Tình yêu - Gia đình

Lễ đính hôn là gì? Sính lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì?

CẬP NHẬT 02/08/2022 | BỞI Tiến Kiều

Lễ đính hôn là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng và không thể nào thiếu trong phong tục cưới hỏi ở nước ta. Vậy lễ đính hôn là gì? Sính lễ đính hôn bao gồm những gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu lễ đính hôn ở 3 miền nước ta một cách thật chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Lễ đính hôn là gì? Ý nghĩa của lễ đính hôn

Đính hôn hay đám hỏi là một trong những phong tục cưới hỏi, dùng để thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai bên gia đình. Theo đó, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt để sang nhà gái, và “đặt cọc” nàng dâu, sau đó trao đổi một số lễ vật đã được chuẩn bị từ trước,.. Nhà gái nhận lễ vật từ nhà trai và đồng ý gả con gái của mình. Lễ đính hôn thường được tổ chức ở nhà gái.

lễ đính hôn là gì
Đám hỏi là nghi thức vô cùng quan trọng trong cưới hỏi ở nước ta

Lễ đính hôn là một bước đệm vô cùng lớn để cặp đôi uyên ương tiến đến hôn nhân. Do đó, lễ đính hôn có rất nhiều nghi thức và thủ tục riêng cần được tuân thủ, tuỳ theo vùng miền sẽ có những phong tục khác nhau. 

Việc thực hiện nghi thức lễ đính hôn theo truyền thống sẽ giúp góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tuyệt vời của dân tộc. Đồng thời, đây cũng là cách để giáo dục con cái biết ơn và kính trọng tổ tiên, và là cơ hội để gắn kết tình cảm giữa 2 bên gia đình với nhau. 

Lễ ăn hỏi hay đám hỏi là cách gọi của miền Bắc. Trong khi đó, miền Nam gọi nghi lễ này là lễ đính hôn. Ở miền Nam, lễ đính hôn thường chỉ là buổi gặp mặt thân mật của 2 bên gia đình. Song, ở miền Bắc, buổi lễ này sẽ được diễn ra với nhiều nghi thức hơn, dưới sự chứng kiến của họ hàng 2 bên.

2. Sính lễ đính hôn cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị lễ vật là một trong những nghi thức quan trọng nhất của lễ đính hôn. Ngày nay, tuỳ thuộc vào điều kiện nhà trai mà nhà gái sẽ yêu cầu sính lễ sao cho phù hợp. Song, nhà trai vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ những món sau: trầu cau, chè, bánh phu thê, bánh đậu xanh và bánh cốm, hoa quả cùng rượu, nến tơ hồng và thuốc lá. Ngoài ra, để buổi tiệc thêm trang trọng, nhà trai đôi khi sẽ chuẩn bị thêm heo quay, hay mâm xôi,….

2.1. Trầu cau

Trầu cau luôn được xem là biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng,  sự gắn bó dài lâu giữa 2 con người với nhau. Do đó, đây chính là một trong những lễ vật không thể thiếu trong buổi tiệc đính hôn. 

lễ đính hôn
Trầu cau là sính lễ không thể thiếu trong lễ đính hôn

Thông thường, mâm trầu cau không cần quá cầu kỳ, và cũng không có yêu cầu về số lượng, nên nhà trai có thể tùy ý theo điều kiện của mình. Miễn sao mâm lễ vật này được chuẩn bị một cách đẹp mắt và không quá sơ sài là được.

2.2. Chè, rượu và thuốc lá

Chè, rượu và thuốc lá là một mâm quả vô cùng cần thiết và cực cơ bản trong lễ đính hôn của người Việt. Trên thực tế, khay trà rượu sẽ được bưng vào nhà gái trước tiên.

sính lễ đính hôn
 Chè, rượu và thuốc lá là mâm sính lễ cần thiết trong lễ đính hôn

2.3. Bánh cốm và bánh đậu xanh

Bánh cốm và bánh đậu xanh là những món bánh đại diện cho hôn lễ, nên không thể thiếu trong ngày đính hôn trọng đại ở nước ta. Sính lễ này chính là lời chúc phúc ngọt ngào của 2 bên gia đình đến với đôi trẻ. Đồng thời tạo ra sự gắn kết vô hạn, không thể tách rời của các cặp vợ chồng.

2.4. Bánh phu thê

Bánh phu thê là biểu tượng cho sự chung thuỷ và bền chặt của các cặp đôi. Do đó, không có gì lạ khi bánh phu thê luôn là một trong những sính lễ quan trọng và không thể thiếu trong các lễ đính hôn. 

sính lễ đính hôn gồm những gì
Bánh phu thê là lễ vật cần thiết trong mọi lễ đính hôn

Không chỉ vậy, mâm sính lễ này còn là lời chúc hạnh phúc vô cùng chân tình của nhà trai đến với cô dâu, chú rể. Thông thường, mâm bánh phu thê còn được xếp thành hình trái tim để tượng trưng cho sự chung thủy của các cặp đôi. Đặc biệt, mặc dù số lượng bánh phu thê không bắt buộc về số lượng, nhưng phải là số chẵn.

2.5. Nến tơ hồng

Nến tơ hồng thường đi theo cặp, và sẽ được sử dụng trong nghi thức trước bàn thờ gia tiên ở nhà gái. Việc chuẩn bị nến tơ hồng sẽ giúp cho nghi lễ đám hỏi suôn sẻ, không bị thiếu hụt trước sau.

3. Sự khác biệt giữa lễ đính hôn 3 miền

3.1. Lễ đính hôn ở miền Bắc

Thông thường, lễ đính hôn ở miền Bắc sẽ được giữ nguyên phong cách trang trí và không gian theo kiểu truyền thống. Người miền Bắc cũng thường chọn ngày lễ đính hôn gần ngày cưới, có khi là trước một tháng, nhưng đôi khi chỉ là một tuần. 

Lễ đính hôn rất được người miền Bắc rất coi trọng. Do đó, tất cả các nghi thức đều sẽ được diễn ra vô cùng trang trọng, với nhiều mâm sính lễ được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. 

lễ đính hôn miền bắc
Lễ đính hôn ở miền Bắc được tổ chức theo phong cách truyền thống

Trong những món lễ vật được mang đến nhà gái, ngoài trầu cau thì bánh cốm, bánh đậu xanh là 2 tráp vô cùng quan trọng và không thể thiếu. 

Ở lễ đính hôn, cô dâu sẽ mặc áo dài, đồng hành cùng chú rể mặc vest lịch lãm.

3.2. Lễ đính hôn ở miền Nam

Lễ đính hôn ở miền Nam mang phong cách phương Tây hiện đại hơn, nên thường có nhiều điều khác biệt so với miền Bắc. Sau buổi lễ, cô dâu, chú rể sẽ còn rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cùng bạn bè và người thân.

Không giống như miền Bắc, lễ đính hôn của miền Nam thường khá xa ngày cưới. Trong buổi lễ đính hôn, nhà trai chú rể sẽ trao nhẫn cầu hôn cho cô dâu trước sự chứng kiến của 2 bên gia đình, tương tự như ở miền Bắc.

Về trang phục, cô dâu và chú rể sẽ diện trang phục truyền thống. Tuy nhiên sau buổi lễ, thì có thể diện trang phục thoải mái theo mong muốn của mình.

Lễ đính hôn của miền Nam cũng có phần, mở đầu, tiếp đón quan khách. Sau đó 2 bên gia đình sẽ thực hiện một số nghi thức đơn giản, để hợp thức hóa quan hệ của cô dâu, chú rể.

3.2. Lễ đính hôn ở miền Trung

Lễ đính hôn ở miền Trung mang nhiều đặc điểm của giống với phong cách phương Tây, tương tự như người miền Nam. Khi thực hiện nghi thức, bố mẹ cô dâu sẽ dẫn đôi uyên ương, dâng lên bàn thờ tổ tiên những lễ vật mà nhà trai mang đến. 

Ở miền Trung, nhà trai sẽ chuẩn bị những lễ vật như Trầu cau, rượu, chè, thuốc, bánh phu thê, nến tơ hồng, và các lễ vật khác… để mang sang nhà gái. Đặc biệt, số sính lễ cần là số chẵn và được chuẩn bị theo số sinh hoặc lão.

Giống như miền Nam, sau khi kết thúc nghi lễ, cô dâu, chú rể sẽ có thời gian vui chơi cùng bạn bè và người thân của mình. 

lễ đính hôn miền nam
Lễ đính hôn ở miền Trung có nhiều nét tương tự như ở miền Nam

Giống như các vùng miền khác, cô dâu, chú rể cũng cần thực hiện nghi thức trao nhẫn dưới sự chứng kiến của 2 bên gia đình.

Về trang phục, tương tự như miền Nam, cô dâu chú rể sẽ mặc trang phục truyền thống. Nhưng sau lễ thì có thể diện đồ theo mong muốn của mình.

Qua bài viết trên, bạn đã biết lễ đính hôn là gì? Sính lễ đính hôn được chuẩn bị những gì hay chưa? Hy vọng qua bài viết của Vua Nệm, bạn đã biết cách chuẩn bị lễ đính hôn của mình thật kỹ càng và hoàn hảo.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều