Palladium là kim loại gì? Tổng hợp ưu điểm và ứng dụng của Palladium

CẬP NHẬT 16/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Từ lâu, Palladium đã được xem là kim loại quý, không bị oxy hoá trong không khí. Chính vì có nét đẹp vượt trội, có trữ lượng vô cùng ít và có giá thành phải chăng đã giúp cho loại kim loại này trở nên phổ biến hơn với giới trẻ. Vậy Palladium là kim loại gì, được ứng dụng ở đâu, mời bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé!

1. Palladium là kim loại gì?

Palladium hay còn được biết đến với tên gọi Paladi, đây là một kim loại quý thuộc nhóm kim loại bạch kim (PGM). Hầu hết, các loại kim loại trong nhóm PGM đều có độ cứng, độ bền cao, chúng có khả năng chống ăn mòn, chống ly hoá tốt.

Palladium là kim loại có số nguyên tử là 46, có bề ngoài trắng bạc, giữ được độ sáng bóng nên trông rất giống với bạch kim. Tuy nhiên, loại kim loại này thường nhẹ hơn và có giá trị thấp hơn so với bạch kim.

palladium là gì
Palladium là kim loại gì, thường được ứng dụng vào ngành nghề gì?

2. Đặc tính và nguồn gốc của Palladium

Palladium là loại kim loại được ra đời vào năm 1803 bởi nhà hoá học William Hyde Wollaston, người Anh. Loại kim loại này được đặt tên theo một tiểu hành tinh cổ đại Pallas với đặc tính là độ bền, nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong nhóm PGM.

Ngoài ra, Palladium cũng có khả năng hấp thụ hydro gấp 900 lần so với thể tích của nó. Đồng thời, loại kim loại này cũng không bị oxy hoá, chúng lại có trọng lượng khá nhẹ nên rất thích hợp để kết hợp với vàng nhằm tạo ra vàng trắng.

Hiện nay, nguồn cung cấp Palladium chủ yếu đến từ Nga, Canada, Nam Phi và Hoa Kỳ. Trong đó, sản lượng của Nga chiếm lên đến 50%, sản lượng của Nam Phi chiếm đến 40%. Kim loại Palladium cũng thường được tìm thấy ở các trầm tính tại vành đai núi lửa. Chúng được xem là một trong những kim loại quý được quan tâm rất nhiều trong giới đầu tư kim loại.

palladium là chất gì
Giới thiệu chi tiết về nguồn gốc và đặc tính của kim loại Palladium

3. Palladium có những ưu điểm gì nổi bật

Sau khi đã tìm hiểu chi tiết Palladium là kim loại gì, dưới đây là tổng hợp những ưu điểm nổi bật của loại kim loại này, bạn hãy cùng khám phá nhé!

3.1. Palladium thường có giá thành phải chăng

Kim loại Palladium thường có giá thành rẻ hơn so với vàng và bạch kim. Tuy nhiên, sự chênh lệch giá giữa chúng không quá nhiều, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự khéo léo của thợ kim hoàn, chất lượng của sản phẩm hay thương hiệu chế tạo, cung cấp.

3.2. Palladium thường có độ thẩm mỹ cao

Palladium là loại kim loại có vẻ ngoài trắng sáng tự nhiên, không bị xỉn màu nên không cần phải sơn lại để duy trì vẻ bề ngoài. Với nét đẹp sang trọng, tự nhiên mà nhiều người thường nhầm lẫn Palladium với bạch kim. Chính vì thế đã khiến cho Palladium trở nên hấp dẫn, thích hợp để làm nhẫn cưới hoặc nhẫn đính hôn.

3.3. Palladium luôn an toàn, ít gây kích ứng

Hầu hết, các món đồ trang sức được làm từ Palladium nguyên chất, đều đảm bảo được độ an toàn, lành tính, không gây dị ứng cho da. Bởi vì kim loại này không chứa niên, kẽm hoặc coban. Nhờ đó, bạn có thể sử dụng Palladium hằng ngày mà không cần phải lo lắng về độ an toàn.

kim loại palladium
Kim loại Palladium thường có độ an toàn và lành tính với người dùng

3.4. Palladium có độ cứng và độ bền cao

Palladium được đánh giá là có độ cứng cao, cứng còn hơn cả bạch kim. Bên cạnh đó, loại kim loại này còn được chứng minh là có độ bền tốt, có khả năng chống trầy xước vượt trội nên luôn giữ được nét đẹp thẩm mỹ vượt trội.

3.5. Trọng lượng của Palladium khá nhẹ

Palladium thường không có độ đặc như bạch kim nên chúng khá nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi đeo. Độ nhẹ của chúng ấn tượng đến nỗi bạn sẽ không thể cảm thấy sự hiện diện của nhẫn được làm từ kim loại này trên ngón tay của mình.

3.6. Kim loại Palladium rất dễ bảo quản

Kim loại Palladium dễ bảo quản nhờ vào độ sáng bóng tự nhiên, khả năng chống xỉn màu và độ cứng, độ bền, khả năng chống trầy xước tốt. Nhờ đó, các loại trang sức được làm từ kim loại này không yêu cầu bảo dưỡng khắt khe, cẩn thận.

Để bảo quản trang sức được làm từ Palladium, bạn chỉ cần rửa chúng bằng xà phòng lỏng và nước để duy trì nét đẹp sáng bóng. Đồng thời, bạn cũng có thể mang đến các cửa hàng đá quý uy tín, chuyên nghiệp để kiểm tra và bảo dưỡng nhé!

4. Một số nhược điểm của Palladium

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật thì Palladium cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định, bao gồm: 

4.1. Số lượng Palladium rất ít, rất hiếm

Số lượng Palladium thường rất ít, chúng chỉ xuất hiện ở các nước Nga, Nam Phi, Hoa Kỳ, Canada và các khu vực có trầm tích núi lửa. Do đó, kim loại này rất quý hiếm, hầu như các món đồ trang sức được làm từ kim loại này rất khó tìm và ít mẫu mã hơn so với các loại kim loại khác.

4.2. Rất khó để chế tác Palladium

Palladium thường có độ cứng cao, cứng hơn cả bạch kim nên chúng thường gây khó khăn trong quá trình chế tác, đánh bóng các món đồ trang sức được làm bằng kim loại này.

ưu điểm palladium
Chính vì độ cứng cao đã khiến cho Palladium trở nên khó để chế tác

5. Các ứng dụng Palladium phổ biến hiện nay

Palladium là loại kim loại đặc biệt, được yêu thích và ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau như điện tử, hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô hay làm đồ trang sức, bạn hãy cùng khám phá nhé!

5.1. Ứng dụng của Palladium trong ngành ô tô

Trong ngành công nghiệp ô tô, tổng sản lượng Palladium chiếm đến 85%, chúng được chế tạo thành bộ chuyển đổi xúc tác xe cộ hay còn gọi là kiểm soát khí thải. 

Thông thường, động cơ của xe thường thải ra các chất gây ô nhiễm như Carbon monoxide (CO), Nitơ oxit (NOx) và Hydrocacbon (HC). Do đó, Palladium thường được sử dụng để chuyển đổi các hợp chất ô nhiễm này thành khí Carbon Dioxide (CO2) và hơi nước nhằm giảm thải tác động đến môi trường.

5.2. Ứng dụng của Palladium trong ngành trang sức

Palladium có màu trắng, sáng bóng tự nhiên và không bị xỉn màu nên mang lại nét đẹp sang trọng nên, rất thích hợp để chế tạo trang sức. Đồng thời, loại kim loại này cũng được nhiều nhà hoàn kim trên thế giới săn đón. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng nhìn thấy chúng được sử dụng chủ yếu đối với việc làm hoa tai, nhẫn, vòng cổ hay các loại trang sức khác.

ứng dụng palladium
Palladium là loại kim loại được ứng dụng vào ngành sản xuất trang sức

5.3. Ứng dụng của Palladium trong ngành điện tử

Trong ngành điện tử, Palladium được sử dụng để chế tạo các bảng mạch in và bộ vi xử lý trong điện thoại. Bởi vì loại kim loại này rất dễ chế tạo, chúng có khả năng chống mài mòn cao nên rất thích hợp để sử dụng trong ngành điện tử.

5.4. Ứng dụng của Palladium trong hàng không vũ trụ

Kim loại Palladium thường được sử dụng chủ yếu trong ngành hàng không vũ trụ theo các cách khác nhau, bao gồm:

  • Cùng với các kim loại quý khác như vàng, bạc để chế tạo động cơ máy bay.
  • Palladium có khả năng chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên nên thường được sử dụng để chế tạo các bộ phận máy bay giúp bảo vệ trước thời tiết và sự ma sát.
  • Kim loại Palladium có độ bền bỉ, cứng cáp và độ ổn định nên thường được kết hợp với các loại bộ phận khác nhằm tạo nên bộ phận trao đổi nhiệt, vòi phun nhiên liệu cũng như nhiều vật dụng khác.

5.5. Ứng dụng của Palladium trong ngành nhiếp ảnh

Palladium thường được kết hợp với bạch kim để sử dụng trong in Platinotype, một kỹ thuật giúp tạo ra các bản in trắng đen, có vẻ ngoài mờ và có độ bền cao.

>> Xem thêmBạc 925 là gì? Giá của bạc 925 hiện nay là bao nhiêu?

Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc palladium là kim loại gì và những ứng dụng của chúng. Hy vọng qua thông tin trên bạn đã hiểu thêm về loại kim loại này cũng như chọn lựa và sử dụng chúng hiệu quả.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM