Bên cạnh IQ thì EQ cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá con người. Vậy EQ là gì? Có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng làm việc, học tập và trong cuộc sống của chúng ta? Để độc giả có thể hiểu rõ về chỉ số này, Vua Nệm xin phép được đề cập chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
1. EQ là gì?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm EQ là gì. EQ là một thuật ngữ được dùng để ám chỉ “chỉ số trí tuệ cảm xúc”, hay còn được biết đến với tên gọi tiếng Anh đầy đủ là Emotional Quotient. Chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng sáng tạo, mức độ phản ứng tiềm tàng trong mỗi con người. Cũng giống như IQ, chỉ số EQ được chia thành nhiều nhóm khác nhau, gồm:
- EQ dưới 85: Đây là nhóm có chỉ số EQ thấp. Những đối tượng thuộc nhóm này thường có khả năng sáng tạo kém, chiếm một phần nhỏ trong dân số thế giới.
- EQ từ 86 -> 115: Đây là nhóm phổ biến nhất khi chiếm đại đa số trong dân cư thế giới. Những đối tượng thuộc nhóm này thường có khả năng sáng tạo ở mức tương đối.
- EQ từ 115 -> 131: Đây là nhóm có chỉ số EQ nằm ở mức cao, hiện nay chiếm khoảng 15% dân số toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho rằng những người có chỉ số EQ ở mức này thường dễ dàng đạt được thành công.
- EQ từ 131 trở lên: Đây là nhóm cực kỳ đặc biệt khi chỉ có chưa đến 2% dân số trên thế giới đạt mức EQ này.
2. Ý nghĩa của EQ
Vậy, ý nghĩa của EQ là gì? Trong thời đại ngày nay, sự sáng tạo luôn được ưu tiên hàng đầu. Đó là lý do nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng yêu cầu các ứng viên làm một bài test EQ để xem thử trí tuệ cảm xúc của họ có phù hợp với vị trí của công ty hay không.
Ngoài ra, việc nghiên cứu chỉ số EQ còn giúp đề ra phương án kích thích EQ, phát huy tính sáng tạo của con người. Dựa vào chỉ số EQ mà ta có thể đánh giá được mức độ làm chủ cảm xúc của mỗi cá nhân. Từ đó phần nào hình dung được họ có khả năng tiến bộ trong học tập cũng như công việc hay không.
3. Chỉ số EQ bao gồm những yếu tố gì?
Một số nghiên cứu khoa học đã nhận định rằng chỉ số EQ đem đến ảnh hưởng nhất định cho sự thành công của con người. Cụ thể, những người có chỉ số EQ càng cao thì sẽ dễ thành công hơn và ngược lại. Vậy những yếu tố góp phần làm hình thành nên EQ là gì?
3.1. Khả năng nhận thức
Nói một cách đơn giản, khả năng nhận thức chính là mức độ thấu hiểu bản thân. Chỉ khi hiểu được cảm xúc của mình thì bạn mới nắm được cơ chế kiểm soát cũng như cách xây dựng cảm xúc.
Mặt khác, khả năng nhận thức còn được đánh giá dựa trên hiểu biết về cảm giác, sở thích,… của bản thân. Hai yếu tố quan trọng nhất của khả năng này đó chính là sự tự tin và nhận diện cảm xúc.
3.2. Khả năng điều chỉnh được cảm xúc
Từ việc nhận thức được bản thân, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được những cảm xúc của mình. Điều chỉnh ở đây bao gồm cả những cảm xúc tích cực và tích cực. Nếu là một người có EQ cao, bạn sẽ biết cách phát huy những điều tích cực và kiềm chế lại những tiêu cực của mình.
3.3. Khả năng đồng cảm
Khi bạn đồng cảm có nghĩa là bạn đã phần nào đọc được suy nghĩ của người khác. Khi mức độ đồng cảm càng lớn thì việc nắm bắt đối phương càng trở nên chính xác, từ đó đem về những thành quả nhất định một cách dễ dàng.
3.4. Khả năng xây dựng mục tiêu và đạt được nó
Những người có chỉ số EQ cao luôn biết cách xây dựng mục tiêu và phấn đấu để đạt được nó. Làm được điều này đòi hỏi mỗi người phải luôn có tinh thần thoải mái, quyết tâm cao độ.
3.5. Một vài kỹ năng xã hội khác
Ngoài những yếu tố kể trên, kỹ năng xã hội bao gồm khả năng ngoại giao, teamwork, lãnh đạo, sự nhạy bén,… cũng là yếu tố quyết định đến EQ. Những người sở hữu yếu tố này thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn.
4. Cách nhận biết trẻ có chỉ số EQ thấp
Sau khi tìm hiểu khái niệm EQ là gì, chúng ta hãy cùng đi sâu vào làm rõ những biểu hiện của nó. Thông thường, phụ huynh có thể nhận biết được chỉ số EQ của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Dưới đây là một số phản ứng của những trẻ có chỉ số cảm xúc EQ kém.
4.1. Dễ la hét, cáu bẳn
Phần lớn trẻ nhỏ sẽ có xu hướng la hét, ăn vạ, cáu giận khi không vừa ý một việc gì đó. Tuy nhiên một vài nhà tâm lý cho rằng nếu tình trạng này vẫn không được cải thiện khi trẻ lớn hơn thì đây chính là biểu hiện của việc trẻ có EQ thấp. Bởi lẽ, trẻ có EQ thấp khó kiểm soát được cảm xúc, chỉ làm theo ý mình mà không hề mảy may đến những người xung quanh.
4.2. Ích kỷ
Trẻ có EQ không cao thường sẽ khó thấu hiểu cảm xúc đối phương. Vì thế, trẻ sẽ dễ phát sinh những lời nói, cử chỉ,… làm tổn thương người khác. Ngoài ra, trẻ cũng luôn khăng khăng mình là nhất và mong muốn được người khác quan tâm.
4.3. Tỏ thái độ gay gắt khi bị phê bình
Trẻ em thường có xu hướng thích nhận được những lời khen ngợi, vì thế nó sẽ có những cảm xúc tiêu cực hay phản ứng gay gắt khi bị phê bình. Mặt khác, đây cũng là một biểu hiện thường gặp khi trẻ có EQ kém. Lý do là vì trẻ lúc này chưa biết tự kiểm điểm bản thân và chưa chấp nhận được lời phê bình từ người khác.
5. Dấu hiệu để biết đâu là người có chỉ số EQ cao
Những người sở hữu chỉ số EQ cao thường nhận được sự yêu mến và giúp đỡ từ những người xung quanh. Bởi lẽ, họ có sự thấu hiểu, kiểm soát bản thân tốt và suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực. Vì thế, cuộc sống của họ thường ít gặp áp lực và luôn vui vẻ, lạc quan.
Nhiều người quan niệm rằng sự thành công không chỉ phụ thuộc vào chỉ số IQ mà còn xuất phát từ EQ. Thực tế cho thấy rằng những người có EQ ở mức khá trở lên thường giàu tình cảm, biết yêu thương, san sẻ cho người khác. Vì thế mà họ nhận được sự yêu quý, nể trọng từ mọi người.
6. Phương pháp cải thiện chỉ số EQ là gì?
Những người có EQ thấp thường có xu hướng gặp khó khăn khi giải quyết những tình huống bất ngờ. Tuy nhiên, chỉ số EQ hoàn toàn có thể được cải thiện nếu bạn duy trì những thói quen sau:
6.1. Xác định điểm mạnh của mình
Việc xác định điểm mạnh bản thân sẽ thúc đẩy bạn phát triển hơn mỗi ngày. Ngoài ra, khi nhận thức được thế mạnh của mình, bạn cũng dễ để nhận ra được điểm mạnh của người khác. Việc hiểu rõ năng lực của nhau sẽ tạo điều kiện để những mối quan hệ diễn ra tốt đẹp hơn.
6.2. Nhận biết được giới hạn chịu đựng
Những ai quan tâm đến phương pháp cải thiện EQ là gì thì trước hết phải tự thấu hiểu chính mình. Dù có thông minh đến đâu thì sức chịu đựng của mỗi người cũng sẽ có giới hạn. Vì thế, khi xác định được giới hạn chịu đựng của bản thân, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát và làm chủ cảm xúc của mình để không phát ra những lời nói nặng nề, cử chỉ thô bạo,…
6.3. Kiểm soát được tiếng nói bên trong
Tiếng nói sâu thẳm bên trong luôn ảnh hưởng đến khả năng điều khiển cảm xúc. Vì thế, việc tự động viên, khích lệ bản thân lạc quan hơn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt những cảm xúc tiêu cực.
6.4. Nhận biết khả năng của mình đến đâu
Việc nhận biết khả năng của mình sẽ giúp bạn thấu hiểu hơn giới hạn của bản thân. Mặt khác, bạn cũng sẽ biết điểm dừng cho những hành động, lời lẽ, cử chỉ,… trong những mối quan hệ. Trường hợp bạn không biết được bản thân có thể mạnh gì thì có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hay đồng nghiệp.
>> Xem thêm: Não trái não phải phát triển gì? Não trái hay não phải thông minh hơn?
Trên đây là giải đáp về khái niệm EQ là gì cũng như cách nhận biết những người có chỉ số EQ cao. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng rằng bạn sẽ sớm nhận ra và phát huy những tiềm năng của bản thân nhé!