Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả?

CẬP NHẬT 11/08/2023 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh

Cảm xúc là điều mà chúng ta xây dựng, đối mặt và chung sống với nó hàng ngày. Xã hội ngày càng phát triển, con người càng đối diện với nhiều cảm xúc mới mẻ, và đa dạng hơn. Do đó, kỹ năng quản lý cảm xúc trở thành một khả năng mà bất cứ ai cũng nên trang bị và cần phải có để tạo dựng một đời sống hạnh phúc hơn. Cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc cũng như cách rèn luyện những kỹ năng này nhé!

Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả?

1. Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc chính là khả năng kiểm soát và điều tiết cảm xúc của mình sao cho phù hợp với bối cảnh xung quanh, cũng như phù hợp với chuẩn mực hành xử trong văn hóa của mỗi khu vực, mỗi đất nước.

Nói cách khác, kỹ năng quản lý cảm xúc chính là khả năng nhận thức cảm xúc của bản thân trong các trường hợp nhất định và xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, hành động của người xung quanh đến cảm xúc của cá nhân. Khi nhận thức rõ được bản chất của cảm xúc bản thân, bạn sẽ phát huy kỹ năng quản lý cảm xúc thông qua việc điều chỉnh, tiết chế cảm xúc.

Trong thực tế, quản lý cảm xúc không đồng nghĩa với việc che giấu hoặc loại bỏ hoàn toàn cảm xúc mà bản thân cảm thấy, mà thay vào đó, bạn có khả năng điều chỉnh cảm xúc để trở nên tinh tế, khéo léo và hòa hợp hơn với những người xung quanh.

Thông thường, những người sở hữu kỹ năng quản lý cảm xúc tốt có chỉ số trí tuệ cảm xúc rất cao. Những người này có khả năng ứng phó linh hoạt với các căng thẳng, kết hợp các nhận thức của bản thân để đưa ra những phương án ứng xử phù hợp với đối phương cũng như với ngữ cảnh bấy giờ.

khả năng quản lý cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc là gì?

2. Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc trong cuộc sống

Kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò thiết yếu trong đời sống của mỗi người. Vậy tại sao kỹ năng quản lý cảm xúc lại có vai trò quan trọng như vậy?

Cảm xúc của mỗi người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, công việc và các mối quan hệ như: gia đình, bạn bè, người thân. Do đó, nếu không có khả năng quản lý cảm xúc, bạn sẽ dễ dàng rơi vào các trường hợp mâu thuẫn hoặc xung đột không đáng có. Có thể nói, kỹ năng cảm xúc đóng vai trò cốt lõi, quyết định trạng thái cuộc sống của bạn sẽ nhiều niềm vui hay nhiều nỗi bực dọc.

Ví dụ, khi bạn đang trong một cuộc tranh luận nào đó, nếu bạn không thể kiềm chế cảm xúc của bản thân, bạn dễ dàng nói ra những lời không hay và có thể làm tổn thương người khác. Nếu có khả năng kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ giải quyết vấn đề theo hướng nhẹ nhàng và ổn thỏa hơn, đảm bảo không gây tổn hại đến mối quan hệ cũng như tránh những câu nói nặng nề, không phù hợp.

Trên thực tế, người không có kỹ năng quản lý cảm xúc thường có đời sống nội tâm khá nặng nề và mệt mỏi. Họ có xu hướng dễ nổi nóng trước một số tình huống trong đời sống hàng ngày. Tâm lý nóng nảy sẽ khiến họ ức chế, bức bối với chính bản thân mình.

Không chỉ vậy, những người này thường không có kỹ năng giữ gìn và bồi đắp cho các mối quan hệ. Từ đó, họ sẽ trở nên đơn độc và lẻ loi hơn trong chính đời sống của mình.

Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc trong cuộc sống
Vai trò của kỹ năng quản lý cảm xúc trong cuộc sống

Vậy nên, kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò quan trọng với mọi đối tượng. Tuy nhiên, đây không phải là khả năng bẩm sinh mà cần luyện tập, cố gắng theo thời gian. Đừng quá lo lắng nếu hiện tại bạn chưa sở hữu kỹ năng này. Chỉ cần bạn nhận ra điểm yếu của bản thân và cải thiện từng ngày, chắc chắn bạn sẽ dần đạt được điều mà mình mong đợi.

3. Cách rèn luyện các kỹ năng quản lý cảm xúc

Như đã đề cập ở trên, kỹ năng quản lý cảm xúc không phải là yếu tố bẩm sinh. Bất kỳ ai cũng phải rèn luyện trong thời gian dài trước khi có thể quản lý cảm xúc của bản thân một cách tốt và hiệu quả nhất.

Cùng Vua Nệm tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc nhé!

3.1 Thực hiện những hoạt động lành mạnh nhằm giải phóng cảm xúc

Nếu bạn đang trong trạng thái bức xúc, buồn bã hay cáu giận với những trải nghiệm tiêu cực của bản thân, hãy thực hiện những hoạt động tự xoa dịu (hay còn gọi là self-soothing). Theo kết quả nghiên cứu của Heiy & Cheavens, những hoạt động này có khả năng giúp bản thân bạn giải phóng cảm xúc hiện tại để trở nên bình tâm hơn. Vậy các hoạt động tự xoa dịu là những hoạt động nào?

Hiểu đơn giản, hoạt động tự xoa dịu bản thân là các hoạt động mà bạn yêu thích và cảm thấy hứng thú khi thực hiện. Một số hoạt động giúp giải phóng cảm xúc mà bạn có thể tham khảo như: tập yoga, thiền, shopping, hoặc ăn ngon…

hoạt động tự xoa dịu
Khi bạn đang trong trạng thái bức xúc, bạn nên thực hiện hoạt động tự xoa dịu

Nếu bạn là người hướng nội, bạn có thể cân nhắc dành thời gian bên cạnh người thân, bạn bè và chia sẻ những cảm xúc của bản thân, tâm lý bạn sẽ được giải tỏa một cách hiệu quả đấy.

3.2 Cân nhắc trước khi nói

Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, nhằm truyền đạt cho thế hệ sau rằng trước khi nói, cần phải suy nghĩ và cân nhắc lời nói cẩn thận, kỹ lưỡng.

Cách sử dụng ngôn từ ngữ khéo léo cùng với thói quen cân nhắc, suy nghĩ kỹ trước khi nói sẽ giúp chúng ta tránh được những lời nói mang tính sát thương người đối diện, đặc biệt là trong những trường hợp tranh luận hoặc bất đồng ý kiến.

Ví dụ, khi bạn đang tranh cãi với vợ/chồng trong cách dạy dỗ con cái, cơn nóng giận của bạn lên đến đỉnh điểm và không thể kiềm chế cảm xúc, dẫn đến những câu nói không ảnh, ảnh hưởng đến lòng tự tôn của bạn đời cũng như phá vỡ sự tôn trọng của bạn dành cho đối phương.

Vậy nên, trong đời sống hàng ngày, hãy luyện tập thói quen sử dụng ngôn từ cẩn thận, và tinh tế. Hãy suy nghĩ nhiều lần trước khi nói để đảm bảo không làm buồn lòng những người xung quanh. Điều này sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc hiệu quả hơn.

3.3 Tăng mức nhận thức về bản thân

Tăng mức nhận thức về bản thân
Tăng mức nhận thức về bản thân

Không nhận thức đúng về bản thân cũng là yếu tố dẫn đến những suy nghĩ mang chiều hướng tiêu cực. Những người không nhận thức đúng về bản thân thường có xu hướng tự ti, nhút nhát và không tin tưởng vào năng lực cá nhân. Từ đó, họ khó quản lý cảm xúc của mình trong các tình huống, trường hợp nhất định trong cuộc sống.

Chính vì vậy, bạn nên nâng cao sự tự tin vào bản thân mình (hay còn gọi là self-awareness) thông qua những hành động rèn luyện như sau:

  • Luyện tập ngôn ngữ và dáng vẻ cơ thể tự tin hơn
  •  Luôn nhìn thẳng vào mắt đối phương khi trò chuyện, giao tiếp
  • Không tự so sánh bản thân với người khác
  • Luôn trung thực với cảm xúc của bản thân
  • Luôn mạnh mẽ đứng lên từ khó khăn, thất bại
  • Mạnh dạn thử thách bản thân với những thử thách mới mẻ

Ngoài ra, bạn cũng nên rèn luyện thói quen dùng ngôn từ để tự động viên bản thân, thay vì trách than, thất vọng với những gì xảy ra với mình. Điều này giúp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của bạn nhanh chóng hơn.

3.4 Viết cảm xúc của bản thân ra giấy

Trong những trường hợp không thể giải tỏa hoặc không có người tin tưởng bên cạnh, bạn có thể viết cảm xúc hoặc cơn tức giận của mình lên giấy để giải phóng những cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Khi đọc được những cảm xúc của bản thân trên giấy, bạn sẽ nhanh chóng bình tâm và đưa tâm lý về trạng thái cân bằng.

viết những cảm xúc xuống giấy khi mất cân bằng
Khi mất cân bằng, bạn có thể viết những cảm xúc hoặc cơn tức giận của mình lên giấy

XEM THÊM:

4. Kết luận

Bài viết đã chia sẻ đầy đủ các thông tin về kỹ năng quản lý cảm xúc cũng như các biện pháp rèn luyện kỹ năng này. Bạn có phải là người có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt không? Chia sẻ cho Vua Nệm cùng biết dưới phần comment nhé!

Hy vọng chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Vua Nệm ở các bài viết tiếp theo nhé!

Đánh giá post