Chuyện quanh ta

Say trà là gì? Xử lý như thế nào khi bị say trà?

CẬP NHẬT 04/04/2023 | BỞI Ngọc Hân

Say trà” là hiện tượng không ít người gặp phải, đặc biệt là những người mới uống trà lần đầu. Vậy hiện tượng này là gì? Có nguy hiểm cho sức khỏe người uống không? Vua Nệm sẽ giải đáp cặn kẽ ngay sau đây, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

1. Say trà là gì? Làm thế nào để nhận biết bạn bị say trà?

Say trà là hiện tượng diễn ra khi bạn sử dụng quá nhiều trà mạnh trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, hiện tượng này xảy ra nhiều ở phụ nữ, trẻ em, người mới tập uống trà hay những người có thể trạng yếu.

say trà là gì
Say trà xảy ra khi cơ thể không thích nghi được với các chất trong trà

Biểu hiện rõ nhất của say trà chính là người uống cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, tay lạnh, vã mồ hôi, người trở nên mệt mỏi và khó chịu cực kỳ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, họ có thể bị hạ đường huyết và ngất lịm đi.

2. Nguyên nhân khiến bạn bị say trà

Thông thường, nguyên nhân khiến bạn bị say trà xuất phát từ việc bạn mới uống lần đầu tiên hoặc uống trà với liều lượng quá mức cho phép. Thành phần của trà có chứa ba chất khiến cơ thể bạn phản ứng với trà đó chính là Theanine, Catechin và Caffeine. Mặc dù ba chất này đều không gây hại cho cơ thể nhưng nếu thể trạng người uống không hợp thì tình trạng say trà vẫn có thể xảy ra.

Trong trường hợp những người sử dụng trà nhiều nhưng không hề bị say, nhất là những người miền Bắc, thì có thể giải thích là do họ đã tập làm quen với liều lượng trà mà mình uống mỗi ngày. Với những người lâu lâu mới uống hay không có thói quen uống nhiều thì sẽ say trà nếu uống quá mức bình thường.

bị say trà
Tình trạng say trà xảy ra do nhiều nguyên nhân

Ngoài ra, hiện tượng bị say khi uống trà còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Không uống trà đúng cách.
  • Trà mới hái nên có nồng độ dược chất cao.
  • Thường uống trà có độ lên men cao khi chuyển qua trà có độ lên men thấp thì dễ bị say.

3. Bị say trà nên xử lý thế nào?

Trong trường hợp bạn phát hiện bản thân có dấu hiệu bị say trà, hãy nhanh chóng thực hiện những biện pháp sau để làm dịu đi những triệu chứng:

  • Uống nước lọc nhiều.
  • Xoa ấm vùng bàn tay, bàn chân kết hợp xoa bóp vùng Thái Dương nhằm làm giảm đi sự khó chịu.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi.
  • Uống nước gừng để nhịp tim cơ thể được ổn định.
  • Sử dụng một số thực phẩm có tác dụng lấy lại năng lượng cho cơ thể, ví dụ:
    • Kẹo đường: Tăng cường lượng đường trong máu giúp bạn giảm đi những ảnh hưởng từ tác dụng phụ của trà.
    • Nước siro: Pha siro từ mật ong, nước, đường và kẹo cứng sẽ giúp bạn giảm đi những triệu chứng khó chịu.
    • Thịt: Khiến cảm giác khó chịu đỡ hơn.
say trà phải làm sao
Khắc phục tình trạng bị say khi uống trà bằng một số biện pháp

Đặc biệt cần lưu ý rằng bạn không nên cố gắng để chạy xe hay làm việc, bởi lẽ điều này sẽ khiến lượng đường trong máu giảm xuống, thậm chí ngất xỉu. Trong trường hợp đã làm đủ mọi cách nêu trên những triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì bạn cần nhanh chóng tìm đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời.

4. Những lưu ý để uống trà không bị say

Say trà là một tình trạng không ai mong muốn. Vì thế bạn hoàn toàn có thể phòng tránh hiện tượng này bằng việc tham khảo một số lưu ý sau đây:

  • Không uống trà khi bụng đang đói vì dễ bị say trà và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
  • Trước khi uống trà hay ăn ít đồ ăn nhẹ. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác say mà còn giúp vị trà được cải thiện, bạn sẽ cảm thấy ngon hơn khi uống.
  • Không uống trà quá đậm: Nên giảm bớt lượng trà cũng như thời gian hãm trà để có thể uống dễ dàng hơn. Đây cũng là cách để ngăn chặn những tác dụng phụ xảy ra vì trong trà cũng chứa hàm lượng caffein. Khẩu vị trà của bạn cũng sẽ có sự thay đổi, cụ thể là trở nên tinh tế hơn.
  • Không dùng những lá trà vừa mới hái: Những lá trà vừa mới hài thường sẽ có nồng độ alkaloids cao hơn những lá trà đã hái lâu. Vì thế, một lời khuyên dành cho bạn là hãy để lá trà trong khoảng 15 – 20 ngày rồi mới sử dụng.
  • Những người có tiền sử huyết áp, tim mạch nên hạn chế uống trà.
cách giải say trà
Giảm bớt độ đậm của trà để tránh bị say

5. Thời điểm nào bạn không nên uống trà?

Uống trà không phải cứ tùy hứng là uống. Để hạn chế hiện tượng say trà thì mỗi người cần biết thời điểm uống trà thích hợp. Đặc biệt, dưới đây là những khoảng thời gian bạn không nên uống trà để đảm bảo sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không thích hợp để uống nhiều trà, đặc biệt là trà đặc. Bởi lẽ trà chứa một hàm lượng caffein cao có ảnh hưởng đến thể trạng của thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Những người có dấu hiệu suy nhược thần kinh chỉ thích hợp để uống trà vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Tuyệt đối không nên uống trà vào ban đêm vì sẽ tăng nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.
  • Không nên uống trà lúc đang sốt cao vì lúc này, trà sẽ làm giảm đi công dụng của thuốc hạ sốt cho cơ thể. Mặt khác, trà cũng làm cho cơn sốt của bạn thêm trầm trọng.
  • Trà không đem lại tác dụng gì cho gan và dạ dày. Vì thế nếu những cơ quan này của bạn đang bị tổn thương thì bạn nên tránh xa trà càng sớm càng tốt.
  • Không uống trà khi bạn đang say rượu vì nó sẽ gây hại đến tim và gan.
uống trà bị say
Uống trà vào ban đêm sẽ khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ

6. Uống trà nhiều có tốt không?

Dù không ít những nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích khi uống trà nhưng trên thực tế, việc uống trà quá nhiều mỗi ngày (vượt quá 3 – 4 ly) thì sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể dưới đây là những tác hại khi bạn uống trà quá nhiều.

6.1. Khả năng hấp thu sắt bị giảm đi

Trong trà chứa một hàm lượng tanin dồi dào, hoạt chất này có khả năng xảy ra phản ứng với sắt xuất hiện ở một số thực phẩm khiến cơ thể khó hấp thu. Lúc này, cơ thể dễ rơi vào tình trạng thiếu sắt và thiếu hụt hồng cầu.

6.2. Khiến bạn bồn chồn, căng thẳng

Hàm lượng caffeine có trong trà sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng khi uống quá nhiều thức uống này. Mặt khác, lá trà được ngâm càng lâu thì caffeine tiết ra càng nhiều.

biểu hiện say trà
Uống trà nhiều sẽ làm gia tăng mức độ căng thẳng

6.3. Gây khó ngủ

Khi uống trà nhiều, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ bị giảm sút. Caffeine trong trà sẽ ức chế quá trình hình thành melatonin – hormone đóng vai trò quan trọng đến giấc ngủ của bạn.

6.4. Gây cảm giác buồn nôn

Trong trà có chứa một số hợp chất gây buồn nôn, đặc biệt là khi bạn uống quá nhiều hay uống khi bụng rỗng. Chất tanin trong lá trà sẽ kích thích mô tiêu hóa làm kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu như buồn nôn, cào ruột, đau dạ dày,…

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng kèm một ít thức ăn nhẹ hoặc cho vào trà một ít sữa. Khi phản ứng với carbohydrate và protein, sự ảnh hưởng của tanin sẽ bị giảm đi đáng kể.

>> Xem thêm: 

Trên đây là những giải đáp về hiện tượng say trà cũng như cách xử lý khi uống trà bị say. Qua bài viết, Vua Nệm muốn nhắn nhủ đến mọi người, nhất là những ai thường xuyên uống trà, hãy tuân thủ liều lượng để đảm bảo sức khỏe bản thân nhé!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân