Bạn có biết rằng, theo tín ngưỡng, tâm linh của người Việt, mọi việc lớn nhỏ trong gia đình bạn đều có ông Công ông Táo chứng kiến. Vào dịp cuối năm các Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình bẩm tấu lại với Ngọc Hoàng về những chuyện đã xảy ra. Dân gian ta có riêng một ngày để cúng, đưa tiễn ông Táo về trời, gọi là ngày ông Công ông Táo. Vậy bạn đã biết ngày ông Công ông Táo kiêng gì chưa? Để Vua Nệm giải đáp giúp bạn nhé!
Nội Dung Chính
1. Ngày ông Công ông Táo kiêng gì?
Đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam vô cùng phong phú. Đi cùng với đó là những điều cấm kỵ cần được tuân thủ để tránh bị thần linh quở phạt. Trong việc cúng ông Công ông Táo cũng vậy, sẽ có những điều mà bạn cần tránh phạm phải. Vậy ngày ông Công ông Táo kiêng gì bạn đã biết chưa?
1.1 Không cúng ông Công ông Táo sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng cổ truyền nước ta, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm sẽ là ngày cúng ông Công ông Táo (hay còn gọi là Táo quân). Theo đó, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tai nghe mắt thấy ở dương gian. Và thời gian lý tưởng nhất trong ngày 23 tháng Chạp sẽ là 12 giờ trưa.
Tuy nhiên, hiện nay thời gian cũng cũng đã có những thay đổi nhất định, tùy thuộc vào tình hình của mỗi gia đình. Bạn đã có thể làm lễ cúng từ 21 tháng Chạp mà không nhất định phải đợi đến ngày 23. Không nên cúng quá trễ vì 12 giờ trưa là lúc mà Táo quân đã về trời, lễ cúng nên được thực hiện từ trước đó. Vì vậy, nếu hỏi ngày ông Công ông Táo kiêng gì thì sẽ kiêng cúng chậm trễ ngày ông Táo về trời.
Trong quá trình cúng, khi hương cháy được ⅔ cây thì gia chủ tiến hành hóa vàng, thả cá phóng sinh để tiễn ông Công ông Táo về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng.
1.2 Không đặt mâm cúng ông Táo dưới bếp
Nhiều người lầm tưởng rằng, ông Công ông Táo là vị thần bếp nên đặt mâm cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về tín ngưỡng, việc này không đúng với các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Theo đó, tất cả các chư vị thần linh cần đều phải được thờ phụng ở bàn thờ chính của gia đình. Không nên đặt bát hương ở dưới bếp để thờ cúng thần linh.
Mặc dù ông Táo cai quản việc bếp núc trong nhà, song thờ cúng là việc linh thiêng, không thể tùy tiện đặt mâm lễ ở dưới bếp để cúng bái. Điều này có thể khiến thần linh quở phạt, ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.
Cùng với đó, xét về mặt thờ cúng tâm linh thì lễ cúng phải được thực hiện ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ nhất trong nhà. Trong khi đó bếp lại là nơi đun nấu, chứa nhiều thực phẩm, rau, thịt, cá… không đủ trang nghiêm để cúng bái. Vì vậy nên đặt mâm cúng ở bàn thờ chính bởi ông Công là thần Thổ công cai quản đất đai trong nhà, mới thể hiện được hết lòng thành kính của gia chủ đối với ông Công ông Táo.
>>>Đừng bỏ lỡ: Đặt bàn thờ ông Táo hướng nào tốt, chuẩn phong thủy, thu hút sức khỏe và tài lộc?
1.3 Ngày ông Công ông Táo kiêng gì? kiêng xin tài lộc, sung túc
Cần phải hiểu rõ ràng, lễ cúng ông Công ông Táo là để tiễn Táo lên thiên đình báo với với Ngọc Hoàng về tình hình gia đình trong suốt một năm vừa qua. Trong lễ cúng này, gia chủ chỉ nên cầu khấn, xin các Táo giơ cao đánh khẽ, thương tình chỉ báo cáo những việc tốt đẹp và xin phù hộ bình an mà thôi.
Đặc thù của lễ cúng này là vậy nên hãy hạn chế tối đa việc cầu xin tài lộc, công danh hay tình duyên. Những mong muốn này không phù hợp với chuyến bay về trời của Táo quân vì vậy mà đừng phát tâm cầu khấn những điều này. Có nhiều người theo thói quen hễ làm lễ cúng, khấn vái là xin tài lộc, giàu sang thì cần phải tiết chế bạn nhé.
1.4 Không thả cá chép cẩu thả, sát sinh
Gắn liền Táo quân là cá chép, đây chính là phương tiện để ông Táo bay về thiên đình. Chính vì vậy mà việc phóng sinh cá chép cần được thực hiện một cách thành tâm và an toàn đối với chú cá.
Nhiều người phóng sinh rất hời hợt bằng cách vô tư thả từ trên cao, trên cầu xuống hay thậm chí là không tháo luôn cả túi nilon đựng cá mà cứ thế phóng sinh. Việc này là rất đáng lên án, vừa không có sự thành tâm, vừa có thể là hành động sát sinh đối với những chú cá.
1.5 Kiêng sơ sài trong đồ cúng
Lễ cúng nào cũng vậy, cốt yếu cần thành tâm và sự chỉn chu từ khâu đồ cúng cho đến việc thực hiện nghi lễ. Mâm cúng ông Công ông Táo không đòi hỏi sự cầu kỳ về đồ lễ, mâm lễ dù là đồ chay hoặc mặn đều được, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình.
Giấy tiền, vàng mã cũng không cần quá nhiều, chỉ cần đảm bảo 3 bộ mũ áo vàng mã vì theo tích xưa, các Táo quân gồm 2 Táo ông và 1 Táo bà. Vàng mã này sẽ được hóa cho thần linh sau khi lễ cúng hoàn tất.
Ngoài ra, tùy địa phương mà có nơi dâng thêm ngựa vàng mã với đầy đủ yên cương. Tuy nhiên, hầu hết thì người dân sẽ chuẩn bị cá chép giấy để làm phương tiện chở ông Táo về trời.
Vốn dĩ mâm cúng ông Công ông Táo đã rất đơn giản như trên nên cần phải được đảm bảo. Tránh việc chuẩn bị sơ sài, thiếu lễ cúng sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ. Lưu ý thêm là khi cúng ông Táo cần phải kiêng các món làm từ vịt, chim, ngỗng, dê, chó…
2. Văn cúng ông Công ông Táo
Câu hỏi ngày ông Công ông Táo kiêng gì đã được giải đáp. Không chỉ có những điều kiêng kỵ kể trên, trong quá trình thực hiện nghi lễ gia chủ còn phải biết đọc văn cúng để tiễn Táo quân về trời bẩm tấu với Ngọc Hoàng chuyện gia đình. Cụ thể về văn cúng, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
>>>Đọc chi tiết: Bài cúng ông công ông táo hằng năm
Nếu đã biết ngày ông Công ông Táo kiêng gì thì bạn hãy đảm bảo tuân thủ những điều kiêng kỵ kể trên. Người Việt Nam ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có kỵ”, nhất là với những việc liên quan đến thần linh, bề trên thì càng phải kỹ lưỡng, nghiêm chỉnh hơn nữa. Theo dõi Vua Nệm để cùng khám phá, tìm hiểu thêm nhiều nội dung bổ ích khác nữa nhé!
>>>Xem ngay: Hướng dẫn cúng rước ông Táo về nhà ngày 30 Tết đúng cách