Giặt ủi là một trong những dịch vụ được ưu tiên chọn lựa hàng đầu nhằm giúp tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả. Do đó, việc kinh doanh tiệm giặt ủi ngày càng được ưu tiên. Vậy làm sao để kinh doanh một cách hiệu quả. Mời bạn hãy cùng tham khảo thêm kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi cho người mới
- 1.1. Nghiên cứu thị trường giặt ủi
- 1.2. Lập kế hoạch kinh doanh tiệm giặt ủi
- 1.3. Xây dựng thương hiệu, niềm tin với khách hàng
- 1.4. Trang trí cửa hàng thêm bắt mắt
- 1.5. Luôn đáp ứng yêu cầu đúng thời gian giao quần áo
- 1.6. Kiểm soát chất lượng, không để mất đồ của khách
- 1.7. Tìm nguồn cung cấp bột giặt, nước xả chất lượng
- 1.8. Dự trù rủi ro có thể xảy ra
- 2. Tính toán chi phí mở tiệm giặt ủi
1. Kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi cho người mới
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm chi tiết giúp cho người mới bắt đầu cũng có thể mở tiệm giặt ủi thu được nhiều lợi nhuận:
1.1. Nghiên cứu thị trường giặt ủi
Một trong những kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi đơn giản, thành công nhất chính là nghiên cứu đầy đủ về thị trường giặt ủi. Bởi vì hiện nay, thị trường giặt ủi được chia thành nhiều đối tượng với các phân khúc khách hàng khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Do đó, để biết nhóm khách hàng phù hợp, bạn hãy cùng nghiên cứu chi tiết thị trường giặt ủi.
Khi thực hiện nghiên cứu thị trường, bạn sẽ xác định được chính xác giá dịch vụ. Nếu như đối tượng của bạn là học sinh, sinh viên thì cần cung cấp giá bình dân. Nếu khách hàng là nhân viên văn phòng hoặc các phân khúc cao cấp thì bạn cần nghiên cứu mức giá phù hợp.
Thông thường, mức giá giặt ủi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ có số lượng mà còn phụ thuộc vào chất lượng vải. Với các loại vải có giá trị như áo lông, áo bông, áo dạ hoặc các loại vải Jeans, Kaki thì sẽ có mức giá cao hơn.
1.2. Lập kế hoạch kinh doanh tiệm giặt ủi
Nhắc đến kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi, không thể thiếu việc làm kế hoạch kinh doanh. Quá trình này được tạo thành dựa trên việc nghiên cứu thị trường. Để có thể lập kế hoạch một cách chi tiết, đầy đủ, bạn cần trả lời được các câu hỏi:
- Dịch vụ chính mà bạn cung cấp là gì? Giặt ướt, giặt siêu tốc, giặt khô, giặt giày hay giặt đồ da. Bạn có nhận dịch vụ giao nhận tại các phòng trọ hay khu chung cư hay không?
- Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai: Sinh viên, dân văn phòng, hộ gia đình, khách sạn, bệnh viện
- Nguồn lực cá nhân của bạn: Kinh nghiệm giặt, tổng số vốn
- Vị trí, địa điểm đặt cửa hàng: Thuê cửa hàng ở đâu, giá bao nhiêu, có thiết kế hay trang trí cửa hàng không?
- Các loại máy cần sử dụng: Máy giặt, máy sấy, bàn là, bột giặt… cần nhập ở đâu, chi phí bao nhiêu
- Điểm khác biệt giữa dịch vụ của bạn so với đối thủ là gì: Giá cả, dịch vụ hay chất lượng phục vụ
1.3. Xây dựng thương hiệu, niềm tin với khách hàng
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng giặt ủi, khi mới bắt đầu kinh doanh sẽ có rất ít người biết đến dịch vụ của bạn. Do đó, bạn cần xây dựng thương hiệu, chiến lược truyền thông để khách hàng biết đến chất lượng dịch vụ của mình. Để kinh doanh hiệu quả, bạn có thể sử dụng một số cách như sau:
Cách truyền thống: Sử dụng tờ rơi, băng rôn, biển hiệu để truyền thông các chương trình khuyến mãi, thời gian khai trương nhằm giúp cho nhiều người biết đến và sử dụng dịch vụ của bạn.
Marketing online: Sử dụng mạng xã hội, chạy quảng cáo để tiếp cận với khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cần phải có các bài đăng chất lượng, đánh trúng tâm lý khách hàng.
1.4. Trang trí cửa hàng thêm bắt mắt
Để cửa hàng giặt ủi của mình thu hút được nhiều khách hàng hơn bạn nên trang trí chúng một cách bắt mắt. Quá trình trang trí không cần quá cầu kỳ mà đòi hỏi sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tối ưu không gian sử dụng. Trang trí cửa hàng cũng sẽ giúp bạn tối ưu được chi phí thuê mặt bằng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.5. Luôn đáp ứng yêu cầu đúng thời gian giao quần áo
Một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng quần áo thành công, làm cho khách hàng hài lòng hơn chính là giao đồ đúng hẹn. Nếu như lỡ giao đồ không đúng thời gian, khách hàng sẽ mất niềm tin và không bao giờ chọn sử dụng dịch vụ của bạn nữa. Do đó, dù bất kỳ lý do gì, bạn cũng đừng làm trễ thời gian giao quần áo của khách nhé!
1.6. Kiểm soát chất lượng, không để mất đồ của khách
Một trong những điều tối kỵ khi mở cửa hàng giặt ủi chính là làm mất đồ của khách. Điều này thường sẽ làm khách hàng phẫn nộ, gây ra nhiều rủi ro cho cửa hàng, khiến cửa hàng của bạn bị mất đi một lượng khách đáng kể. Do đó, để quá trình kinh doanh được thành công hơn, bạn hãy tránh khỏi sai lầm này nhé!
1.7. Tìm nguồn cung cấp bột giặt, nước xả chất lượng
Theo kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi hiệu quả, để đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất, bạn nên tìm nguồn cung cấp bột giặt, cũng như nước xả vải tốt, có thể đáp ứng đầy đủ số lượng. Bởi vì nếu bạn sử dụng nguyên liệu không tốt không chỉ làm cho khách hàng khó chịu, đôi khi sẽ làm hỏng đồ của khách.
1.8. Dự trù rủi ro có thể xảy ra
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn nên lên danh sách các trường hợp xấu nhất có thể diễn ra để có thể đề phòng cũng như lên phương án giải quyết kịp thời. Nhờ đó, sẽ giảm thiểu được thiệt hại nếu như có các tình huống xấu diễn ra.
2. Tính toán chi phí mở tiệm giặt ủi
Sau khi đã tìm hiểu kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi, bạn cần tính toán chi phí mở tiệm giặt ủi để có thể chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu bạn có ngân sách lớn, có thể đầu tư kinh doanh cửa hàng với quy mô lớn. Nếu bị hạn chế ngân sách, bạn có thể mở cửa hàng với quy mô nhỏ hơn. Dưới đây là tổng hợp những chi phí cần thiết khi mở tiệm giặt ủi.
2.1. Chi phí máy móc, thiết bị
Nếu như bạn có một nguồn vốn lớn, bạn có thể đầu tư các thiết bị như máy giặt, máy sấy, bàn ủi, giá treo đồ mới. Thiết bị chất lượng sẽ đảm bảo được công suất làm việc, thời gian làm việc tốt hơn. Đồng thời, chúng cũng giúp cho đồ của bạn luôn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng mong muốn của khách hàng.
Nếu không có nhiều ngân sách, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại máy cũ. Tuy nhiên, trước khi chọn mua bạn nên kiểm tra một cách cẩn thận xem chúng có còn hoạt động tốt hay không. Đồng thời, cũng cần đảm bảo kích thước máy giặt chuẩn, không bị rỉ nước, không tốn quá nhiều điện năng theo mức bình thường và tiếng ồn của máy cũng không quá to.
2.2. Chi phí thuê nhân viên
Một trong những kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi không thể bỏ qua chính là tính toán số lượng và chi phí thuê nhân viên một cách hợp lý. Nhân viên là người sẽ tiếp nhận, xử lý đơn hàng cũng như phụ giúp các hoạt động của cửa hàng nhằm đáp ứng kịp tiến độ, đảm bảo tiệm giặt luôn trong tình trạng hoạt động.
Thông thường, các tiệm giặt ủi sẽ hoạt động từ 7 giờ đến 20 giờ mỗi ngày để tránh việc mất một lượng lớn khách hàng. Do đó, để kinh doanh tiệm giặt ủi, bạn nên thuê nhân viên theo ca. Mức giá để thuê nhân viên theo ca cũng không hề cao, chi phí dao động từ 3 đến 4 triệu đồng người/ tháng.
2.3. Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh
Theo như kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi, địa điểm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của cửa hàng. Do đó, tùy thuộc vào đối tượng và phân khúc khách hàng của mình mà bạn nên chọn lựa địa điểm kinh doanh phù hợp.
Nếu bạn chọn kinh doanh tiệm giặt ủi bình dân thì bạn nên mở cửa hàng gần các khu nhà trọ, ký túc xá, bệnh viện. Chi phí thuê mặt bằng tại các địa điểm này thường dao động trong mức khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng. Nếu đối tượng của bạn là phân khúc cao cấp, bạn nên đặt cửa hàng ở gần khách sạn, nhà nghỉ với mức chi phí cao hơn.
>> Xem thêm: Những kinh nghiệm mở nhà thuốc tư nhân bạn cần biết
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở tiệm giặt ủi chi tiết đã được đúc kết từ nhiều cửa hàng giặt ủi thành công đi trước. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để quá trình mở cửa hàng được thành công hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết trên, đừng ngần ngại để lại thông tin để được Vua Nệm tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!