Lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo có đặc điểm và vai trò thế nào?

CẬP NHẬT 02/08/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Lãnh đạo được xem là một trong các vị trí quan trọng, không thể thiếu ở các doanh nghiệp. Vậy lãnh đạo là gì, có tầm quan trọng ra sao? Bạn hãy cùng Vua Nệm khám phá chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị trí lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhé!

1. Định nghĩa lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo là người có khả năng chỉ đạo, quản lý, điều hành một nhóm người hoặc một tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu, dự định đặt ra từ đầu. Thông thường, một nhà lãnh đạo sẽ có vai trò đưa ra quyết định, định hướng cũng như thúc đẩy các thành viên hoạt động một cách hiệu quả nhất.

lãnh đạo nghĩa là gì
Lãnh đạo là gì, một nhà lãnh đạo sẽ có các vai trò thế nào đối với sự phát triển của công ty

2. Đặc điểm phổ biến của một người lãnh đạo

Nhà lãnh đạo thường có những đặc điểm riêng biệt, khác so với người thường, cụ thể như:

  • Có tầm nhìn xa và hoài bão lớn: Lãnh đạo thường có khả năng nhìn thấy những gì mà người khác không nhìn thấy. Họ luôn biết đưa ra định hướng và vận hành để tổ chức hoạt động đúng với định hướng đó.
  • Có khả năng truyền cảm hứng: Thông thường, những người lãnh đạo giỏi đều biết truyền đạt cảm hứng để có thể dẫn dắt công ty hoạt động hiệu quả.
  • Hoạch định chiến lược: Những nhà lãnh đạo thường biết cách phân bổ nguồn lực, đưa ra những chiến lược, chiến thuật hợp lý nhằm giải quyết nhiều bài toán khó.
  • Khả năng huấn luyện và chiêu mộ nhân tài: Nhà lãnh đạo tài ba thường có khả năng nhìn người tốt, họ có thể đào tạo những người giỏi chuyên môn, có chung tầm nhìn để cùng xây dựng và phát triển doanh nghiệp lớn mạnh.

3. Vai trò của một người lãnh đạo

Dưới đây là tổng hợp những vai trò phổ biến, thường gặp của một nhà lãnh đạo, bạn hãy cùng khám phá nhé!

3.1. Vai trò trong việc xây dựng chiến lược

Một nhà lãnh đạo giỏi thường có khả năng xây dựng chiến lược tốt, thể hiện rõ những mong muốn, khát vọng mà mình có thể thực hiện, từ đó đưa ra biện pháp thực hiện hiệu quả. Khả năng xây dựng chiến lược hiệu quả sẽ giúp:

  • Tạo ra được một nguồn động lực hiệu quả nhằm giúp tạo cảm hứng cho đội ngũ nhân viên.
  • Xác định được các mục tiêu lâu dài nhằm giúp cho công ty luôn đi đúng hướng.
  • Hướng dẫn quản lý xây dựng và phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả nhất.
vai trò lãnh đạo
Vai trò của lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng chiến lược

3.2. Vai trò trong việc tạo năng lượng cho nhân viên

Nhằm góp phần tối ưu hoá, gia tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên đòi hỏi nhà lãnh đạo cần truyền tải được nguồn năng lượng tích cực đến nhân viên, thông qua các cách thực hiện như sau:

  • Nhà lãnh đạo cần đảm bảo thành tích chuyên môn vượt trội, có thể quyết đoán trong mọi tình huống.
  • Luôn mang đến những động lực tích cực cho nhân viên thay vì tạo áp lực cho họ.
  • Không chỉ mang đến các lợi ích cá nhân mà nhà lãnh đạo còn cần phải mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn cho tập thể.

3.3. Vai trò đối với việc kiểm soát cơ cấu tổ chức

Một nhà lãnh đạo cần chú ý phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp để công việc luôn đạt hiệu quả một cách tốt nhất. Do đó, họ cần tuyển dụng các nhân viên có đủ năng lực để đảm nhận công việc. Đồng thời, cũng cần biết cách kết nối giữa các bộ phận lại với nhau và nhà lãnh đạo sẽ có nhiệm vụ giám sát tất cả các thành viên, bộ phận.

những vai trò lãnh đạo
Nhà lãnh đạo giỏi sẽ giúp các tổ chức có thể kiểm soát tốt cơ cấu của các thành viên

4. Người lãnh đạo cần có những tố chất gì?

Một nhà lãnh đạo chân chính cần phải đáp ứng được đầy đủ các tố chất như sự thông minh, nhạy cảm, chính trực, tự tin, đáng tin cậy, có đạo đức. Những tố chất này sẽ góp phần tạo nên một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn, trở nên vĩ đại. Các tố chất phổ biến, cần có ở một nhà lãnh đạo bao gồm:

  • Thông minh: Nhà lãnh đạo thường có trí thông minh hơn so với người thường. Điều này được thể hiện qua chỉ số IQ cao, biểu hiện qua khả năng suy nghĩ, tầm nhìn vượt trội của họ.
  • Tự tin: Việc tự tin sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có thể làm chủ trong mọi tình huống. Đồng thời, quá trình tự tin, bình tĩnh còn giúp họ tạo được niềm tin với cấp dưới của mình.
  • Chính trực: Đây chính là một tố chất không thể thiếu ở nhà lãnh đạo, nó sẽ giúp cho toàn bộ nhân viên, đồng nghiệp, đối thủ phải kiêng nể và kính trọng bạn.
  • Nghị lực: Những người có nghị lực thường có khả năng đương đầu trước sóng gió, rèn luyện được một tinh thần vững chắc trước mọi biến động.
  • Có chỉ số EQ cao: Người lãnh đạo có chỉ số EQ cao thường sẽ có khả năng cảm nhận tốt các tâm tư, nguyện vọng cũng như suy nghĩ của nhân viên để đưa ra cách thức ứng xử cũng như giải quyết phù hợp.

5. Những kỹ năng cần có ở một nhà lãnh đạo là gì?

Nhà lãnh đạo cũng cần phải có các kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng quản lý biến động: Bao gồm khả năng tổ chức, điều hành, hoạch định cũng như dự kiến được khó khăn, thử thách, trở ngại và việc xây dựng được các kế hoạch dự phòng phù hợp.
  • Kỹ năng trao quyền, truyền cảm hứng: Một nhà lãnh đạo giỏi cần biết huấn luyện và trao quyền cho nhân viên để họ phát triển tối Đà Nẵng lực của mình, để họ dám đương đầu với thử thách và thực hiện thay đổi.
  • Kỹ năng ứng xử: Kỹ năng ứng xử của nhà lãnh đạo tốt sẽ giúp tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, đạt hiệu quả.
  • Kỹ năng truyền thông: Nhà lãnh đạo giỏi cần phải biến cách truyền thông, trình bày và thuyết phục tốt để thu hút được nhiều nhân tài.
  • Kỹ năng chuyên môn: Chuyên môn, nghề nghiệp sẽ giúp nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình thực tế để đưa ra các chính sách, chiến lược dài hạn.
kỹ năng của lãnh đạo
Những kỹ năng quan trọng, cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo là gì?

6. Nhà lãnh đạo có sự khác biệt thế nào với người quản lý

Sau khi tìm hiểu lãnh đạo là gì, thì hãy cùng Vua Nệm điểm qua một số khác biệt của một nhà lãnh đạo so với một người quản lý như:

6.1. Phân biệt về phạm vi quyền hạn

Thông thường, nhà lãnh đạo sẽ có vai trò định hướng, đưa ra tầm nhìn cho toàn bộ tổ chức. Trong khi đó, người quản lý sẽ là người thực hiện ý tưởng của nhà lãnh đạo, người quản lý sẽ xây dựng các bước chi tiết cũng như chỉ định nhân sự thực hiện các công việc đó.

6.2. Phân biệt về vai trò đối với công việc

Đối với công việc, nhà lãnh đạo cần tìm ra những hướng đi mới để mang lại hiệu quả cho công việc, họ sẽ chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra và đã đo lường trước. Nhà quản lý thì có nhiệm vụ giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất thông qua việc hướng dẫn nhân viên triển khai các kế hoạch.

nhà lãnh đạo
Một nhà lãnh đạo thường đóng vai trò như thế nào đối với công việc của mình

6.3. Phân biệt về vai trò đối với nhân viên

Nếu như nhà lãnh đạo thường là người truyền cảm hứng, truyền động lực cho nhân viên thì người quản lý sẽ là người trực tiếp tương tác với nhân viên. Họ cũng có nhiệm vụ giám sát, thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.

>> Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp thông tin giải đáp lãnh đạo là gì, vai trò của nhà lãnh đạo đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về nhà lãnh đạo cũng như thường xuyên cải tiến để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.

Đánh giá post