Gaslighting là gì? 10 Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh Gaslighting

CẬP NHẬT 22/07/2023 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Khi bị gaslighting (gaslight), bạn sẽ rơi vào tình trạng tin tưởng những điều dối trá, mất chính kiến và bị người khác thao túng tâm lý. Vậy gaslighting là gì và cách để vượt qua chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

1. Gaslighting là gì? Nguồn gốc Gaslighting

Hiểu một cách đơn giản, Gaslighting là cách sử dụng thông tin sai trái và thiếu chính xác để thao túng, điều khiển và bạo hành người khác để có được sức mạnh và sự kiểm soát tâm lý, tinh thần của nạn nhân. Người đi thao túng sẽ sử dụng lời nói để khiến nạn nhân sợ hãi và không còn tin tưởng chính mình, từ đó rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

Đây là quá trình diễn ra chậm và rất khó để nhận biết, lúc đầu bạn sẽ cảm thấy mình là người có lỗi khi nghi ngờ kẻ thao túng chính mình. Gaslighting ngày này diễn ra phổ biến trong cuộc sống, Gaslighting trong gia đình, Gaslighting trong công sở, glastighting trong tình yêu…

gaslighting là gì
Tìm hiểu Gaslighting là gì?

Thuật ngữ này bắt nguồn từ vở kịch “Gas Light” được trình diễn vào năm 1938 tại Broadway, New York. Nội dung vở kịch kể về người đàn ông jack Manningham cùng người vợ Bella của mình. Trong đó, Jack đã dùng mọi cách để mê hoặc trái tim của Bella bằng cách tạo ra những sự cố bất ngờ như đốt lò gas, làm bức tường bị rung chuyển hay làm bức tranh thay đổi vị trí… Toàn bộ hành động của Jack nhằm thuyết phục Bella rằng cô bị mất trí nhớ và dần trở nên điên dại. Mục đích cuối cùng là kiểm soát và lợi dụng cô vợ yêu quý mình. 

nguồn gốc của thuật ngữ gaslighting
Gaslighting là thuật ngữ có nguồn gốc từ vở kịch ​​Gas Light

2. Những giai đoạn của Gaslighting

Gaslighting là thủ thuật tâm lý lạm dụng tinh thần cùng cảm xúc của nạn nhân,hình thức thao túng tâm lý này sẽ thúc đẩy sự lo lắng, trầm cảm ở nạn nhân, dẫn đến suy sụp tinh thần. Quá trình này thường xảy ra theo những giai đoạn:

  • Giai đoạn hoài nghi: Bạn cảm thấy mọi chuyện diễn ra kỳ lạ trong mối quan hệ, nhưng bạn vẫn tiếp tục mối quan hệ đó với sự nghi ngờ mà không dừng lại.
  • Giai đoạn phòng thủ: Bạn bắt đầu tự bảo vệ chính mình chống lại thao túng từ người gaslight. 
  • Giai đoạn trầm cảm: Giai đoạn này sẽ khiến bạn bị buồn chán, giảm sự hài lòng, hứng thú và có suy nghĩ tiêu cực. 
  • Cuối cùng, gaslighting còn dẫn đến hội chứng Stockholm, đây chính là hội chứng khiến nhạn nhân nảy sinh tình cảm với người đã thao túng tâm lý mình. 

3. Những dấu hiệu của một gaslighter

Nạn nhân Gaslighting sẽ cảm thấy mất niềm tin vào chính mình và dẫn đến sự hoang mang, lo sợ. Theo đó, người muốn gaslight người khác sử dụng chiêu trò sau: 

3.1. Nói dối

Những người muốn thao túng tâm lý sẽ liên tục nói dối về những việc mà bạn biết rõ rằng họ nói dối. Đặc biệt hơn, những chuyện này quá hiển nhiên đến nỗi bạn không tin được rằng ai có thể nói dối về vấn đề như vậy. Vậy nên, bạn có thể bắt đầu đặt câu hỏi về mọi thứ và trở nên không chắc chắn về vấn đề đơn giản nhất. 

Những biểu hiện của một Gaslighter
Nói dối là biểu hiện của một Gaslighter

3.2. Họ dựng ra câu chuyện không có thật

Người muốn gaslighting có thể nói ra những câu nói tổn thương bạn rồi một thời gian sau hoàn toàn chối bỏ việc này. Thậm chí họ còn yêu cầu bạn chứng minh rằng họ đã làm bạn tổn thương. Bạn dần dần nghi ngờ về trí nhớ và nhận thức của mình, sau đó bắt đầu tự hỏi liệu người kia có thể nói đúng không và dần chấp nhận điều mà họ đã nói. 

3.3. Họ dùng những điều bạn trân trọng để chống lại bạn

Người muốn Gaslighting dùng những điều mà bạn yêu quý nhất để chống lại bạn. Chẳng hạn như khi bạn yêu thích công việc của mình, họ sẽ nói đến công việc của bạn gặp nhiều vấn đề. Đối với những ai đã sinh con, kẻ thao túng có thể đưa ra lý do tại sao không nên có con? Điều này vô tình khiến bạn không còn tin tưởng vào những điều mình trân trọng và yêu quý nhất.

3.4. Kẻ thao túng khiến bạn không còn có chính kiến của riêng mình

Một trong những điều đáng sợ nhất của Gaslighting là nạn nhân sẽ không thay đổi ngay mà dần dần biến mình thành con người khác một cách từ từ. Nạn nhân không còn suy nghĩ, hành động, chính kiến của mình mà dần trở thành một người giống như kẻ thao túng kia mong muốn. 

Kẻ thao túng sẽ khiến bạn không còn chính kiến của riêng mình 
Kẻ thao túng sẽ khiến bạn không còn chính kiến của riêng mình

3.5. Họ liên tục dùng lời nói để thao túng bạn

Người muốn thao túng sẽ luôn dùng những câu nói sáo rỗng để bạn có thể tin tưởng họ, đôi khi họ cũng sẽ có những hành động mang tính bạo hành bên cạnh lời nói thao túng.

3.6. Họ cũng có lúc sẽ ngọt ngào với bạn

Bên cạnh những lời nói gây tổn thương, người muốn Gaslighting vẫn có những lúc khen ngợi, cổ vũ để khiến bạn không nghĩ rằng họ không phải là người xấu. Dù vậy, sau những lời nói ngọt ngào đó là mục đích chiếm được sự tin tưởng và phục tùng từ bạn. 

3.7. Họ khiến bạn cảm thấy luôn mập mờ

Nếu bạn là người đề cao sự ổn định và rõ ràng, người thích thao túng lợi dụng tâm lý này để tạo ra sự mập mờ, hỗn loạn xung quanh nạn nhân. Khi này, bạn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc dựa vào người thao túng mình để có sự ổn định nhất thời. 

Kẻ thao túng luôn khiến bạn luôn trong trạng thái mập mờ
Kẻ thao túng luôn khiến bạn luôn trong trạng thái mập mờ

3.8. Họ luôn đổ lỗi cho bạn

Những người muốn thao túng sẽ khiến bạn cảm thấy mình mới là người gian dối và lừa lọc dù chính họ là người có lỗi. Bạn cảm thấy mình luôn là người có lỗi và liên tục nhận phần sai về mình. 

3.9. Họ khiến bạn không còn tỉnh táo

Một Gaslighter có thể khiến bạn cảm thấy bị hoang mang, nghi ngờ về bản thân lợi dụng điều này khiến bạn nghĩ rằng mình không tỉnh táo. Điều này còn khiến những người xung quanh và chính bạn cho rằng những vấn đề bạn đang gặp là không có thật, lúc này bạn rất khó tìm kiếm sự giúp đỡ. 

3.10. Họ cho rằng mọi người đều có thể nói dối

Kẻ lạm dụng có thể nói với bạn là mọi người đều đang nói dối và muốn hãm hại bạn. Kể từ đó, bạn sẽ không còn lòng tin vào bất kỳ ai mà chỉ biết trông cậy vào kẻ thao túng tâm lý, tâm lý này khiến họ dễ dàng Gaslighting bạn hơn. 

4. Cách đối phó với Gaslight là gì? 

Cách để đối phó hiệu quả đối với tình trạng này là gì? Nếu nhận thấy rằng bản thân của mình đang bị Gaslighting, bạn có thể thực hiện theo những điều sau: 

Xác nhận tình trạng Gaslighting: Bạn cần làm rõ ai là người đang muốn thao túng bạn cùng cách họ thực hiện hành vi. Bạn cũng nên ghi chú lại những lần mình tự nghi ngờ bản thân để nhận ra hiện tượng Gaslighting. 

Dành thời gian để ngồi thiền: Thiền giúp bạn giữ được chính kiến và quan điểm của mình mỗi khi nghi ngờ bản thân. 

Tìm kiếm sự giúp đỡ: Bạn có thể nói chuyện cùng bạn bè và thành viên trong gia đình của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những nhà trị liệu hoặc chuyên gia sức khoẻ tâm thần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự nâng cao nhận thức của mình về vấn đề xây dựng sự tin tưởng cho mình cùng cách vượt qua hiệu ứng thao túng tâm lý Gaslighting. 

Những cách để đối phó với Gaslighting
Những cách để đối phó với Gaslighting

Trên đây là những thông tin hữu về Gaslighting là gì và dấu hiệu nhận biết một Gaslighter mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để đối phó lại những kẻ muốn thao túng tinh thần chính mình. 

>>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.