Ngoài cơm thì cháo cũng là món ăn quen thuộc, được nhiều gia đình yêu thích, nhất là cho bữa sáng nhanh gọn. Vậy làm thế nào để nấu cháo thơm ngon, hấp dẫn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu top những bí quyết nấu cháo nhanh nhừ, không dính nồi bạn nên biết nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Trộn gạo nếp cùng với một ít gạo tẻ
- 2. Ngâm gạo khoảng 30 phút trước khi nấu
- 3. Rang gạo trước khi nấu
- 4. Nấu cháo với lượng nước phù hợp
- 5. Nấu cháo bằng nước sôi
- 6. Cho vào cháo một ít dầu ăn
- 7. Nấu cháo bằng cơm
- 8. Không nấu chung cháo và những nguyên liệu khác
- 9. Suốt quá trình nấu không khuấy nhiều lần
- 10. Đặt đũa hoặc thìa gỗ lên trên thành nồi
- 11. Vo gạo trước khi nấu và sử dụng lượng nước vừa phải
- 12. Điều chỉnh lửa
- 13. Nấu cháo bằng nước lạnh
- 14. Dùng nước xương hầm để nấu cháo
- 15. Lựa chọn gạo chất lượng để nấu cháo
1. Trộn gạo nếp cùng với một ít gạo tẻ
Trộn gạo nếp cùng với một ít gạo tẻ là bí quyết nấu cháo thơm ngon, hấp dẫn mà nhiều người không ngờ đấy. Gạo nếp với hương thơm đặc trưng, nếu được nấu cùng gạo tẻ sẽ giúp tạo ra món cháo sánh mịn, mềm dẻo hơn so với cách nấu thông thường.
Ngoài ra, việc trộn gạo nếp và gạo tẻ khi nấu cơm còn giúp mẻ cơm của bạn được thơm ngon hơn. Độ tơi xốp của gạo tẻ kết hợp với độ dẻo của gạo nếp chắc chắn sẽ khiến bạn thích mê đấy.
2. Ngâm gạo khoảng 30 phút trước khi nấu
Trước khi nấu cháo, bạn có thể mang gạo đi ngâm trước khoảng 30 phút, để giúp chúng mềm ra. Nhờ vậy, khi nấu, cháo sẽ nhanh mềm hơn.
3. Rang gạo trước khi nấu
Một bí quyết nấu cháo khác là bạn có thể rang gạo trước khi nấu để hạt gạo sẽ bị nhiệt độ làm cứng và định hình được hạt gạo. Điều này không chỉ giúp cháo nhanh nhừ, không bị nát, mà còn làm món ăn dậy mùi thơm ngon, khó cưỡng.
Sau khi mang gạo đi ngâm, bạn chỉ cần cho gạo vào chảo rang trên bếp cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong thì dừng lại là được.
4. Nấu cháo với lượng nước phù hợp
Để cháo có thể thơm ngon, hấp dẫn, không quá lỏng cũng không quá đặc sệt thì tốt hơn hết là bạn nên canh lượng nước và gạo theo tỷ lệ 3:1 (3 phần nước và 1 phần gạo).
5. Nấu cháo bằng nước sôi
Thông thường, để nấu cháo thì mọi người sẽ đổ gạo vào nồi, thêm nước lạnh rồi mới bật bếp nấu. Thực chất, phương pháp này sẽ khiến cho hạt cháo không nở đều và đáy nồi cũng dễ bị cháy khét.
Bí quyết nấu cháo chuẩn xác nhất là nấu nước sôi trước đó rồi mới bắt đầu cho gạo vào nấu, nhớ đậy nắp nồi thật kín rồi tắt bếp. 15 phút sau, bạn tiến hành bật bếp để nồi cháo sôi thêm lần nữa. Khi cháo đã sôi thì vặn nhỏ lửa lại hoặc tắt bếp rồi để vậy một lúc, lúc này cháo sẽ tự nở nhừ.
Nấu cháo theo cách này không chỉ giúp cháo nhanh nhừ hơn mà còn tiết kiệm tối đa gas, điện cho gia đình. Đặc biệt, gạo sẽ không bị bám dính vào đáy nồi và không bị cháy.
6. Cho vào cháo một ít dầu ăn
Bạn cũng có thể thử nghiệm phương pháp cho vào cháo một ít dầu ăn. Kết quả là sau khi chín, cháo sẽ có một vẻ bóng loáng đẹp mắt và dễ ăn hơn.
7. Nấu cháo bằng cơm
Một bí quyết nấu cháo khác để cho ra thành phẩm cực thơm ngon hơn đó chính là dùng cơm để nấu. Phương pháp này không chỉ giúp cháo nhanh nhừ mà còn giải quyết được tình trạng cháo thường bị trào khi sôi.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng rằng việc nấu cháo bằng cơm sẽ khiến cháo dễ bị cháy ở đáy nồi. Lúc này, chỉ cần áp dụng cách lấy nước lạnh để dội qua cơm trước khi cho chúng vào nồi nấu cháo.
8. Không nấu chung cháo và những nguyên liệu khác
Hãy bỏ ngay thói quen nấu cháo chung với những nguyên liệu khác như rau củ, thịt, hải sản. Bởi lẽ khi nấu kiểu này, cháo sẽ bị đục mà hương vị cũng sẽ không được đảm bảo.
Thay vào đó, bạn nên nấu cháo riêng và nấu thịt, rau củ, hải sản riêng. Khi tất cả thành phẩm đều đã chín, 10 phút cuối cùng chính là khoảng thời gian bạn cho chúng vào nồi nấu chung với nhau. Khi tắt bếp, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được độ trong, ngon của cháo. Với bí quyết nấu cháo này, ăn vào cảm giác hương vị của cháo rõ rệt hơn và không bị lẫn lộn mùi vị vào nhau.
9. Suốt quá trình nấu không khuấy nhiều lần
Nhiều người cho rằng việc khuấy nhiều lần sẽ giúp cháo chín đều và nhanh nhừ hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm! Ngược lại, nó còn khiến hạt gạo bị nát, vữa. Khi nấu chúng với nhiều nguyên liệu khác, thói quen khuấy nhiều còn làm cho cháo bị tanh.
Thực tế, trong suốt quá trình nấu bạn chỉ nên khuấy cháo hai lần:
- Lần thứ nhất: Khi mới đổ gạo vào nước sôi. Lúc này cần lưu ý là chỉ được khuấy 1 chiều.
- Lần thứ hai: Khi cháo đã được nấu 20 – 25 phút, bạn tiến hành khuấy 1 chiều trong khoảng tầm 5 phút. Đậy nắp lại và chờ ninh thêm khoảng từ 3 – 5 phút nữa thì cháo chín.
10. Đặt đũa hoặc thìa gỗ lên trên thành nồi
Cách tốt nhất để cháo không bị trào đó chính là trước khi cháo sôi, lấy một đôi đũa tre hoặc một chiếc thìa cán gỗ có kích thước phù hợp. Đặt đũa/thìa lên miệng nồi và bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt: Cháo sôi mà không bị trào ra.
11. Vo gạo trước khi nấu và sử dụng lượng nước vừa phải
Cháo bị trào ra ngoài sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn biết đến phương pháp vo gạo trước khi nấu. Cụ thể, bạn nên tiến hành vo gạo khoảng 3 tiếng trước đó rồi ngâm gạo trong lượng nước vừa phải, sau đó đem đi nấu.
Trong quá trình nấu cháo, cần lưu ý rằng không nên đổ gạo vào khi nước trong nồi còn lạnh. Thời điểm thích hợp để cho gạo vào là khi nước đang sôi ở nhiệt độ từ 50 – 60 độ C. Đừng quên thêm một ít muối để cháo không còn bị trào.
12. Điều chỉnh lửa
Trong quá trình nấu cháo, việc điều chỉnh lửa cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khi mới bắt tay vào nấu để cháo chín, nở, bạn có thể cho lửa lớn để cháo nhanh sôi. Tuy nhiên, để cháo được mềm và chín đều thì bạn chỉ nên duy trì lửa nhỏ liu riu. Phương pháp này sẽ giúp cháo ít bị trào lên khi nấu.
13. Nấu cháo bằng nước lạnh
Nấu cháo bằng nước lạnh hay bằng nước sôi đều được. Tuy nhiên, khi ngay từ đầu cho gạo vào cùng nước lạnh thì chỉ nên đun lửa vừa. Khi cháo sôi thì hạ lửa nhỏ lại để ninh. Trong suốt quá trình nấu, bạn không nên khuấy vì để im thì cháo sẽ không bị bén.
14. Dùng nước xương hầm để nấu cháo
Một bí quyết khác đã được kiểm chứng là nấu cháo bằng nước xương hầm. Để thực hiện cách này, đầu tiên bạn hãy dùng nước sôi để nấu cháo như bình thường. Cho đến khi cảm nhận như cơm nát thì mới cho vào nồi nước hầm xương (bò, lợn, gà). Nấu tiếp cho đến khi thành cháo thì mới cho gia vị, rau, thịt vào,… để món cháo thêm đậm đà. Thực hiện như vậy thì thành phẩm thu được là một nồi cháo sánh đặc cực thơm ngon.
15. Lựa chọn gạo chất lượng để nấu cháo
Một bí quyết cũng làm nên sự hấp dẫn của một nồi cháo đó chính là chất lượng gạo. Để cháo được ngon và đầy đủ dinh dưỡng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại gạo mới, thơm và dẻo. Có thể tham khảo một số loại gạo ngon như gạo nhật, gạo bắc hương, gạo tám điện biên,…
>> Xem thêm:
- Cách nấu cháo yến mạch giảm cân vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe
- Cháo bao nhiêu calo? Hướng dẫn cách giảm cân bằng cháo hiệu quả
Trên đây là tổng hợp 10 bí quyết nấu cháo thơm ngon, không dính nồi mà bất cứ người nội trợ nào cũng nên biết. Vua Nệm hy vọng với những mẹo nhỏ này, bạn có thể chế biến cho gia đình mình những nồi cháo hấp dẫn và giàu dưỡng chất!