái

Sự thay đổi này đã khiến nghi lễ này mang tính nhân văn nhiều hơn với những ý nghĩa tốt đẹp. Thứ nhất, lễ nạp tài thay cho lời cảm ơn của nhà trai dành cho nhà gái đã sinh thành, nuôi nấng cô dâu suốt thời gian qua. 

Thứ hai, nó như một cách chia sẻ chi phí tổ chức đám cưới với bên thông gia một cách tế nhị (điều này được thể hiện qua tiền nạp tài). Thứ ba, nhà gái sau khi nhận số tiền nạp tài sẽ tặng lại cho cô dâu chú rể làm vốn sau khi về chung một nhà. 

2. Mâm lễ nạp tài gồm những gì?

2.1. Trầu cau

Dù nhà trai chuẩn bị bao nhiêu lễ tráp đi chăng nữa thì trầu cau là một trong những mâm lễ không thể thiếu. Giống như người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, mâm trầu cau giống như thay lời chào hỏi đầu tiên nhà trai dành cho nhà gái trước khi đi đến công chuyện chính. 

Điều này lý giải vì sao mâm trầu cau luôn được đi đầu trong các mâm sính lễ.  Bên cạnh đó, trầu cau tượng trưng cho sự sắt son và bền lâu trong một mối quan hệ. Trầu cau phải được bày đủ một buồng, tượng trưng cho sự trọn vẹn, viên mãn. 

Hơn thế nữa, từng lá trầu, quả cau cũng được lựa chọn rất kỹ. Quả cau phải tròn trịa, màu xanh điều; lá trầu phải còn nguyên vẹn, xanh mướt, tươi mới. Trên mỗi lá trầu, quả câu đều được trang trí thêm chữ Hỷ và thắt nơ đỏ. 

tráp lễ
Dù nhà trai chuẩn bị bao nhiêu lễ tráp đi chăng nữa thì trầu cau là một trong những mâm lễ không thể thiếu.

2.2. Heo quay

Mâm heo quay thường được thêm vào nếu như nhà trai có từ 9 tráp trở lên. Đây là mâm lễ “mặn” duy nhất trong các tráp. Nó thể hiện cho sự sung túc, đủ đầy, đề huề, may mắn. Thường trong miền Nam sẽ chọn heo quay trong khi miền Bắc sẽ chọn mâm xôi gà. Heo được chọn phải là heo sữa là được quay nguyên con, để cả đầu và đuôi, không được chặt và được dán giấy đỏ lên thân heo. 

2.3. Bánh phu thê, bánh cốm

Đây là hai loại bánh truyền thống trong lễ ăn hỏi tượng trưng cho âm (bánh cốm) và dương (bánh phu thê). Hoặc người ta có thể dùng bánh chưng báy dày để thay thế với ý nghĩa tương tự. Ngoài ra một số địa phương thay thế bằng các loại bánh khác như bánh pía, bánh kem, bánh hồng…

Nguồn gốc của bánh phu thê được truyền thuyết dân gian kể lại rằng: Vào thời nhà Lý, khi vua Lý Anh Tông đi đánh trận thì vợ ở nhà vì thương chồng nên đã tự tay làm món bánh từ bột gạo nếp cái hoa vàng cùng với nhân đậu xanh và dừa tươi để gửi chồng nơi trận mạc. 

Chiếc bánh như thay tấm chân tình người vợ gửi đến chồng ở nơi chiến tuyến và cũng là để nhắc nhở về tình nghĩa nơi hậu phương, vì vậy mà bánh có tên là bánh phu thê. Sau này, nhiều vùng gọi bằng tên bánh xu xê hay bánh xu xuê.

Lễ vật chuẩn bị cho lễ nạp tài, tiền nạp tài
Lễ vật chuẩn bị cho lễ nạp tài, tiền nạp tài không thể thiếu trầu cau, trà rượu, bánh phu thê

2.4. Rượu và trà

Rượu và trà thường được tặng theo cặp. Các hộp trà được gói bằng giấy kiếng màu đỏ, trang trí nơ ở trên. Rượu có thể là rượu tây hoặc là cặp rượu Champagne.

2.5. Lễ đen

Đây chính là mâm lễ nạp tài với phong bì được dán chữ “hỷ” đựng riêng trong một tráp lễ. Số tiền trong phong bì là do mẹ chú rể chuẩn bị cho cô dâu để cô dâu mua đồ cưới, vật dụng cần thiết hoặc cũng có thể là cho nhà gái sử dụng để sắm đồ cưới. Tùy vào điều kiện của gia đình nhà trai mà số tiền có thể nhiều ít khác nhau, không quy định cụ thể là bao nhiêu.

lễ đen

Mỗi lễ vật nêu trên được đặt trong các mâm tráp phủ vải đỏ, riêng heo quay vì kích thước to, cồng kềnh nên người ta sẽ đặt lên mâm và bưng riêng bên ngoài. Nhà trai sẽ có một đội ngũ phù rể phía sau tương ứng với số mâm tráp để bê lễ vật sang nhà cô dâu. Bên nhà gái sẽ chuẩn bị phù dâu tương đương với bên nhà trai.

Khi nhà trai đến, từng lễ vật sẽ được các đôi phù dâu phù rể bê vào theo từng cặp và đặt trước bàn thờ gia tiên nhà cô dâu. Sau khi đã ổn định vị trí, chủ hôn nhà trai sẽ lên phát biểu và mời nhà gái cử đại diện lên nhận lễ đen trước sự chứng kiến hai bên họ hàng.

3. Lưu ý về tiền nạp tài không nên bỏ quả

3.1 Tiền nạp tài bao nhiêu đủ?

“Đủ” ở đây không chỉ là do nhà gái quyết định như một sự thách cưới như trước kia mà theo sự thống nhất của hai bên nhà trai và nhà gái. Số tiền nạp tài có thể ít hoặc nhiều cũng tùy thuộc và điều kiện của nhà trai, hoặc một con số đẹp nào đó mang lại may mắn cho cô dâu chú rể. Đôi khi, tùy vào điều kiện của nhà trai để đưa số lượng tiền phù hợp.

Lễ nạp tài trước kia tổ chức khá cầu kỳ, long trọng nhưng hiện nay, nó được “rút gọn” lại như một nghi thức trao tặng quà của cha mẹ hai bên cho cặp đôi mới cưới.

Tiền nạp tài bao nhiêu
Tiền nạp tài bao nhiêu tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà trai

3.2 Xử lý vấn đề nạp tiền tài sao cho khéo

Dù được cho là vấn đề “nhẹ nhàng” hơn so với thủ tục trước kia nhưng tiền nạp tài vẫn là vấn đề khá nhạy cảm. Bởi có thể khó tìm được tiếng nói chung giữa hai gia đình, nhất là những gia đình không môn đăng hộ đối.

Cũng do tâm lý nhà gái bao giờ cũng muốn “nâng giá” con gái của mình trước khi về mà chồng và nhà bên trai có thể không hoàn toàn hài lòng với số tiền được nhà thông gia đề đạt.

Những lúc này, cô dâu chú rể chính là cầu nối để biến vấn đề trở nên thoải mái hơn. Cô dâu có thể nghe ngóng tâm tư của bố mẹ để từ đó truyền đạt lại với chú rể trước khi hai nhà tới nói chuyện. 

Đọc thêm: Tìm hiểu 5 nghi lễ trong đám cưới truyền thống tại Việt Nam

Trên đây là một vài thông tin xung quanh nghi thức lễ nạp tài và tiền nạp tài trong ngày cưới của Việt Nam. Ngày nay, các dịch vụ chuẩn bị lễ tráp trong ngày ăn hỏi, ngày cưới cũng phổ biến hơn giúp cho gia đình cô dâu chú rể bớt đi được phần nào lo toàn và sai sót trong quá trình chuẩn bị. Hy vọng qua những chia sẻ trên, các bạn sẽ có một đám hỏi, đám cưới trọn vẹn, suôn sẻ. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

Không có bài viết liên quan.