Sau Dạm ngõ là lễ gì? Phân biệt lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

CẬP NHẬT 28/11/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi là một trong các nghi thức cưới hỏi không thể thiếu trong văn hóa của người Việt Nam. Với sự phát triển của thời đại, các nghi thức truyền thông này vẫn được kế thừa là lưu truyền qua các thế hệ. Vậy sau lễ Dạm ngõ là lễ gì? Sự khác biệt giữa lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi? Thông tin sẽ được Vua Nệm giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Lễ Dạm ngõ là gì? Ý nghĩa của lễ Dạm ngõ

Lễ Dạm ngõ là nghi thức đầu tiên theo trình tự cưới hỏi của người Việt mà cặp cô dâu chú rể nào cũng cần trải qua. Giải thích đơn giải thì đây được xem là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình để hai nhà được tìm hiểu nhau kĩ hơn. Phía bên nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật để mang đến nhà gái đặt vấn đề chính thức. 

Lễ Dạm ngõ về bản chất là một buổi gặp gỡ, trò chuyện để hai bên gia đình có thể hiểu hơn về gia cảnh, gia phong của nhau và đi tới quyết định có tiếp tục quan hệ thông gia của hai bên. 

Lễ Dạm ngõ buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình 
Lễ Dạm ngõ buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình 

Hiện nay, lễ Dạm ngõ được đơn giản hóa, không còn đặt nặng nghi lễ như trước mà chỉ đơn giản với lễ vật như tráp trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo,… Tuy nhiên đây vẫn là một nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới xin của người Việt.

Về ý nghĩa, lễ Dạm ngõ là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình diễn ra các thủ tục cưới hỏi. Lễ Dạm ngõ như một lời xin phép để các cặp đôi được chính thức qua lại và tính tới chuyện kết hôn cho đôi uyên ương. Mở đầu lễ Dạm ngõ diễn ra tốt đẹp thì các nghi thức tiếp theo mới được thực hiện suôn sẻ nhất.

2. Sau Dạm ngõ là lễ gì?

Theo đúng trình tự phong tục hôn nhân của người Việt Nam, sau Dạm ngõ thì lễ Ăn hỏi sẽ được diễn ra. Lễ Ăn hỏi là nghi thức tiếp theo được thực hiện và tổ chức ở nhà gái. 

Sau Dạm ngõ thì lễ Ăn hỏi sẽ được diễn ra
Sau Dạm ngõ thì lễ Ăn hỏi sẽ được diễn ra

Sau khi đã có buổi gặp mặt và chính thức có lời để cặp đôi được qua lại và tìm hiểu nhau, lễ Ăn hỏi sẽ là dịp để hai bên gia đình thông báo chính thức về hôn sự sắp tới. Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi đều là nghi thức quan trọng của gia đình và các cặp đôi nên đều cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ.

3. Phân biệt lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

Nghi thức cưới hỏi của người Việt diễn ra với nhiều lễ nghi nên rất dễ khiến cặp đôi bối rối và khó phân biệt. Trong đó, những thắc mắc liên quan đến sự khác nhau giữa lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi vẫn là điều được nhiều người quan tâm nhất. Vì vậy Vua Nệm sẽ cung cấp thông tin giải thích chi tiết dưới đây. 

3.1. Mục đích diễn ra lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

Như đã cung cấp thông tin trước đó, lễ Dạm ngõ là buổi gặp chính thức của nhà trai và nhà gái để chính thức hóa mối quan hệ hôn nhân, thông gia của hai gia đình. Nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật đến nhà gái để xin tìm hiểu kĩ hơn. Đây là tiền đề để cặp đôi tiến đến cuộc hôn nhân sau này. Lễ Dạm ngõ diễn ra nhẹ nhàng, ấm cúng với sự góp mặt của đại diện hai gia đình nhằm tạo một khởi đầu tốt đẹp cho quan hệ của hai nhà.

Lễ Ăn hỏi hay Đám hỏi là nghi lễ diễn ra sau lễ Dạm ngõ với mục đích thông báo chính thức về việc gả con cái của gia đình. Sau lễ Ăn hỏi cặp đôi sẽ được công nhận là vợ chồng chưa cưới. Đây cũng là nghi lễ thể hiện sự biết ơn, công ơn dưỡng dục của cha mẹ, gia đình và cũng là lời hứa của cặp đôi về mái ấm hạnh phúc sau này.

Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi diễn ra với mục đích khác nhau
Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi diễn ra với mục đích khác nhau

3.2. Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

Lễ vật của lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi đều do phía nhà trai chuẩn bị. Lễ Dạm ngõ hiện nay đã đơn giản hóa về lễ vật và chủ yếu là lời thưa chuyện, tìm hiểu tâm tư tình cảm của hai bên gia đình. Tuy nhiên không vì thế mà lễ vật sơ sài, thiếu trang trọng. Lễ vật cho Dạm ngõ vẫn cần chuẩn bị một tráp trầu cau, bánh kẹo. Tùy thuộc vào điều kiện của gia đình nhà trai mà sính lễ sẽ có sự khác nhau.

Đối với lễ Ăn hỏi, lễ vật sẽ cầu kỳ hơn và đòi hỏi sự kỹ lưỡng, chỉn chu, đảm bảo đúng theo một nghi lễ truyền thống. Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, lễ vật nhà trai cần chuẩn bị cho đám hỏi gồm trầu cau, bánh cốm, mứt sen, rượu, chè, thuốc lá, bánh phu thê,… Tùy theo văn hóa của từng vùng miền mà các lễ vật sẽ có sự thay đổi. Thông thường lễ vật sẽ được đặt trong tráp và được chuẩn bị theo số lượng chẵn.

Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ có những lễ vật khác nhau như tráp trầu cau, chè, bánh
Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ có những lễ vật khác nhau như tráp trầu cau, chè, bánh

3.3. Thủ tục lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

Lễ Dạm ngõ là buổi gặp mặt, trò chuyện thân mật giữa hai gia đình nên sẽ không quá cầu kỳ về thủ tục. Hai gia đình sẽ cùng ăn bánh thưởng trà và lắng nghe lời phát biểu, dặn dò của đại diện hai nhà. 

Khác với lễ Dạm ngõ thì lễ Ăn hỏi sẽ được diễn ra với nhiều thủ tục và lễ nghi hơn. Nhà trai sẽ di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau để đến nhà gái. Khi chỉ cách nhà gái khoảng 100m thì nhà trai sẽ dừng lại, sắp xếp hàng ngũ và chỉnh trang lễ vật đầy đủ, chu đáo để thể hiện sự tôn trọng với nhà gái.

Thủ tục lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ khác nhau
Thủ tục lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ khác nhau

Khi đến nhà gái, các tráp lễ vật sẽ được đón lễ từ nhà gái và đặt một phần lên bàn thờ tổ tiên. Sau khi quá trình này diễn ra thì cô dâu sẽ được chú rể hoặc bố mẹ đón ra ngoài. Cặp đôi sẽ thắp hương ông bà tổ tiên và rót nước mời trà các quan khách hai bên. Sau buổi lễ, các lễ vật sẽ được chia cho người thân và lại quả cho gia đình nhà trai.

3.4. Thành phần tham dự lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

Lễ Dạm ngõ diễn ra đơn giản, thân mật nên thành phần tham dự chủ yếu sẽ là người thân trong gia đình như bố mẹ cặp đôi, các bà, các cô bác đại diện hai bên. 

Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ có gia đình, người thân tham dự
Lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ có gia đình, người thân tham dự

Đối với lễ Ăn hỏi, những người tham dự không chỉ giới hạn trong nội bộ hai bên gia đình mà còn mở rộng. Đám hỏi sẽ có sự xuất hiện của bạn bè cô dâu chú rể, hàng xóm láng giềng, họ hàng gần xa thân thiết với gia đình,… Sau lễ Ăn hỏi, các khách mời sẽ thường được mời ở lại dùng bữa cùng gia đình.

3.5. Trang phục cô dâu chú rể trong lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi

Trang phục trong lễ Dạm ngõ đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng, lịch sự. Chú rể sẽ chỉ cần ăn mặc đẹp, lịch sự với quân tây và áo sơ mi. Cô dâu sẽ được ưu tiên lựa chọn những tà áo dài nhẹ nhàng, họa tiết đơn giản. Trên thực tế không có quy định cụ thể về trang phục của cô dâu chú rể trong lễ Dạm ngõ.

Trang phục trong lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ khác nhau về màu sắc, độ cầu kỳ
Trang phục trong lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi sẽ khác nhau về màu sắc, độ cầu kỳ

Còn đối với Đám hỏi, trang phục của cô dâu chú rể sẽ có quy định rõ ràng hơn. Chú rể sẽ thường mặc áo dài với các màu sắc tươi sáng, rực rỡ hoặc có thể lựa chọn mặc comple. Tương tự như vậy cô dâu cũng cần được chuẩn bị cầu kì hơn với kiểu tóc, áo dài cùng màu với chú rể.

Màu sắc mà các cặp đôi thường lựa chọn là màu trắng hoặc đỏ. Điều này thể hiện sự trang nghiêm, lịch sự của buổi lễ. Các trang phục trong buổi lễ đều ưu tiên sự đơn giản, nhẹ nhàng để giúp buổi lễ thêm ấm cúng.

Trang phục của cô dâu chú rể trong Đám hỏi thường là áo dài và vest
Trang phục của cô dâu chú rể trong Đám hỏi thường là áo dài và vest

Qua bài viết trên của Vua Nệm hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin để trả lời câu hỏi “Sau Dạm ngõ là lễ gì? Phân biệt lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi”. Bên cạnh đó, bài viết cũng như một cuốn sổ tay kinh nghiệm để bạn và gia đình chuẩn bị chu đáo cho lễ Dạm ngõ và lễ Ăn hỏi của mình.

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM