Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm với 10 bước hoàn chỉnh từ A-Z

CẬP NHẬT 18/09/2022 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Banner Black Friday

Kinh doanh mỹ phẩm là một trong những ý tưởng kinh doanh khá hot hiện nay. Ngành nghề ngày thường được các bạn trẻ lựa chọn nhờ nguồn hàng phong phú và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cũng giống như kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào thì khi mở shop mỹ phẩm, cũng sẽ có những khó khăn và tính toán riêng. Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm với 10 bước hoàn chỉnh mà bạn có thể tham khảo. 

1. Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng

Kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm đầu tiên đó là bạn phải hiểu được nhu cầu của khách hàng về mỹ phẩm. Sẽ tốt hơn nếu bạn đã từng bán mỹ phẩm trước đó. Hơn nữa, có được một nền tảng kiến thức sâu rộng về mỹ phẩm nói riêng và chăm sóc da nói chung sẽ là một điểm cộng lớn khi kinh doanh mỹ phẩm. 

Hãy tiến hành nghiên cứu thị trường chi tiết và thu thập thông tin về nhu cầu và xu hướng của mọi người ở địa phương. Hoặc bạn cũng có thể thu thập kiến ​​thức từ sách hoặc trên các nền tảng trực tuyến.

mở shop mỹ phẩm
Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng ở khu vực bạn muốn mở là kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm đầu tiên

2. Tìm kiếm mặt hàng

Đây là một kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm quan trọng khi bắt đầu kinh doanh. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thương hiệu làm đẹp trên thị trường, từ bình dân đến cao cấp với đa dạng các sản phẩm chăm sóc da, trang điểm. Hơn nữa, mỹ phẩm phục vụ cho một phân khúc khách hàng rộng lớn. Nó bao gồm một loạt các sản phẩm trang điểm, sản phẩm tóc, sản phẩm da và một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp khác.

Bạn nên bắt đầu với việc tập trung vào một nhóm đối tượng nhất định. Chẳng hạn như chỉ phạm vi trang điểm hoặc chỉ các sản phẩm chăm sóc tóc. Thậm chí bạn có thể bắt đầu một cửa hàng nhỏ chỉ với son môi hoặc phấn. Khi cửa hàng của bạn phát triển, bạn có thể thêm các dòng mới vào phạm vi sản phẩm hiện có của mình.

Đồng thời, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ càng vì có một số thương hiệu mỹ phẩm sẽ không cho phép đơn vị bán lẻ nào kinh doanh sản phẩm của họ trừ khi đó là đại lý ủy quyền hoặc các cửa hàng do họ quản lý.  

3. Lập kế hoạch kinh doanh 

Đây cũng là bước quan trọng để khởi động một doanh nghiệp thành công. Hơn nữa, một kế hoạch tốt và chi tiết sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong kinh doanh. 

Theo dòng sản phẩm và mô hình kinh doanh của bạn, hãy lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết. Xác định diện tích cửa hàng, xác định nhân khẩu học, sản phẩm của bạn dành cho giới trẻ hay người trung niên, dành cho nam giới hay nữ giới. Hay thậm chí là cả các kế hoạch mở rộng mô hình kinh doanh về lâu dài. 

lập kế hoạch mở shop mỹ phẩm
Trong kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm không thể thiếu lập kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết nhất

Các kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn đi đúng hướng và dần ổn định được cửa hàng của mình. Tuy nhiên, ngành mỹ phẩm rất cạnh tranh với vô số đối thủ “nặng ký” trên thị trường. Do vậy, bạn cũng cần linh động thay đổi kế hoạch để phù hợp với xu thế và tình hình kinh doanh hiện tại. 

4. Nộp giấy tờ đăng ký kinh doanh

Nộp giấy tờ, giấy phép đăng ký kinh doanh là một bước không thể thiếu khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào nếu bạn không muốn dính líu đến pháp luật sau nay. Các loại giấy tờ sẽ phụ thuộc nhiều vào nơi mà bạn định bắt đầu mở cửa hàng. Bạn nên tìm hiểu hoặc làm việc với một công ty luật để được giúp đỡ về thủ tục theo quy định. 

Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh dòng sản phẩm của riêng mình, thì các loại giấy tờ thủ tục sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Bạn sẽ cần các giấy tờ chứng minh rằng loại mỹ phẩm đó an toàn với sức khỏe, an toàn với làn da, có nguồn gốc rõ ràng,… 

5. Chuẩn bị về tài chính

Có rất nhiều lựa chọn để có được một khoản vốn cho một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Nếu không có tiền tiết kiệm, bạn có thể vay ngân hàng một khoản vay và sẽ trả dần hàng tháng. 

Để có thể mở shop mỹ phẩm, bạn sẽ cần tính toán đến rất nhiều chi phí. Đầu tiên là vốn nhập hàng. Đây là khoản mà bạn cần quan tâm từ khi lập kế hoạch ban đầu vì nó là nguồn tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của bạn. Trong kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm, để giảm thiểu rủi ro, bạn nên lựa chọn 1 loại hàng hoặc các sản phẩm đang hot được nhiều người quan tâm hiện tại. 

Thứ hai đó là chi phí thuê địa điểm. Tùy theo quy mô và vị trí mà giá thuê các cửa hàng sẽ khác nhau. Bạn cần cân nhắc về ngân sách của mình để tránh chọn địa điểm có giá thuê quá cao sẽ gây nên áp lực lớn. Do ban đầu bạn cũng sẽ cần chi phí để cải tạo và sửa chữa lại địa điểm theo sở thích của mình. 

kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm nhỏ
Chuẩn bị kỹ càng về vấn đề tài chính chính là kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm “xương máu”

Thứ ba đó là tiền thuê nhân viên. Nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ thì bạn có thể không cần thuê thêm nhân viên. Nhưng nếu không gian cửa hàng lớn và nhiều sản phẩm đa dạng thì bạn sẽ phải tính đến việc thuê thêm nhân viên. Mức lương hiện nay trên thị trường dao động khoảng 3-5 triệu đồng/người/tháng tùy vào thời gian làm việc. 

Thứ tư là vốn dự trù trong quá trình hoạt động. Đây là nguồn vốn cũng cực kỳ cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. Do thời gian đầu kinh doanh sẽ không thể tránh khỏi trường hợp bị lỗ nên số vốn này sẽ được dùng để duy trì hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, dù tình hình kinh doanh đang chậm trễ nhưng bạn cũng nên bổ sung thêm các loại sản phẩm để tăng thêm tính đa dạng, góp phần thu hút nhiều khách hàng hơn. 

6. Chọn một địa điểm thuận lợi

Kinh doanh mỹ phẩm bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng trực tuyến chỉ với một chiếc máy tính. Nhưng khi tính đến chuyện mở cửa hàng offline, bạn sẽ cần tìm mặt bằng để xây dựng cửa hàng. Vị trí địa lý là rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, dù là ngành nghề nào. 

Dù là ở đâu, bạn cũng nên chọn khu vực với mật độ dân cư cao, có thể là ở ngã ba, mặt đường hoặc trung tâm thành phố, thị xã, nơi nhiều người qua lại và đặc biệt có chỗ để xe thuận lợi cho khách hàng khi đến mua sắm. 

Tuy nhiên, vị trí cửa hàng chỉ là một trong những yếu tố giúp thu hút lượng khách đến. Sau khi đã mua sắm 1,2 lần thì khách hàng có quay trở lại cửa hàng của bạn hay không còn tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn. 

Vì thực tế có rất nhiều cửa hàng mỹ phẩm nổi tiếng và có lượng khách đông đảo dù nằm trong ngõ sâu và vị trí không đẹp. 

7. Thiết kế cửa hàng

Khi bắt tay vào việc thiết kế cửa hàng, bạn cần phải xác định xem cửa hàng mỹ phẩm của mình đang hướng tới đối tượng khách hàng nào, là giới trẻ, học sinh, sinh viên hay phụ nữ trung niên,…Tuỳ thuộc vào đối tượng mà sẽ có các phong cách cửa hàng khác nhau. 

Với giới trẻ sẽ cần một cửa hàng với kiểu dáng hiện đại, trẻ trung, màu sắc bắt mắt. Còn với khách hàng trung tuổi sẽ cần tập trung vào kiểu dáng phong cách nhẹ nhàng, gọn gàng và có phần sang trọng hơn. 

những kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm
Thiết kế cửa hàng là kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm không thể thiếu

Bạn cũng nên xác định rõ khu vực nào để trưng bày sản phẩm, khu vực nào cho quầy thu ngân và kho nhỏ. Hãy đảm bảo duy trì một cửa hàng sạch sẽ, gọn gàng vì không một khách hàng nào sẽ thích đến một cửa hàng với nhiều rác và hộp mỹ phẩm để ngổn ngang. 

8. Chọn tên thương hiệu

Bạn có thể đặt tên công ty, cửa hàng theo tên thật của mình hoặc nickname hồi nhỏ. Hãy chọn một cái tên hấp dẫn và dễ nhớ. Đặc biệt khi chọn tên nước ngoài, hãy đảm bảo rằng đó là từ mà ai cũng biết cách đọc nó. 

9. Chọn giải pháp bán hàng

Nếu bạn mở một cửa hàng và không có nhiều thời gian ở cửa hàng thường xuyên thì biện pháp cần thiết nhất cho bạn đó là thuê thêm nhân viên. Số lượng nhân viên sẽ tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng. 

Bạn cũng có thể lựa chọn các phần mềm quản lý bán hàng để tiết kiệm chi phí và dễ dàng quản lý tiền bạc hơn. 

10. Quảng bá cho cửa hàng

Thời gian đầu khi mới mở cửa hàng, lượng khách biết tới thương hiệu sẽ không nhiều. Do vậy bạn cần làm mọi cách để có thể quảng cáo cho cửa hàng của mình. Từ việc lập fanpage, chạy quảng cáo trên facebook, google hay đăng bài trên các tạp chí, sách báo,…

Tuỳ theo quy mô và loại hình kinh doanh mà bạn có thể chọn các hình thức quảng cáo khác nhau theo ngân sách của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ người thân, bạn bè giới thiệu về cửa hàng của mình. 

kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm hay
Quảng bá cho cửa hàng trên các nền tảng trực tuyến là kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm bạn không nên bỏ qua

Việc quảng bá cửa hàng không chỉ thực hiện khi mới mở cửa hàng mà bạn cần làm việc ngày thường xuyên, và liên tục để thương hiệu luôn đến được với khách hàng. 

Một số kênh bán hàng như Instagram, Tiktok là những kênh mà bạn có thể dễ dàng tiếp cận gần hơn đến với giới trẻ hiện nay. Vì vậy hãy mở rộng đa dạng các kênh quảng bá cũng như bán hàng để có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng và chốt đơn một cách dễ dàng hơn. 

Ngoài ra, một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee,..cũng là kênh mà bạn có thể tham khảo và bán hàng trên đó. 

>> Xem thêm: 

Hy vọng với những kinh nghiệm mở shop mỹ phẩm cùng 10 bước cơ bản và chi tiết ở trên sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn trong việc mở một cửa hàng cho riêng mình, dù là ngành nghề, lĩnh vực nào. 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.