Nhà hát Thành Phố ở đâu? Kinh nghiệm tham quan Nhà hát Lớn TP.HCM

CẬP NHẬT 10/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Nhà hát lớn TP.HCM là công trình kiến trúc từ thời Pháp thuộc. Đến nay, nhà hát Thành phố vẫn là nơi chuyên tổ chức các tiết mục nghệ thuật, hoặc các sự kiện, chương trình lớn của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Cùng Vua Nệm tìm hiểu thêm các thông tin về nhà hát Thành Phố cũng như bỏ túi các kinh nghiệm tham quan địa danh này nhé!

Nhà hát Thành phố ở đâu
Nhà hát Thành phố ở đâu? Kinh nghiệm tham quan Nhà hát Lớn TP.HCM

1. Thông tin tổng quan về nhà hát Thành phố

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhà hát Lớn Thành phố mang đậm phong cách thiết kế Gothic – một trong những lối kiến trúc phổ biến ở Pháp cuối thế kỷ 19. Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc lớn mà thực dân Pháp đã xây dựng trong suốt thời kỳ đô hộ miền Nam Việt Nam.

Nhà hát Lớn Thành phố tọa lạc tại địa chỉ: Số 7, đường Công Trường Lam Sơn, phường Bến Nghé, quận 1. Nhà hát Thành phố mở cửa hoạt động mỗi ngày với khung thời gian cụ thể như sau:

  • Từ thứ hai đến thứ sáu: 09:00 – 16:30 
  • Thứ bảy và chủ nhật: 09:00 – 12:00

Hiện nay, nhà hát Lớn Thành phố vẫn được sử dụng để tổ chức các chương trình, sự kiện nghệ thuật chuyên nghiệp như: biểu diễn cải lương, kịch nói.., hay tổ chức các sân khấu cho các lĩnh vực: múa bale, opera, nhạc thính phòng…

tổng quan về nhà hát Thành phố
Thông tin tổng quan về nhà hát Thành phố

Những chương trình, sự kiện được tổ chức tại nhà hát Lớn Thành phố đều được bán vé rộng rãi đến công chúng thông qua cả hình thức online và offline. Du khách có thể đến mua vé trực tiếp ở khu vực phía trước nhà hát,

Giá vé khi thưởng thức nghệ thuật tại nhà hát Lớn Thành phố dao động từ 700.000 VND đến hơn 1.000.0000 VND cho mỗi người tham dự.

2. Phương tiện di chuyển đến nhà hát Thành phố

Tọa lạc tại vị trí đắc địa, trung tâm quận 1 TP.HCM, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến địa điểm này bằng nhiều phương thức đi lại sau:

  • Phương tiện cá nhân (xe máy hoặc xe ô tô): Nhà hát Thành phố có bãi xe giữ ở khu vực bên hông và phía sau nhà hát. Do đó, bạn có thể dễ dàng gửi xe tại khu vực này. Bãi giữ xe của nhà hát hoạt động từ 08 giờ sáng đến 10 giờ tối với sức chứa hơn 200 xe máy và khoảng 50 chiếc ô tô. Vì là khu vực trung tâm, nên giá giữ xe tại đây khá cao, dao động từ 10.000 VND đến 100.000 VND cho cả hai loại xe.
  • Phương tiện công cộng: Vì nằm ngay trái tim của thành phố, du khách rất dễ đi đến nhà hát bằng phương tiện công cộng. Nếu dùng xe buýt, bạn nên đón các tuyến xe 02, 03, 19, 45 và 53 để đến các địa điểm gần nhà hát, sau đó có thể thong thả đi bộ lại với khoảng cách rất gần. 

Một số bến xe buýt tại các địa điểm gần nhà hát như: Công trường Mê Linh (273 mét), trung tâm Vincom (211 mét), và Sở Kế hoạch & Đầu tư (279 mét).

3. Tìm hiểu về nhà hát Lớn Thành phố

Nhà hát Lớn Thành phố lịch sử
Nhà hát Lớn Thành phố mang nhiều câu chuyện

Là một công trình kiến trúc lâu đời, nhà hát Lớn Thành phố mang nhiều câu chuyện, chứng kiến lịch sử của thành phố, của biết bao thế hệ sinh ra và lớn lên tại nơi đây. Cùng Vua Nệm tìm hiểu các thông tin về nhà hát Lớn Thành phố nhé!

3.1 Lịch sử xây dựng và hình thành của nhà hát Thành phố

Là một trong những địa danh văn hóa lịch sử lâu đời, nhà hát Lớn Thành phố được xây dựng và khánh thành bởi chính quyền thực dân Pháp. Nhà hát Lớn Thành phố chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1990. Chính quyền Pháp xây dựng công trình này với mục đích tạo ra một nơi giải trí, thư giãn cho quân đội Pháp thời điểm bấy giờ.

Nguyên nhân sơ khởi cho việc xây dựng nhà hát Lớn Thành phố chính là vào năm 1863, một đoàn nghệ sĩ Pháp đã đến Sài Gòn biểu diễn, với mục đích phục vụ giải trí cho lính viễn chinh Pháp. Thoạt đầu, đoàn chỉ biểu diễn tạm tại một ngôi nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ.

Sau đó, chính quyền Pháp tiến hành xây dựng tạm một nhà hát nhỏ ở vị trí khách sạn Caravelle ngày nay. Đến năm 1898, chính quyền Pháp đã cho khởi công xây dựng Nhà hát Lớn Thành phố ngay cạnh nhà hát cũ và hoàn thành công trình vào năm 1990.

Lịch sử nhà hát Thành phố
Lịch sử xây dựng và hình thành của nhà hát Thành phố

Trong suốt thời kỳ chiến tranh (từ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai), các đoàn nghệ sĩ từ Pháp sang biểu diễn tại Việt Nam được chi trả bởi chính quyền thành phố lúc bấy giờ. Chính quyền Pháp dự định sẽ xây dựng nhà hát Thành phố thành một khu giải trí dành riêng cho giới thượng lưu Pháp.

Mặc dù vậy, theo thời gian, những hộp đêm, vũ trường đã mọc lên như nấm, thu hút hầu hết các người lính viễn chinh Pháp đến đây giải trí hàng đêm. Do đó, thời gian sau này, nhà hát Lớn Thành phố hoạt động cầm chừng, và chỉ tổ chức các buổi hòa nhạc, ca hát hoặc cải lương.

Khi xây dựng nhà hát, chính quyền thành phố bị chỉ trích vì lối kiến trúc rườm rà cùng chi phí xây dựng, tổ chức các buổi biểu diễn đầy tốn kém. Vì lý do này mà chính quyền thời điểm đó đã có ý định chuyển mục tiêu sử dụng nhà hát thành nơi tổ chức các buổi hòa nhạc.

Chưa kịp thực hiện, nhà hát Lớn Thành phố đã bị phá hoại, gây ra những hư hỏng nặng nề bởi phi cơ Đồng Minh. Sự kiện này đã khiến nhà hát Lớn Thành phố phải tạm ngưng hoạt động một thời gian để tiến hành sửa chữa, cải tạo.

Theo Hiệp định Gieneve vào năm 1954, nhà hát Lớn Thành phố đã được trưng dụng làm nơi tạm trú cho người dân Pháp di cư từ miền Bắc và Sài Gòn. Đến năm 1955, nhà hát Lớn Thành phố được trùng tu với mục đích làm Trụ sở Quốc hội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Sau năm 1975 khi hai miền thống nhất, nhà hát Lớn Thành phố được sử dụng đúng với chức năng ban đầu là tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật. Vào năm 1998, nhà nước đã quyết định trích ngân sách để thực hiện trùng tu lại nhiều hạng mục của Nhà hát Thành phố.

3.2 Kiến trúc của nhà hát Lớn Thành phố

Có diện tích lên đến 2016 mét vuông, nhà hát Lớn Thành phố được thiết kế bởi ba kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp là Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret. Phong cách thiết kế chủ đạo của công trình này là “flamboyant” – một trong những lối kiến trúc nổi tiếng của thời Đệ tam cộng hòa Pháp.

Kiến trúc của nhà hát Lớn Thành phố
Kiến trúc của nhà hát Lớn Thành phố

Khu vực phía trước nhà hát, đặc biệt cửa nhà hát được thiết kế rất cầu kỳ với nhiều họa tiết chạm trổ tinh xảo, bắt mắt. Phong cách thiết kế này chịu ảnh hưởng lớn của công trình Petit Palais được xây dựng tại Pháp tại cùng thời điểm. 

Nhà hát Lớn Thành phố có kết cấu 1 trệt và 2 tầng lầu, sức chứa lên đến 1800 khán/thính giả. Khu vực bên trong nhà hát được thiết kế theo phong cách tối tân, hiện đại với hệ thống âm thanh và ánh sáng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết các họa tiết được chạm trổ, các bức phù điêu và những nội thất của nhà hát Lớn Thành phố đều được thực hiện bởi một họa sĩ nổi tiếng ở Pháp.

Mặc dù vậy, nhà hát Lớn Thành phố bị nhiều người chỉ trí vì phong cách thiết kế rườm rà, đặc biệt là khu vực mặt tiền nhà hát được trang trí như tòa thị chính của Pháp. Vấp phải những lời chỉ trích này, chính quyền đã thực hiện gỡ bỏ một số họa tiết ở khu vực cổng và mặt tiền nhà hát, nhằm trẻ hóa lối thiết kế của nhà hát Lớn Thành phố.

Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn, nhà nước đã cho phép chi ngân sách để cải tạo lại nhà hát Thành phố như phiên bản gốc, gồm: tượng nữ thần nghệ thuật, đôi đèn, dây hoa…

3.3 Hoạt động hiện nay của nhà hát

Hiện nay, nhà hát Thành phố được sử dụng là nơi tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như: cải lương, kịch nói, hòa nhạc, múa balo…

hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát Thành phố
Nhà hát Thành phố được sử dụng là nơi tổ chức các buổi biểu diễn

Một số các chương trình nghệ thuật nổi tiếng được biểu diễn tại nhà hát Lớn Thành phố, có thể kể đến như:

  • The Mist: buổi biểu diễn mô tả về cuộc sống của cộng đồng người Việt.
  • À Ố Show: buổi biểu diễn về vùng quê Nam Bộ Việt Nam
  • Opera Gala: đêm nhạc giao hưởng với các tác phẩm của những soạn giả nổi tiếng thế giới như: Mozart, Beethoven…

XEM THÊM:

4. Kết luận

Trên đây là toàn bộ các thông tin bổ ích về địa danh nhà hát Lớn Thành phố cũng như những kinh nghiệm để tham quan di tích này. Hãy đến tham quan và chiêm ngưỡng công trình mang tính lịch sử này nhé! Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết sắp tới nha!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM