Lũ lụt là gì? Nguyên nhân và cách ứng phó với lũ lụt

CẬP NHẬT 12/09/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Lũ lụt hay ngập lụt xảy ra từ yếu tố tự nhiên hay có sự tác động của con người? Chúng ta cần chuẩn bị những gì để có thể đảm bảo an toàn và ứng phó với lũ lụt trong thời điểm mưa bão? Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ cung cấp thông tin chi tiết.

1. Khái niệm lũ lụt

Lũ lụt là một danh từ được ghép bởi hai hiện tượng khác nhau là lũ và lụt.

Lũ là hiện tượng gây ra do nước ở các khu vực sông dâng lên cao hơn, vượt quá mức cho phép trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ rút dần. Lũ thường xảy ra ở các khu vực có địa hình dốc, đồi núi cao và dòng nước chảy xuống xiết với tốc độ cao.

Hiện tượng lũ lụt do nước ở các khu vực sông dâng lên cao hơn
Hiện tượng lũ lụt do nước ở các khu vực sông dâng lên cao hơn

Lụt là tình trạng nước ngập úng do chưa kịp thoát trong một khoảng thời gian. Khác với lũ, lụt có thể xảy ra ngay cả ở những vùng đồng bằng, khu vực trũng thấp.

Vậy lũ lụt là hiện tượng nước sông, hồ dâng lên cao trên mức quy định tràn vào các khu vực gây ngập úng, tràn hoặc vỡ đê điều.

2. Nguyên nhân dẫn tới lũ lụt

Lũ lụt xảy ra có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất hiện do mưa lớn kéo dài, do các yếu tố từ tự nhiên,… Tuy nhiên lũ lụt cũng có thể hình thành từ các tác động của con người gây ra.

2.1. Lũ lụt do mưa bão kéo dài

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng lũ lụt là do mưa lớn, bão kéo dài. Khi mưa bão xảy ra sức chứa ở các hồ chứa, sông hồ vượt quá khả năng cho phép và không kịp có chỗ thoát kịp. Ngoài ra, tình trạng mưa lớn kéo dài còn dẫn đến nguy cơ gây sạt lở, lũ quét, đe dọa tính mạng con người và thiệt hại nặng nề về tài sản. 

2.2. Lũ lụt do vỡ hệ thống đê điều

Đê điều là một công trình đặc biệt quan trọng để ngăn nước lũ, nước biển xâm nhập vào khu vực đồng bằng và các khu vực được bảo vệ. Đây là một biện pháp quan trọng giúp chúng ra gìn giữ tài sản, tính mạng.

Vỡ đê điều là một trong những nguyên nhân gây ngập lụt
Vỡ đê điều là một trong những nguyên nhân gây ngập lụt

Tuy nhiên khi hệ thống đê điều ở các khu vực bị sụp đổ, vỡ do áp lực lượng nước quá lớn thì khả năng ngập lụt là rất lớn. Hiện tượng lũ lụt xảy ra do vỡ đê sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hiểm cho tính mạng con người sinh sống gần khu vực đê.

2.3. Lũ lụt do triều cường dâng cao

Triều cường dâng cao là hiện tượng nước biển tràn cao hơn so với mức quy định. Nếu bão đi kèm với hiện tượng thủy triều dâng sẽ gây ra hiện tượng lũ lụt ở các khu vực có địa hình thấp, khả năng thoát nước kém. 

Triều cường dâng cao gây lũ lụt ở các khu vực có địa hình thấp
Triều cường dâng cao gây lũ lụt ở các khu vực có địa hình thấp

Một trong những biện pháp để ngăn chặn tình trạng triều cường dâng gây ra ngập lụt đó là trong rừng phía ngoài đê để hạn chế sự di chuyển của dòng nước cũng như giảm khả năng gây ra thiệt hại xuống mức thấp nhất.

2.4. Lũ lụt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của con người

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thiên tai và thời tiết cực đoan trong đó có lũ lụt. Những thay đổi của khí hậu một phần chịu sự ảnh hưởng của con người dẫn đến gia tăng nguy cơ lũ lụt.

Do nhu cầu cuộc sống, con người đã chặt phá số lượng lớn cây xanh ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và làm tăng lượng khí CO2 gây ra những biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó việc khai thác bừa bãi các tài nguyên thiên nhiên có thể khiến đất bị xói mìn, dễ gây ra sạt lở, lũ lụt vào mùa mưa bão.

>> Xem thêm: 7 cách chống ngập nước vào nhà hiệu quả

3. Hậu quả lũ lụt gây ra như thế nào?

Bão tố, mưa lớn, lũ lụt khi đi qua một số khu vực đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề. 

3.1. Lũ lụt đe dọa an toàn tính mạng

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới, thường xuyên phải đối mặt với bão lũ, ngập lụt. Theo ghi nhận mới nhất sau cơn bão số 3 và lũ lụt tại các tỉnh ở Việt Nam hiện nay hiện có 296 người thiệt mạng và mất tích (Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai ngày 11/09/2024).

Bên cạnh đó, nước lũ dâng cao ở các khu vực vùng núi, ven sông, hồ đã gây thiệt hại, đe dọa đến cuộc sống của người dân ở các khu vực xung quanh. 

3.2. Gây thiệt hại tài sản, nhà cửa

Không chỉ đe dọa tính mạng con người mà lũ lụt còn gây thiệt hại lớn về tài sản, đồ đạc của người dân sau lũ. Do phạm vi hoạt động của bão rất mạnh kèm theo lũ lụt dâng cao đã làm hơn 160 ha lúa bị ngập úng, 1610 lồng bè nuôi thủy hải sản bị hư hỏng, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập lụt, tốc mái, rất nhiều cây xanh bị bật gốc, gây đổ và nhiều tài sản xe cộ, biển hiệu của người dân bị cuốn trôi (Số liệu từ Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai ngày 11/09/2024).

Lũ lụt để lại những hậu quả nặng nề
Lũ lụt để lại những hậu quả nặng nề

Theo đánh giá có đến 90% các thiệt hại về tài sản của con người đều do thảm họa thiên nhiên, lũ lụt gây ra. Lũ lụt chỉ dâng cao lên một vài cm đã có thể nhấn chìm nhà cửa, hoa màu, đất đai và nhiều đồ đạc trong nhà.

3.3. Tác động đến môi trường

Lũ lụt đến không chỉ khiến con người di chuyển khó khăn mà còn kéo theo đó là rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn bởi các chất thải từ cống rãnh, ao hồ, chất thải dân sinh. Đặc biệt lũ lụt còn gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ô nhiễm môi trường sinh sống của người dân.

Bên cạnh đó, lũ lụt và sạt lở dẫn đến gãy đổ, bật gốc nhiều cây xanh, ảnh hưởng lớn đến lá phổi xanh của thành phố và làm mất đi mỹ quan đô thị.

3.4. Nguy cơ phát sinh mầm bệnh

Nguồn nước bị ô nhiễm, thiếu hụt nước sinh hoạt là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng mầm bệnh cho con người. Ngoài ra, môi trường sống cũng không được đảm bảo mỗi khi mùa mưa lũ kéo dài, sinh hoạt có nhiều bất tiện cũng là cơ sở để hình thành các loại bệnh truyền nhiễm, virus lây lan nhanh.

Nguy cơ phát sinh mầm bệnh, ô nhiễm từ lũ lụt
Nguy cơ phát sinh mầm bệnh, ô nhiễm từ lũ lụt

3.5. Lũ lụt làm trì trệ phát triển kinh tế

Lũ lụt trong thời gian dài dẫn đến đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán ở các địa phương. Nước lũ dâng cao cuốn trôi sinh kế làm ăn của người dân cũng là một tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước nhà. Không chỉ tạm dừng các công việc kinh doanh để khắc phục sau bão mà các hoạt động du lịch ở các thành phố cũng bị ảnh hưởng. 

>> Đọc thêm: Thủy triều là gì? Thuỷ triều sẽ lên xuống vào thời gian nào trong ngày?

4. Một số cách khắc phục và phòng chống khi có lũ lụt

Khắc phục sau bão là việc làm cần thiết, khẩn trương và nhanh chóng để người dân nhanh chóng ổn định lại cuộc sống.

4.1. Phòng chống trước khi lũ lụt xảy ra

Trước khi lũ lụt xảy ra, người dân cần có sự chuẩn bị tốt nhất để hạn chế tối đa các thiệt hại:

  • Luôn cập nhật, theo dõi các thông tin của chính phủ, địa phương về tình hình mưa bão, ngập lụt.
  • Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết như áo phao, thuyền bè, gia cố lại nhà cửa.
  • Dự trữ nguồn lương thực, nước uống, thuốc men cần thiết.
  • Khẩn trương kê cao đồ đạc, vật dụng ở các khu vực có nguy cơ ngập lụt cao.
  • Ngắt các thiết bị điện, cầu dao trong nhà.
  • Có phương án chuẩn bị đề phòng sạt lở, ngập lụt ban đêm.
  • Nắm rõ các số điện thoại liên hệ khẩn cấp.
Người dân khẩn trương các biện pháp khắc phục sau lũ
Người dân khẩn trương các biện pháp khắc phục sau lũ

4.2. Cách khắc phục trong và sau khi có lũ lụt

  • Di chuyển đến các khu vực an toàn khi nước lũ dâng cao.
  • Không đi lại, bơi lội trên khu vực ngập lụt, nước chảy xiết.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin lũ lụt.
  • Hạn chế tối đa đùa nghịch khi nước rút thấp hoặc các khu vực nước bẩn.
  • Không sử dụng thực phẩm, vật phẩm đã tiếp xúc với nước lũ, hoặc đã hư hỏng.

Lũ lụt là một hiểm họa khó thể tránh khỏi. Vì vậy, đứng trước sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt, việc làm cần thiết của chúng ta là cần chuẩn bị tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM