Truyền thông là gì? Vai trò và các yếu tố cơ bản của truyền thông đại chúng

CẬP NHẬT 30/06/2023 | Bài viết bởi: Ly Dương

Trong thời đại công nghệ 4.0 mạnh mẽ như hiện tại, truyền thông đã và đang trở thành một phương tiện không thể thiếu, góp phần đẩy mạnh tiến trình phát triển của toàn nhân loại. Vậy truyền thông là gì? Đâu là các yếu tố cơ bản của mô hình truyền thông đại chúng? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn toàn bộ những thắc mắc nói trên.

1. Truyền thông là gì?

1.1 Định nghĩa truyền thông

‘Truyền thông là gì?’ là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ có hứng thú và quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này. Hiểu một cách đơn giản, truyền thông chính là quá trình truyền đạt, trao đổi thông tin diễn ra giữa hai hoặc nhiều người. Truyền thông được thực hiện nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tư tưởng,… qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức cũng như tạo động lực to lớn cho sự phát triển của xã hội. 

Hoạt động truyền thông chủ yếu được thực hiện thông qua các kênh truyền thông đại chúng, hướng đến việc phổ biến các nguồn tin đa dạng như tin tức, giáo dục, y tế, giải trí, quảng cáo,… 

định nghĩa truyền thông
Hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các kênh truyền thông đại chúng

1.2 Một số khái niệm liên quan

Một số khái niệm khác có liên quan đến truyền thông mà chúng ta nên biết bao gồm:

– Ngành truyền thông: ngành đào tạo chính quy liên quan đến cách thức truyền đạt thông hiệu quả trong nhiều lĩnh vực đời sống, tiêu biểu là báo chí truyền thông, luật, kinh doanh, chính trị,…

– Đối tác truyền thông: các cơ quan phụ trách truyền thông mà ta có thể kết nối, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Thông thường, các hoạt động quảng bá sẽ được tổ chức trên nền tảng phương tiện của cả hai bên, mang đến lợi ích về danh tiếng hoặc lợi nhuận song phương

– Báo chí truyền thông: một hình thức truyền thông đại chúng có tầm quan trọng tuyệt đối, còn được xem là quyền lực thứ tư của xã hội và phổ biến trên khắp thế giới

báo trí truyền thông
Báo chí truyền thông được xem là quyền lực thứ tư của xã hội

2. Các yếu tố cơ bản của truyền thông

Bên cạnh thắc mắc ‘truyền thông là gì’, các yếu tố cơ bản cấu thành một mô hình truyền thông bài bản cũng là đề tài khiến nhiều người quan tâm, để ý. Nhìn chung, những nhân tố bắt buộc phải có trong hệ thống thành phần này là:

2.1 Người gửi (người phát hành)

Người gửi (hay người phát hành) là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ những người viết nội dung, phóng viên, tác giả, nhà sản xuất, cơ quan báo chí – truyền thông,… Trước đây, danh từ này chủ yếu nói đến các cá nhân đang làm việc tại một công ty, tổ chức truyền thông nhất định nào đó. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi đáng kể khi ngày nay, bất cứ ai cũng có thể thực hiện vai trò sáng tạo nội dung và phát hành chúng rộng rãi trên mạng. 

những yếu tố của truyền thông
Người gửi là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ những người viết nội dung truyền thông

2.2 Thông điệp

Hiểu một cách đơn giản thì thông điệp chính là nội dung trọng tâm mà quá trình truyền thông hướng tới. Thông điệp thường được truyền đi dưới rất nhiều dạng thức, từ những talk-show, cuộc phỏng vấn ngắn hay tranh luận tin tức đến một bộ phim, câu chuyện, cuốn sách, quảng cáo, bài hát,…

2.3 Kênh

Ở đây, kênh được định nghĩa là các phương tiện được dùng trong quá trình truyền thông. Nhóm công cụ chuyên dụng phổ biến nhất gồm: đài truyền hình, đài phát thanh, sách báo, quảng cáo,… giúp truyền tin một cách nhanh chóng và xuyên suốt trên phạm vi rộng.

kênh truyền thông
Kênh được định nghĩa là các phương tiện được dùng trong quá trình truyền thông

2.4 Người nhận

Người nhận là đối tượng mà toàn bộ quá trình truyền thông hướng đến, tức người tiếp nhận thông điệp. Đặc điểm của tầng lớp khán giả đại chúng này nằm ở số lượng đông đảo, ẩn danh và không đồng nhất.

2.5 Phản hồi (Feedback)

Phản hồi trong truyền thông đại chúng được chia làm hai loại: một chiều hoặc hai chiều, phụ thuộc vào loại phương tiện mà bên phát hành lựa chọn. Ví dụ như:

– Feedback một chiều: xảy ra khi người nhận chỉ đơn thuần tiếp nhận thông tin mà không thể đưa ra bất cứ ý kiến, tranh luận nào ngay lập tức. Dạng phản hồi này thường gặp ở đa số các phương tiện truyền thống như tivi, radio,…

– Feedback 2 chiều: thường xuất hiện ở các nền tảng truyền thông hiện đại và đảm bảo thu lại phản ứng tức thời, điển hình là Youtube, Tiktok, Facebook, Instagram, Twitter,…

phản hồi truyền thông
Phản hồi trong truyền thông đại chúng được chia làm hai loại

2.6 Kiểm duyệt nội dung/thông tin

Kiểm duyệt nội dung/thông tin trước khi phát hành là công đoạn bắt buộc và được thực hiện bởi các nhà truyền thông chuyên nghiệp (phóng viên, nhà báo, biên tập viên, chủ sở hữu kênh,…). Sau khi được ‘chắt lọc’ kỹ lưỡng qua nhiều cấp độ, chỉ một số tin tức quan trọng và phù hợp mới được cấp phép phát hành, góp phần hạn chế việc đưa tin tràn lan, thiếu tính xác thực,…

2.7 Nhiễu

Nhiễu là thuật ngữ ám chỉ các lỗi sai, các yếu tố cản trở quá trình truyền tin hoặc làm sai lệch thông tin truyền tới khán giả. Đối với phiên bản in ấn, đó có thể là các lỗi chính tả, morat, in sót dòng, in sai,… Trong khi đó, vấn đề kỹ thuật được xem là loại nhiễu thường gặp nhất đối với phương tiện truyền thông điện tử.

nhiễu truyền thông
Nhiễu là thuật ngữ ám chỉ các yếu tố cản trở quá trình truyền tin

Mặt khác, nhiễu còn có thể xuất phát từ các rào cản ngôn ngữ (dịch sai, hiểu sai), khác biệt bối cảnh văn hóa – xã hội, ngữ cảnh, trình độ học vấn, mức độ sở hữu kinh tế,…

3. Vai trò của truyền thông

Như đã nói ở trên, vai trò của truyền thông trên phương diện cá nhân và cộng động là cực kỳ quan trọng. Cụ thể:

3.1 Vai trò giáo dục

Nhờ vào những nội dung được truyền tải qua phương tiện truyền thông, người xem có thể học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức bổ ích liên quan đến văn hóa, lịch sử, sức khỏe, môi trường, khoa học,…

trai trò của truyền thông
Vai trò giáo dục của truyền thống được thể hiện rõ nét

3.2 Vai trò cập nhật

Vai trò cập nhật của truyền thông thể hiện qua tốc độ tiếp nhận, phản hồi và lan truyền thông tin diễn ra gần như tức thì. Cùng với sự phát triển của công nghệ, khoảng cách địa lý, ngôn ngữ hay thời gian gần như bị xóa bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện để mọi người nắm bắt mọi diễn biến cũng như xu hướng thịnh hành trên khắp hành tinh.

3.3 Vai trò thu thập kiến thức

Ảnh hưởng sâu rộng của truyền thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khán giả không ngừng thu thập và bổ sung kiến thức. Ngoài ra, mọi người còn có thể thảo luận, trao đổi thêm với nhau sau khi tiếp nhận thông điệp từ các phương tiện báo đài.

thu thập kiến thức từ truyền thông
Ảnh hưởng của truyền thông tạo điều kiện thuận lợi để khán giả bổ sung thêm kiến thức

3.4 Vai trò khai phá tiềm năng

Quá trình truyền thông hiện đại luôn ủng hộ và khuyến khích mọi người thể hiện cá tính và tài năng của mình. Bằng chứng là nhiều người đã trở nên nổi tiếng khi khám phá ra năng khiếu tiềm ẩn của mình ở các lĩnh vực như ca hát, diễn xuất, hài kích,…  

3.5 Vai trò giải trí

Từ xưa đến nay, truyền thông vẫn được xem là một nguồn giải trí đa dạng và thú vị dành cho mọi tầng lớp khán giả. Bạn có thể dễ dàng có được những giờ phút vui vẻ hết mình nhờ việc xem phim, nghe nhạc hay theo dõi các gameshow được trình chiếu rộng rãi.

Truyền thông được xem là một nguồn giải trí đa dạng và thú vị
Truyền thông được xem là một nguồn giải trí đa dạng và thú vị

>>>Bạn đã biết: Content là gì? 16 loại content phổ biến nhất hiện nay

3.6 Vai trò thúc đẩy sản xuất

Một trong những mục đích quan trọng nhất của truyền thông là quảng cáo và quảng bá sản phẩm. Do đó, nếu biết cách tận dụng hợp lý, nhà sản xuất/đơn vị cung ứng có thể bán ra nhiều hơn, đồng thời đạt mức tăng doanh số cũng như lợi nhuận nhiều hơn đáng kể.

 3.7 Vai trò giảm thiểu chi phí

Nhờ vào sự phát triển của truyền thông điện tử hiện đại mà con người đã tiết kiệm được một lượng chi phí vô cùng lớn. Thay vì đầu tư vào các phương tiện truyền thống tốn kém và ít hiệu quả thì ‘rót vốn’ vào truyền thông trực tuyến sẽ là lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều.

Truyền thông trực tuyến sẽ là lựa chọn hoàn hảo để giảm thiểu chi phí
Truyền thông trực tuyến sẽ là lựa chọn hoàn hảo để giảm thiểu chi phí

3.9 Vai trò trao đổi văn hóa

Truyền thông cho phép quá trình trao đổi đa văn hóa diễn ra suôn sẻ và liên tục, góp phần quan trọng trong việc xây dựng một bối cảnh toàn cầu hóa đang được xúc tiến mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới.

Trên đây là bài viết của Vua Nệm về đề tài truyền thông là gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post