Hướng dẫn biện pháp xử lý trước, trong và sau khi lũ, lụt xảy ra

CẬP NHẬT 12/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Khi lũ lụt xảy ra, việc nắm vững các biện pháp xử lý trước, trong và sau sự cố là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản. Mỗi giai đoạn của lũ lụt đều cần thực hiện các hành động cụ thể để giảm thiểu rủi ro và thiệt hại. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị, ứng phó và khôi phục sau khi lũ lụt xảy ra. Qua đó, giúp bạn biết được nên làm gì sau lũ để nhanh chóng khôi phục và ổn định cuộc sống.

1. Tìm hiểu lũ, lụt là gì?

Lũ là hiện tượng khi mực nước sông dâng cao vượt mức bình thường trong một khoảng thời gian cụ thể và sau đó giảm dần. Lũ thường xảy ra do mưa lớn kéo dài hoặc băng tan, làm lượng nước trong sông gia tăng nhanh chóng.

Tình trang lụt xảy ra khi nước lũ tràn qua các bờ sông, đê hoặc đường xá, xâm nhập vào các khu vực có địa hình thấp hơn. Hiện tượng này làm ngập lụt diện rộng, ảnh hưởng đến nhà cửa, cây cối và đồng ruộng và thường kéo dài trong một khoảng thời gian dài.

Lũ quét là dạng lũ xảy ra bất ngờ với sự gia tăng nhanh chóng về mực nước và giảm nhanh chóng. Lũ quét gây ra dòng chảy mạnh, cuốn theo nhiều bùn, đá và các vật thể khác, có khả năng tàn phá nghiêm trọng. Mực nước đỉnh của lũ quét thường cao hơn nhiều so với lũ thông thường và thường xảy ra ở các sông nhỏ hoặc khu vực đồi núi.

Lũ trên sông là hiện tượng khi mực nước trong sông dâng cao hơn mức bình thường và tốc độ dòng chảy cũng nhanh hơn. Lũ trên sông chủ yếu do các trận mưa lớn ở đầu nguồn gây ra, làm gia tăng nhanh chóng lượng nước trong sông.

Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao vượt mức bình thường
Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao vượt mức bình thường

>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu ngập úng và biện pháp phòng chống ngập úng hiện nay

2. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến lũ, lụt

Nguyên nhân gây ra lũ và lụt có thể được chia thành nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người:

  • Mưa lớn và kéo dài: Mưa liên tục trong thời gian dài hoặc mưa lớn đột ngột có thể làm tăng nhanh lượng nước trong sông, suối, dẫn đến hiện tượng lũ. Khi mưa quá nhiều, khả năng thấm hút của đất giảm, nước sẽ nhanh chóng đổ vào các hệ thống thủy lợi và sông ngòi, gây ra lũ. Đặc biệt, khi mưa đạt cường độ khoảng 50mm/h và duy trì liên tục trong khoảng 6 giờ, có khả năng cao gây ra lũ quét.
  • Băng tan: Trong các vùng có băng tuyết, sự tan chảy của băng vào mùa hè hoặc khi nhiệt độ tăng đột ngột có thể làm gia tăng lượng nước chảy vào các con sông và hồ, gây ra lũ.
  • Vỡ đập: Khi đập hoặc hồ chứa bị vỡ do quá tải hoặc hư hỏng, lượng nước lớn có thể xả ra đột ngột, gây ra lũ quét và lụt ở hạ lưu.
  • Sạt lở đất: Sạt lở đất hoặc đá có thể làm tắc nghẽn dòng chảy của sông suối, dẫn đến việc nước tràn ra ngoài bờ và gây lụt.
  • Thủy triều cao: Trong các khu vực ven biển, thủy triều dâng cao do ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới có thể làm nước biển tràn vào các khu vực đất liền, gây ra lụt.
  • Hoạt động của con người: Các hoạt động của con người như khai thác rừng, xây dựng hạ tầng thiếu khoa học, khiến lớp phủ thực vật bị suy giảm, từ đó làm giảm khả năng thấm nước của đất, gia tăng nguy cơ lũ lụt. Việc đô thị hóa không có quy hoạch hợp lý cũng gây cản trở dòng chảy tự nhiên của nước, dẫn đến tình trạng ngập úng nghiêm trọng hơn.
  • Tắc nghẽn dòng chảy: Rác thải, cát, hoặc đá lấp đầy các kênh rạch và cống rãnh có thể làm giảm khả năng thoát nước, dẫn đến tình trạng ngập lụt.
  • Bão lớn ở khu vực ven biển: Những cơn bão mạnh khi đổ bộ vào đất liền có thể làm nước biển dâng cao và tiến sâu vào khu vực nội địa, gây ngập lụt và nhiễm mặn cho đất đai.
  • Yếu tố địa hình và thảm thực vật: Địa hình chia cắt mạnh với núi cao, suối sâu, và độ dốc lớn là điều kiện dẫn đến cho lũ quét khi mưa lớn xảy ra.

Những nguyên nhân này có thể xảy ra độc lập hoặc kết hợp với nhau, làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ và lụt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lũ, lụt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lũ, lụt

3. Những điều cần phải làm trước khi xảy ra lũ, lụt

Trước khi lũ lụt xảy ra, người dân cần theo dõi thường xuyên các thông tin cảnh báo mưa lũ tại khu vực mình sinh sống để chuẩn bị ứng phó kịp thời. Dưới đây là một số bước quan trọng cần thực hiện trước khi xảy ra lũ, lụt:

  • Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ như thuyền, phao, bè, và các vật nổi khác. Cần gia cố nhà cửa bằng cách xây dựng gác lửng hoặc tạo lối thoát trên mái nhà để bảo vệ đồ đạc và có chỗ tạm trú khi mực nước dâng cao.
  • Bảo đảm nguồn nước sạch và dự trữ đủ nước uống, lương thực, thực phẩm, cùng thuốc men để sử dụng trong ít nhất 7 ngày.
  • Xác định độ cao của ngôi nhà để đánh giá khả năng bị ảnh hưởng bởi lũ.
  • Di chuyển các thiết bị điện như cầu dao chính, hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện lên cao hơn mức lũ dự kiến.
  • Chuyển các thiết bị và vật dụng giá trị ra khỏi những khu vực dễ bị ngập lụt như tầng thấp hoặc tầng hầm.
  • Học cách ngắt nguồn điện, gas và nước để đảm bảo an toàn khi có lũ.
  • Chủ động di chuyển khỏi các khu vực ven sông, vùng trũng thấp, và nơi có nguy cơ sạt lở hoặc lũ quét.
  • Lên kế hoạch phòng ngừa lũ lụt xảy ra vào ban đêm để bảo đảm sự an toàn.
Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ trước khi xảy ra lũ, lụt
Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ trước khi xảy ra lũ, lụt

4. Những điều cần phải làm khi xảy ra lũ, lụt

Trong khi lũ lụt đang diễn ra, việc cập nhật thông tin liên quan đến tình hình nước dâng, tình trạng ngập lụt ở các tuyến đường cao tốc, cầu cống, và khu vực trũng thấp là rất quan trọng. Nếu nhận được cảnh báo lũ, lụt tại khu vực mình sinh sống, hãy thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Di tản ngay lập tức đến khu vực an toàn có nền đất cao hơn nếu chính quyền địa phương yêu cầu.
  • Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, kể cả khi nước đã bắt đầu rút. Không đi bộ, bơi lội hoặc điều khiển xe qua những khu vực có nước chảy xiết.
  • Nếu phải di chuyển ngoài trời qua khu vực ngập nước, hãy sử dụng một cây gậy để kiểm tra mực nước trước khi đi qua. Tuyệt đối không tiếp cận gần các khu vực bị sạt lở.
  • Nếu bạn đang điều khiển xe ô tô và gặp phải lũ, hãy quay lại và tìm lối đi khác. Nếu không có lựa chọn khác, hãy đỗ xe ở nơi an toàn và chờ đợi nước rút. Tránh lái xe qua những đoạn đường dốc có nguy cơ sạt lở hoặc khu vực ngập nước vì dòng nước mạnh có thể cuốn trôi xe hoặc gây nguy hiểm do hố sâu dưới nước. Đừng cố lái xe quanh những vật cản và luôn đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu xe bị ngập nước, hãy nhanh chóng tắt máy, bỏ lại xe và tìm cách tự cứu mình.
  • Cẩn thận với rắn trong các khu vực ngập nước.
  • Sử dụng đèn pin thay vì thiết bị chiếu sáng bằng lửa trần (như nến, đuốc) để tránh nguy cơ cháy nổ, đặc biệt trong các khu vực bếp gas hoặc không gian hạn chế.
  • Theo dõi và cập nhật thông tin mới nhất về tình hình mưa lũ qua các kênh truyền thông như tivi, báo chí, và đài phát thanh.
Di tản ngay lập tức đến khu vực an toàn khi xảy ra lũ, lụt
Di tản ngay lập tức đến khu vực an toàn khi xảy ra lũ, lụt

>> Tìm hiểu thêm: 9 hành động bảo vệ môi trường đơn giản

5. Nên làm gì sau lũ – Biện pháp xử lý sau khi xảy ra lũ, lụt

Sau khi lũ lụt đã qua, bạn cần thực hiện các bước sau để bảo đảm an toàn:

  • Giám sát trẻ em, không để trẻ vui chơi gần các khu vực nước lũ như cống thoát nước, khe núi, hoặc cống rãnh.
  • Tránh sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm bị hư hỏng. Chỉ dùng nước từ nguồn an toàn như nước đóng chai cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình được xác nhận là không còn bị ô nhiễm. Nếu cần, đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất nước để đảm bảo sạch.
  • Trước khi trở vào ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, hãy ngắt điện tại hộp cầu chì, aptomat, hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà khô ráo và an toàn. Kiểm tra hệ thống gas, phát hiện và xử lý bất kỳ nguy cơ cháy nổ nào. Kiểm tra các phần của ngôi nhà như sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ, và tường để phát hiện vết nứt hoặc các hư hỏng khác, đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ sập đổ.

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh dịch sau lũ, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Rửa sạch bể nước, giếng, và các dụng cụ chứa nước, đồng thời khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Đảm bảo sử dụng nước sạch trong việc sinh hoạt và ăn uống.
  • Dọn dẹp và vệ sinh môi trường ngay sau khi nước lũ rút..
  • Ăn thực phẩm được nấu chín và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chú ý vệ sinh cá nhân, và làm khô kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ.
  • Vệ sinh khu vực ngay khi nước rút, thu gom và xử lý xác động vật theo chỉ dẫn của nhân viên y tế (có thể sử dụng vôi bột để xử lý).
  • Phun hóa chất diệt côn trùng, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy và muỗi bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước, thả cá vào các bể chứa nước lớn, loại bỏ phế thải đựng nước, và chú ý mắc màn khi ngủ.
  • Phát hiện kịp thời và điều trị các bệnh truyền nhiễm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Như vậy, sau khi lũ lụt qua đi, việc thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục cuộc sống, đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Để bảo đảm an toàn, điều quan trọng là bạn cần nắm rõ nên làm gì sau lũ như kiểm tra và sửa chữa nhà cửa và phòng tránh dịch bệnh. Hãy thực hiện các hướng dẫn về vệ sinh môi trường và khôi phục cơ sở hạ tầng để nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM