Khi nhu cầu nuôi thú cưng của con người ngày càng tăng cao thì khái niệm “Grooming là gì” cũng cực kỳ được quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Vua Nệm sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn đọc về thuật ngữ đầy mới mẻ này nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Grooming là gì?
- 2. Tại sao cần grooming cho chó?
- 3. Hướng dẫn 5 bước grooming tại nhà cho chó
- 4. Những sai lầm thường gặp khi grooming cho chó
- 4.1. Không có sự chuẩn bị trước khi tắm cho chó
- 4.2. Trước khi tắm không chải lông cho chó
- 4.3. Sau khi tắm không chải lông cho chó
- 4.4. Không chăm sóc lông cho chó vào mùa lạnh
- 4.5. Dưỡng lông cho chó không kiên trì
- 4.6. Chăm lông không triệt để
- 4.7. Không cắt móng cho chó cẩn thận
- 4.8. Cạo lông quá sát
- 4.9. Để dầu tắm dính vào mắt chó
- 4.10. Thả chó ra ngoài ngay khi vừa chải lông
1. Grooming là gì?
“Grooming” trong tiếng Anh có nghĩa là chải lông, tuy nhiên khái niệm Grooming là gì thì không chỉ đơn giản như vậy. Hay nói cách khác, Grooming là một hoạt động nhằm chải chuốt ngoại hình cũng như bảo vệ sức khỏe thể chất cho chó. Nó không đơn thuần chỉ là vệ sinh gọn gàng, sạch sẽ mà còn khiến chú chó của bạn thêm đẹp mắt, lộng lẫy.
Ngày nay, hoạt động Grooming bao gồm nhiều công đoạn như chải lông, tắm rửa, sấy lông, cạo lông, cắt móng, cắt tỉa lông,… Điều này đặc biệt quan trọng khi thú cưng của bạn là những chú chó lông dài như Alaska, Golden Retriever, Poodle, Phốc sóc Pomeranian, Husky, GSD, Cocker Spaniel,…
So với những loại chó lông ngắn, chó lông dài cần được grooming kỹ càng hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là chó lông ngắn không cần thiết phải grooming.
2. Tại sao cần grooming cho chó?
Grooming cho chó ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng yêu thích thú cưng. Để lý giải cho điều này, sau khi tìm hiểu grooming là gì, hãy cùng xem những lý do mà bạn nên cắt tỉa lông cho chó thường xuyên tại đây nhé!
2.1. Khiến chó trở nên đáng yêu, đẹp mắt hơn
Ngành Grooming ở Việt Nam đang có sự phát triển vượt trội khi các Groomers không ngừng sáng tạo ra nhiều kiểu lông đẹp phù hợp với từng giống loài. Chẳng hạn như kiểu Teddy, Standard, Happy Ball Head,… cho dòng Poodle, hay Kennel, Lion Cut, Poo Undercut,… cho dòng Phốc Sóc. Thế nhưng nhìn chung, kiểu dáng nào cũng khiến cho các bé trở nên gọn gàng, đáng yêu hơn.
2.2. Tăng tuổi thọ, tránh vi khuẩn xâm nhập
Việc grooming thường xuyên cho chó sẽ giúp cơ thể thú cưng tránh được sự xâm nhập của virus và vi khuẩn, từ đó có tuổi thọ cao hơn. Mặt khác, chủ nhân còn có thể theo dõi tính khí của thú cưng bằng cách cắt tỉa lông. Những bất thường trên cơ thể chẳng hạn như hạch, vết thương, sắc tố da,… cũng sẽ được phát hiện sớm nếu cắt tỉa lông cho chó định kỳ.
3. Hướng dẫn 5 bước grooming tại nhà cho chó
Sau khi tìm hiểu grooming là gì, hẳn bạn sẽ thắc mắc về các bước thực hiện cắt tỉa lông cho chó. Không nhất thiết phải đưa chú chó của bạn đến những cửa hàng chăm sóc thú cưng vì nếu có thời gian, bạn hoàn toàn có thể tự cắt tỉa lông cho bé cưng ngay tại nhà. Dưới đây là 5 bước để bạn tham khảo!
3.1. Chải lông và tắm cho chó
Trước khi tắm, bạn nên chải lông cho chó để loại bỏ lông chết và chất bẩn. Vì da của chó mỏng hơn da người nên trong quá trình tắm, bạn hãy lựa chọn những loại sữa tắm chuyên dành cho chó để không gây tổn hại.
3.2. Sấy lông
Sấy lông là công đoạn làm khô lông cho chó từ phần chân đến phần ngọn. Điều này giúp ngăn ngừa những bệnh lý về da do ẩm như cảm lạnh, nấm da, viêm phổi,…
3.3. Cắt lông cho chó
Hãy đảm bảo rằng lông của thú cưng đã hoàn toàn khô ráo trước khi cắt. Mặt, tai, chân,…của chó là những khu vực nhạy cảm cần tránh gây tổn thương trong suốt quá trình cắt tỉa.
3.4. Cạo lông cho chó
Đừng quên chải lông và tắm cho chó thật sạch sẽ trước khi tiến hành cạo. Sử dụng máy cắt tỉa lông chuyên dụng cho chó và cẩn thận những phần da nhạy cảm như bắp đùi, nách, hông, khuỷu chân sau.
3.5. Cắt móng
Đây là một thao tác đòi hỏi sự tập trung, cẩn thận. Bởi lẽ, thú cưng sẽ tỏ ra khá hoảng sợ và cần một thời gian để làm quen với tiếng ồn của máy cắt móng. Mặt khác, bạn hãy cẩn thận với phần thịt mềm ở bên trong móng của chó. Đây là phần mà chúng dễ bị tổn thương.
- Đối với chó móng trắng: Thịt mềm có màu hồng.
- Đối với chó móng đen hay sẫm màu: Thịt mềm màu đen sẫm hoặc nằm gần những chấm đen cứng đặc.
4. Những sai lầm thường gặp khi grooming cho chó
Trong quá trình grooming cho chó, nếu không cẩn thận thì bạn sẽ rất dễ mắc phải sai lầm. Dưới đây là những sai lầm thường gặp nhất mà chủ thú cưng cần tránh!
4.1. Không có sự chuẩn bị trước khi tắm cho chó
Trước khi tắm cho chó, hãy có sự chuẩn bị kỹ càng bằng cách huấn luyện cho bé cưng đứng yên, để người khác chạm vào những bộ phận cơ thể,… Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian thay vì phải đối phó với sự hoảng loạn của bé đấy nhé!
4.2. Trước khi tắm không chải lông cho chó
Đối với những chú chó thuộc dòng lông dài như Golden, Husky hay Alaska,… khi lông ướt thì rất dễ bị dính lại với nhau. Việc chải lông chó trước khi tắm sẽ góp phần loại bỏ đám lông chết và dễ dàng thực hiện những thao tác tiếp theo hơn.
4.3. Sau khi tắm không chải lông cho chó
Nếu trước khi tắm cho chó bạn đã tiến hành chải lông thì thao tác này cũng sẽ dễ dàng hơn và không gây đau đớn nếu bạn tiếp tục thực hiện sau khi tắm. Đặc biệt, công đoạn này giúp lông rối được loại bỏ hoàn toàn trong ngôi nhà của bạn.
4.4. Không chăm sóc lông cho chó vào mùa lạnh
Nhiều người chủ thường hạn chế cắt tỉa lông chó để cho cơ thể chúng được giữ ấm, tuy nhiên điều này lại khiến lông bị rối đi. Lúc này, giải pháp duy nhất chính là cạo ngắn lông để loại bỏ phần lông xơ xác. Không nhất thiết phải cạo toàn bộ phần lông nhưng cần duy trì thói quen dưỡng lông cho chó.
4.5. Dưỡng lông cho chó không kiên trì
Nếu không có thời gian để thực hiện toàn bộ các bước để chăm sóc lông cho chó, ít nhất bạn hãy hình thành nên thói quen chải lông để bé cưng quen với cảm giác chăm sóc lông định kỳ.
4.6. Chăm lông không triệt để
Sai lầm thường gặp của chủ thú cưng khi grooming là gì? Đôi khi, người ta đã quá quen thuộc với việc chải lông trên lưng chó mà quên béng đi những bộ phận khác như đuôi, nách, tai, lông xung quanh bụng, mặt, cổ,… Đây đều là những nơi tập trung nhiều ký sinh trùng, vì thế bạn cần quan tâm chăm sóc thật kỹ.
4.7. Không cắt móng cho chó cẩn thận
Cắt móng là công đoạn cực kỳ khó khăn đối với những người nuôi chó. Hãy loại bỏ những chiếc kéo cắt xỉn màu vì chúng có thể gây tổn thương cho móng của thú cưng. Trong quá trình cắt, tránh phạm phải phần “máu thịt”, tức những vòng tròn hồng xung quanh móng. Nếu có có móng sẫm màu thì phần móng có thể cắt nằm trong phạm vòng tròn màu đen.
4.8. Cạo lông quá sát
Dùng tông đơ cạo lông chó quá sát có thể gây bỏng, thậm chí nhiễm trùng. Hãy đảm bảo rằng lưỡi dao của tông đơ còn sắc và mới, ít bị kẹt lông hơn. Điều này không chỉ bảo vệ được làn da của chó mà còn hỗ trợ bạn cắt tỉa đều hơn.
4.9. Để dầu tắm dính vào mắt chó
Mặc dù hiện nay, trên thị trường đã cho ra mắt nhiều loại dầu gội an toàn dành riêng cho chó. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây kích ứng nhẹ khi tiếp xúc với mắt của thú cưng. Trong trường hợp vô ý để tình trạng này xảy ra, bạn hãy nhanh chóng rửa thật sạch lại với nước.
4.10. Thả chó ra ngoài ngay khi vừa chải lông
Loài chó cực kỳ thích chạy ra ngoài và lăn lộn ngay sau khi vừa tắm xong. Điều này khiến chúng tăng nguy cơ nhiễm bệnh hơn kể cả khi đã được lau khô kỹ lưỡng.
>> Xem thêm:
- Làm thế nào để chọn nệm cho chó cưng chuẩn nhất?
- Tại sao chó cào giường của chúng? Bí quyết khắc phục tình trạng chó hay cào giường
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm grooming là gì cũng như hướng dẫn các bước cắt tỉa lông gọn gàng cho chó. Qua bài viết, Vua Nệm hy vọng bạn sẽ trang bị nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăm sóc người bạn “bốn chân” của mình!