Chuyện quanh ta

Khám phá tất tần tật về lối sống work life balance – Xu hướng của tương lai 

CẬP NHẬT 21/03/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Xuất phát từ các nước phương Tây, work life balance là thuật ngữ chỉ 1 lối sống cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Việc hiểu áp dụng lối sống work life balance giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết về worklife balance trong bài viết sau!

1. Work-life balance là gì?

Nghe thì có vẻ dễ hiểu nhưng để thực hiện lối sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải chuyện dễ dàng. Nếu quá dễ, thì đã không có nhiều người rơi vào tình trạng chênh vênh, thậm chí là bất lực trong hành trình cố gắng đứng vững trên cán cân mỏng manh này. 

work life balance là gì
Lối sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải chuyện dễ dàng

Không chỉ người trẻ mới đi làm mà người đã có nhiều năm gắn bó với chốn công sở cũng không tìm được cách để work life balance. Hầu hết đều dành quá nhiều thời gian, công sức để phát triển sự nghiệp. Một số khác lại chọn những công việc an nhàn để tận hưởng. Cả 2 lối sống đều có mặt tốt mặt chưa tốt nhưng nhìn chung, vẫn nên có 1 sự cân bằng, hài hoà hơn. 

Có vô vàn nguyên nhân khiến lối sống này khó thực hiện. Đầu tiên phải kể đến là trách nhiệm gia đình, công việc quá lớn. Chẳng hạn khi bạn đang cố gắng thực hiện mục tiêu tăng lương hay thăng chức, bạn cần nỗ lực nhiều hơn nữa. 

Một trường hợp phổ biến khác là việc có gia đình, có con khiến khối lượng việc cần làm mỗi ngày càng trở nên quá tải. Tất cả đều gây nên sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn ít nhiều.

2. Lợi ích của worklife balance

Trong bối cảnh căng thẳng, stress dần đang trở thành 1 loại “đại dịch” toàn cầu, vấn đề work life balance ngày càng trở nên cấp thiết. Nguyên nhân chính gây căng thẳng được xác định là tình trạng người lao động cố vắt kiệt sức mình cho công việc. 

Lối sống work life balance
Lối sống work life balance sẽ giúp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề về stress

Lối sống work life balance sẽ giúp phòng ngừa, giảm thiểu các vấn đề này một cách tự nhiên. Khi người lao động có thời gian dành cho cá nhân, tận hưởng cuộc sống thì đời sống tinh thần cũng được cải thiện và trở nên tốt đẹp hơn. 

Bên cạnh đó, work life balance còn góp phần cải thiện năng suất lao động. Bởi vì, khi người lao động làm việc với 1 tinh thần sảng khoái thì họ dễ tìm thấy cảm hứng trong công việc và có nhiều sáng kiến hơn 

Thêm nữa, work life balance giúp bạn có thời gian cho những mối quan hệ xung quanh như bạn bè, gia đình, từ đó xây dựng quan hệ khăng khít, bền chặt hơn. 

3. Bí quyết để giữ cân bằng cho cuộc sống

Thật khó để trong 1 thời gian ngắn bạn có thể cân bằng được công việc và cuộc sống cá nhân vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng bằng sự kiên trì xây dựng các thói quen tốt sẽ giúp bạn có được work life balance. Dưới đây là các bí quyết để giữ cân bằng cho cuộc sống mà bạn nên áp dụng ngay hôm nay: 

3.1 Làm to-do-list

Lên check-list
Lên check-list cho những việc bạn cần làm trong ngày

Lên check-list cho những việc bạn cần làm trong ngày sẽ là một thói quen tuyệt vời để giúp bạn dần dần có được cuộc sống work life balance. 

Việc lên danh sách những việc cần làm vào ngày hôm sau sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung ngày tiếp theo của bạn sẽ trôi qua như thế nào. Thông qua đó, bạn có thể kiểm soát cũng như sắp xếp lại các công việc sao cho mọi thứ diễn ra trơn tru nhất.

Khi bạn cảm giác rằng bạn nắm được cuộc sống của mình trong bàn tay, tâm trí bạn cũng trở nên thư giãn, thoải mái hơn, thúc đẩy năng suất cao. Ngược lại, nếu bạn cứ để cuộc sống của mình trở nên rối tung, rối mù thì bạn càng stress hơn. Chắc chắn bạn sẽ không thể làm việc hiệu quả hết mức có thể trong tình trạng lo lắng, căng thẳng. 

Không chỉ ghi lại các công việc bạn sẽ làm mỗi ngày, mỗi tuần mà hãy ghi chi tiết hơn nữa. Chẳng hạn mục tiêu hoàn thành, thời gian cần hoàn thành để từ đó có thể xác định mình làm với mục đích gì và khi nào cần kết thúc. 

Mỗi lần như vậy, bạn vừa có được sự thỏa mãn khi thấy các đầu công việc phải làm dần vơi đi, đồng thời xác định được công việc đang tốn nhiều thời gian, công việc nào cần ưu tiên. 

3.2 Kế hoạch hóa thời gian của mình

làm việc không nghỉ ngơi
Con người làm việc không nghỉ ngơi thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề rắc rối

Việc kế hoạch hóa thời gian của mình trước tiên cần xác định rõ 2 khoảng thời gian sau: số tiếng làm việc tối đa và số giờ ngủ cần thiết. Bởi vì, con người cũng giống như 1 cỗ máy, máy móc làm việc không ngừng sẽ hỏng, con người làm việc không nghỉ ngơi thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề rắc rối cả về thể chất lẫn tinh thần. 

Theo lời khuyên của các chuyên gia giấc ngủ, 1 người trưởng thành cần dành tối 6 giờ cho giấc ngủ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Như vậy, bạn sẽ có 18 tiếng để làm các nhiệm vụ trong ngày. 

Trong 18 tiếng này, hãy chia nhỏ thời gian cho công việc, thời gian cho cá nhân, thời gian cho gia đình và các mối quan hệ xung quanh. 

Khi đã có được những mốc thời gian cụ thể, nhiệm vụ tiếp đến của bạn là hãy tuân thủ các nội dung đã sắp xếp. Khi đã trong giờ làm việc thì tập trung cao độ để hoàn thành tốt công việc và chuyển sang các nhiệm vụ khác. 

Không ít người thường cố gắng tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để làm việc, hay thời gian làm việc để nghỉ ngơi. Chính điều này là nguyên nhân khiến bạn mất tập trung và không thể sắp xếp được cuộc sống. Từ đó, việc đạt được work life balance trở nên càng xa vời. 

Hãy nhớ rằng, cách làm việc hiệu quả nhất không phải là chăm chỉ và tiêu hết thời gian đang có cho làm và làm, mà là sắp xếp thời gian thông minh, có ranh giới giữa làm và nghỉ và sự cứng rắn, kỷ luật với chính bản thân mình. 

Sắp xếp thời gian thông minh
Sắp xếp thời gian thông minh, có ranh giới giữa làm và nghỉ

3.3 Chọn công việc mà bạn yêu thích để giữ work-life balance

Bởi vì khi bạn có được sự hào hứng với công việc mình đang làm thì bạn sẽ cảm thấy tích cực hơn. Không những thế, sự yêu thích còn giúp bạn nhanh chóng phát triển trong ngành nghề, đem đến địa vị, thu nhập cao hơn nữa. 

Ngược lại, nếu bạn đang cảm thấy sức cùng lực kiệt, chán nản, cáu gắt, không có mục tiêu, định hướng với công việc mình đang làm thì rất có thể đang có điều gì đó không ổn. Lúc này bạn cần bình tĩnh ngồi lại để xem xét lại công việc mình đang làm. Liệu nó có đang quá độc hại khiến chất lượng cuộc sống của bạn đi xuống hay không? 

Nhìn chung, làm 1 công việc cho bạn cảm giác tích cực (chẳng hạn thú vị, hài lòng, say mê,…) là một bí quyết để giữ được work life balance. 

3.4 Ưu tiên sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người vì vậy, dù cuộc sống có bận rộn cách mấy thì bạn cũng nên ưu tiên sức khỏe hơn hết. Hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể muốn gì để đáp ứng ngay. 

ưu tiên sức khỏe
Dù cuộc sống có bận rộn cách mấy thì bạn cũng nên ưu tiên sức khỏe

Sức khỏe tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Nếu bạn có dấu hiệu rối loạn lo âu, trầm cảm,.. thì hãy sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được hỗ trợ kịp thời. 

Ngoài ra, hãy cố gắng sắp xếp ít nhất 30 phút cho việc luyện tập thể thục thể thao để tăng cường sức khỏe hơn. 

3.5 Dành thời gian cho bản thân và người thân yêu

Đời sống xã hội, đời sống tình cảm là những thứ cốt lõi, nền tảng để xây dựng 1 đời sống tinh thần khỏe mạnh. Con người chúng ta không thể sống hạnh phúc 1 mình mà không có bất kỳ mối quan hệ bạn bè, gia đình bên cạnh.

Chúng ta thường không nhận ra tầm quan trọng của nó cho đến khi chúng ta đánh mất nó. Vì thế, hãy nhớ rằng, trong lúc bạn cố gắng làm việc để thăng tiến, tăng thu nhập thì cũng đừng quên dành chút thời gian để quan trong người thân, bạn bè, xây dựng các mối quan hệ. 

Đời sống tình cảm
Đời sống tình cảm là những thứ cốt lõi, nền tảng để xây dựng 1 đời sống tinh thần khỏe mạnh

Thật vậy, các thành viên trong gia đình không thể thiếu bạn. Nhưng với công ty, mọi việc sẽ tiếp diễn dù không có bạn. 

XEM THÊM:

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được lợi ích của cuộc sống work life balance và bắt đầu thực hiện từ ngay hôm nay. Chúc bạn luôn có những bước phát triển rực rỡ trong cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên