Điểm danh 12 chứng bệnh của dân văn phòng nguy hiểm tiềm ẩn

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Ly Dương

Nhiều người vẫn nghĩ rằng công việc văn phòng rất nhàn hạ, nắng không tới đầu mưa không tới mặt. Thực tế, dân phòng có nguy mắc phải nhiều chứng bệnh nguy hiểm do tính chất công việc phải tiếp xúc với màn hình máy tính cũng như ít di chuyển. Cùng Vua Nệm tìm hiểu 7 chứng bệnh của dân văn phòng hay mắc phải nhé!

1. Bệnh thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não
Thiếu máu lên não là một trong những chứng bệnh của dân văn phòng có tỉ lệ mắc rất cao.

Thiếu máu lên não là một trong những chứng bệnh của dân văn phòng có tỉ lệ mắc rất cao. Nguyên nhân là nhân viên văn phòng phải dành thời gian làm việc dài ngồi trước màn hình máy tính trong khi thời gian để nghỉ ngơi thư giãn quá ít, điều này tạo điều kiện cho những cục máu đông hình thành và gây tắc nghẽn. 

2. Nhiễm khuẩn

Thiết bị công nghệ chẳng hạn như bàn phím, màn hình vi tính, điện thoại di động chứa rất nhiều khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn gây lây nhiễm các loại bệnh như cảm cúm. Các nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn cũng là một trong các chứng bệnh của dân văn phòng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm tụ cầu và bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. 

Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên vệ sinh, lau chùi các thiết bị điện tử này bằng dinh dịch nước kháng khuẩn để bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, trước và sau khi ăn uống tại văn phòng làm việc, bạn cũng nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. 

3. Cận thị – chứng bệnh phổ biến của dân văn phòng

Cận thị là một chứng bệnh cuả dân văn phòng rất dễ xảy ra. Do tính chất công việc phải tiếp xúc trực tiếp với màn hình máy tính quá nhiều giờ trong một ngày. Tuy nhiên, với sự phổ biến của chúng, khoa học hiện nay đã có các biện pháp khắc phục tạm thời căn bệnh phổ biến này.

chứng bệnh cận thị của dân văn phòng
Cận thị là một chứng bệnh dễ xảy ra đối với nhân viên văn phòng.

4. Hội chứng ống cổ tay

Dân văn phòng, người thường xuyên sử dụng máy tính còn hay gặp một chứng bệnh khác là hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome). Triệu chứng của bệnh là cảm xúc đau buốt, tê mỏi ở 2 phần cánh tay đến khớp cổ tay. Nguyên nhân đến từ thói quen gõ may tính hoặc di chuột.

Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài không có biện pháp chứa trị sẽ dẫn tới xuông cổ tay bị tê cứng, đâu buốt và mất cảm giác ở các đầu ngón tay. Nghiêm trọng nhất là hỏng dây thần kinh cổ tay. 

Để ngăn ngừa chứng bệnh của dân văn phòng này, bạn nên bắt đầu tập thói quen điều chỉnh tư thế ngồi thẳng lưng, không tạo áp lực tì đè quá mức lên cánh tay. Thường xuyên co duỗi cánh tay mỗi khi rảnh rỗi và mát xa các đầu ngón tay. 

5. Nhiễm xạ từ

Thói quen tiếp xúc với máy tính, điện thoại,… liên tục từ 8-9 mỗi ngày khiến dân văn phòng không tránh khỏi bị nhiễm xạ từ. Để giảm ảnh hưởng của bức xạ từ thiết bị điện tử, bạn nên sử dụng miếng màn hình chống nhiễm xạ hoặc cố gắng tranh thủ đi lại một chút, tránh ngồi lỳ một chỗ trước máy tính quá lâu. Hoăc, bạn có thể đặt một chậu cây 

Việc hàng ngày tiếp xúc với máy tính, điện thoại… sẽ không thể tránh khỏi bị nhiễm xạ từ. Biện pháp để giảm ảnh hưởng từ chứng bệnh của dân văn phòng này là bạn không nên ngồi lì một chỗ trước máy tính quá lâu.

Nên uống đủ nước, nhất là trà xanh, xịt khoáng cho da được ẩm. Đơn giản hơn là đặt một chậu cây nhỏ như xương rồng, lưỡi hổ, sống đời… trên bàn máy để chúng hút bớt lượng bức xạ phát ra.

tiếp xíc thiết bị điện tử mắc chứng nhiễm xạ từ
Việc hàng ngày tiếp xúc với máy tính, điện thoại… sẽ không thể tránh khỏi bị nhiễm xạ từ.

6. Thiếu vitamin D

Ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D chính cho cơ thể, sau đó mới đến thực phẩm nên nếu bạn dành phần lớn thời gian trong văn phòng thì nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D là rất lớn. 

Việc thiết hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau chẳng hạn như loãng xương, viêm,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn cho thấy người không thườn xuyên tiếp với ánh nắng mặt trời còn dễ gặp các hội chứng lo lắng, trầm cảm và căng thẳng trong cuộc sống. 

7. Trĩ  

Đây cũng là một trong những chứng bệnh của dân văn phòng phổ biến nhất. Do tính chất công việc phải ngồi giờ liền trước màn hình máy tính cùng thói quen ít vận động khiến cho bũi trĩ dễ sa xuống. 

Lời khuyên dành cho bạn là thường xuyên đứng dậy di chuyển để cơ thể được hoạt động. Sau giờ làm việc, bạn nên tích cực tập thể dục, thể thao để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bạn cần thời gian nghỉ ngơi, thường xuyên di chuyển đi lại để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.

8. Béo phì

Không có gì ngạc nhiên khi nói rằng dân văn phòng có tỉ lệ mắc béo phì khá cao do việc ngòi nhiều kết hợp với các bữa tiệc xã giao, rượu bia với khách hàng, khiến họ càng dễ bị thừa cân. Không chỉ là vấn đề cân nặng, các thói quen trên còn làm tăng độ cholesterol xấu trong máu, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

ngồi nhiều trong văn phòng mắc chứng béo phì
Không có gì ngạc nhiên khi nói rằng dân văn phòng có tỉ lệ mắc béo phì khá cao

9. Ung thư

Ung thư vú và ung thư đại tràng là 2 chứng bệnh dễ gặp nhất ở nhân viên văn phòng. Để phòng ngừa được 2 căn bệnh nguy hiểm này, các bạn nên thường xuyên đi lại, tập thể dục thể thao và thăm khám tổng quát. 

10. Thoái hóa cột sống

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, giới văn phòng vó tỷ lệ mắc bệnh thoát hóa cột sống ở mức cao. Nguyên nhân đến từ việc ngồi một chỗ nhiều giờ liền cộng với tư thế ngồi không khoa học là 2 yếu tố chính dẫn đến cột sống thoái hóa sớm. Thoái hóa cột sống có 2 dạng chính, là thái hóa cột sống thắt lưng và thái hóa cổ 

Các bác sĩ đều khuyên rằng để phòng ngứa chứng bệnh nguy hiểm này, bạn cần lưu ý hơn về tư thế ngồi của mình, đồng thời cố gắng dù bận rộn đến mấy cũng dành ít nhất 1 giờ đồng hồ để luyện tập thể thao. Cụ thể: 

  • Sau khoảng 30 phút – 1 tiếng, bạn nên đứng dậy đi lại, tránh ngồi ì một chỗ quá lâu 
  • Có thể dụng thêm gối dựa để đảm bảo giữ đúng tư thế ngồi, tránh ngồi gập lưng về phía trước, ngả quá sâu ra phía sau. 
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp. thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, chất xơ, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều chất béo, thức ăn nhiều chất béo.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian thư giãn. 

11. Vẹo đốt sống cổ

Căn bệnh xương khớp của dân văn phòng
Căn bệnh xương khớp dân văn phòng cũng thường xuyên mắc phải

Bên cạnh thoái hóa cột sống thì vẹo đốt sống cổ cũng là căn bệnh xương khớp mà dân văn phòng cũng thường xuyên mắc phải. Việc giữ cổ ở tư thế không khoa học trong một thời gian dài sẽ khiến máu kém lưu thông, khớp thoái hóa và lâu dần dẫn vẹo đốt sống cổ. Sau đó, sẽ có thể đốt sống lưng, đau vai gáy, thoái vị đĩa đệm,…

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh này là luôn giữ phần cổ thẳng và giữ ấm cho cổ. Bên cạnh đó, trong giờ làm việc, bạn nên tranh thủ vận động 1 chút, chẳng hạn như xoay người, quay cổ qua phải qua trái, ngửa cổ ra sau,… để phần xương khớp ở đây được thư giãn. 

12. Trầm cảm, tâm thần phân liệt

Áp lực trong công việc là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ dân văn phòng nào. Nếu các vấn đề này không được giải quyết, căng thẳng lo âu trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều bệnh tâm lý khác nhau, phổ biến nhất là trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực,…

Điều nguy hiểm của các chứng bệnh tâm lý này là đôi khi người bệnh không thể hiện ra bên ngoài quá nhiều, khiến mọi người xung quanh không biết họ mắc bệnh để tìm cách giúp đỡ.

các chứng bệnh của dân văn phòng
Căng thẳng lo âu trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều bệnh tâm lý khác nhau

Chính vì thế, để không gặp các vấn đề tâm lý thì dù công việc có căng thẳng cỡ nào, bạn cũng nên dành thời gian để thư giãn, gặp gỡ bạn bè và mở lòng chia sẻ những tâm sự với người bạn cảm thấy tin tưởng nhất. Từ đó, bạn sẽ luôn giữ được tinh thần vui vẻ và khó khăn nào cũng sẽ qua. 

XEM THÊM:

Trên đây là chi tiết danh sách 12 chứng bệnh của dân văn phòng. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ sẽ giúp bạn có được cái nhìn chuẩn nhất về nguy hiểm của các chứng bệnh này cũng như cách phòng ngừa chúng. 

Đánh giá post