Chó Alaska: Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc và giá bán

CẬP NHẬT 10/09/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Chó Alaska là loại chó được yêu thích trên toàn thế giới bởi sự thông minh, đáng yêu nhưng không kém phần oai hùng. Để hiểu rõ hơn về giống chó này, hãy cùng Vua Nệm khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguồn gốc của chó Alaska

Chó Alaska (tên gọi khác là chó Alaska Malamute) có tổ tiên là giống chó sói tuyết hoang, được thuần hoá bởi tộc người Malamute. Nhiều tư liệu cũ cho rằng chính những người Eskimo du mục đã phát hiện ra thể chất dẻo dai của loài chó này và lai tạo chúng với một số giống chó khác để tạo ra giống Alaska to lớn, khỏe mạnh. Lúc đó, giống chó này được nuôi với mục đích chính là kéo xe trên tuyết.

giống chó alaska
Chó Alaska có tổ tiên là giống chó sói tuyết hoang

Về sau, giống chó này được người dân Alaska nuôi dưỡng, huấn luyện và dần trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Năm 1935, Alaska được Hiệp hội chó Hoa Kỳ – AKC công nhận là một giống chó chính thức trên toàn thế giới. 

2. Đặc điểm của chó Alaska 

2.1. Ngoại hình Alaska

Chó Alaska được chia làm 3 loại chính: Alaska Standard, Alaska Large Standard, Alaska Giant. Vì có tổ tiên là chó sói tuyết nên những chú chó Alaska thường cao lớn và dũng mãnh. 

Alaska có chiều cao khoảng 65 – 70cm và có cân nặng trung bình từ 45 – 50kg. Riêng chó Alaska Giant có thể cao tới 1m và nặng 80kg. Nhìn chung, loài chó này có thân hình khá cân đối, khung xương lớn và các khớp chân cực kỳ chắc chắn.

Bộ lông của Alaska có màu sắc khá đa dạng như trắng, đen trắng, nâu đỏ, vàng đồng, hồng phấn,… Đặc biệt, phần mõm và 4 chân của chúng luôn có màu trắng đặc trưng dù cơ thể có màu gì. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết giống chó này thuần chủng.

chó alaska trắng
Alaska có bộ lông dày với phần mõm và 4 chân màu trắng

Giống chó này có 2 bộ lông để thích nghi với thời tiết lạnh giá. Lớp lông dày bên trong giúp giữ ấm cho cơ thể và lớp lông bên ngoài dài hơn, bông xù có tác dụng chống thấm nước.

Khi nhìn chính diện, những chú Alaska toát lên vẻ dễ thương với 2 bên má bạnh to, cặp mắt hình quả hạnh nhân xiên chéo lên trên hộp sọ. Alaska thuần chủng thường có mắt màu nâu đen hoặc hạt dẻ. Nếu chó Alaska có mắt màu xanh thì là không thuần chủng. Tai giống chó này có độ to vừa phải và có lông tơ ở vành tai.

Mõm Alaska không quá dài cũng không quá ngắn, hơi mập. Phần lông ở mõm có màu trắng. Lỗ mũi chúng khá to và có màu hồng phớt vô cùng đáng yêu. 

chó alaska con mới đẻ
Mõm chó Alaska không quá dài cũng không quá ngắn, hơi mập.

Về phần đuôi, có lẽ đây chính là bộ phận dễ thương nhất trên cơ thể giống chó này. Chúng tựa như chiếc chổi bông lau với lớp lông siêu dày và xù. Đuôi của Alaska thường cuộn tròn hướng về phía thân.

2.2. Tính cách Alaska

Trải qua quá trình thuần hoá và lai tạo, ngày nay giống Alaska trở nên hiền hoà, dễ bảo và thân thiện hơn với con người.

  • Tính trung thành

Đây lại là bản tính đặc biệt nhất của Alaska. Giống chó này cực kỳ trung thành. Chúng coi chủ nhân của mình như “thủ lĩnh” đầu đàn, luôn tuân theo mọi mệnh lệnh và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì chủ nhân.

giống chó alaska
Chó Alaska cực kỳ trung thành
  • Tính thông minh

Giống Alaska vô cùng thông minh. Chúng có khả năng tư duy và nhận thức được mối nguy hiểm ở xung quanh. Nếu cún cưng của bạn có biểu hiện gầm gừ hay kéo áo thì bạn nên đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.

Đặc biệt, Alaska rất giỏi tìm đường và định hướng không gian xung quanh. Bạn không cần phải lo chú chó Alaska của mình sẽ đi lạc.

cách nuôi chó alaska
Alaska rất giỏi tìm đường và định hướng không gian xung quanh
  • Tính hiếu động nhanh nhẹn

Vì bản chất là động vật hoang dã nên chú Alaska đặc biệt hiếu động. Chúng thích vui đùa trong vùng không gian rộng lớn.Loài chó này ưa lao động, thích được tập luyện và thử thách với những trò chơi cần thể lực như kéo lốp xe, kéo tạ hay chạy đua đường dài,…

  • Tính thân thiện

Loài Alaska là giống chó nền tính. Chúng hiếm khi gây gổ, đánh nhau với con người hay các loài khác. Đặc biệt, Alaska rất yêu thích trẻ em và xem chúng như những người bạn thân thiết. Chính bởi lẽ đó, đây là loài chó cực kỳ phù hợp đối với những gia đình có con nhỏ.

chó alaska cute
Chó Alaska rất yêu thích trẻ em

3. Cách chăm sóc Alaska

Alaska có tuổi thọ trung bình khá cao, từ 14 – 16 năm ở những nơi có điều kiện khí hậu lạnh giá, Và tuổi thọ của chúng suy giảm khoảng 3 năm khi về những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.

Dù tuổi thọ của Alaska khá cao nhưng các bạn không nên vì thế mà lơ là việc chăm sóc chúng. Dưới đây là một số điều bạn cần nhớ để chăm sóc loài Alaska.

3.1. Môi trường sống của chó Alaska

Giống Alaska có nguồn gốc từ vùng đất lạnh giá rộng lớn nên chúng ưa thích sống trong môi trường rộng rãi để thỏa sức nô đùa, chạy nhảy. Bạn cần hạn chế nhốt chúng trong nhà quá lâu bởi có thể khiến chúng tăng xông tức giận. Điều này cực kỳ nguy hiểm.

Thêm một điểm cần lưu ý nữa đó là Alaska sẽ dễ mắc bệnh sốc nhiệt bởi thời tiết nóng ẩm ở nước ta. Để phòng tránh điều này, các bạn nên cho chúng sinh sống trong môi trường thoáng mát, có nhiệt độ thoải mái từ 20 đến 25 độ C. Nếu thời tiết quá nóng hãy chườm khăn lạnh vào vùng đệm chân để cân bằng nhiệt độ cơ thể giúp chúng.

chó alaska khổng lồ
Chó Alaska ưa thích môi trường sống rộng rãi để thỏa sức nô đùa

3.2. Chế độ ăn của Alaska

Chó Alaska không hề kén ăn nhưng thực đơn cần đảm bảo đầy đủ protein. Bạn có thể lựa chọn một số loại thực phẩm giàu protein như thịt gà hoặc thịt bò, trứng vịt lộn,… Giống Alaska cũng cần bổ sung chất xơ, canxi thông qua các loại rau củ quả, sữa tươi để cân bằng dinh dưỡng, cải thiện hệ tiêu hoá đường ruột.

Thông thường, Alaska ăn khoảng 3 – 4 bữa/ngày. Khi còn nhỏ, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn của chúng thành nhiều lần. Khi lớn lên, số lượng bữa ăn có thể giảm xuống, khoảng 2-3 bữa/ngày để tránh bị thừa cân hay gặp vấn đề về đường ruột do ăn quá nhiều.

chó alaska ăn gì
Chó Alaska ăn khoảng 3 – 4 bữa/ngày.

3.3. Cách vệ sinh cho chó Alaska

Alaska hoạt động ngoài trời nên tiết nhiều mồ hôi, toàn thân thường xuyên lấm bẩn do bụi và đất cát. Do vậy, bạn nên tắm cho chúng mỗi ngày và vệ sinh nơi ở của chúng thường xuyên để ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây hại cho Alaska.

Bạn có thể vệ sinh bộ lông của loài chó này tại nhà bằng cách tắm, sấy khô, chải chuốt và cắt tỉa định kỳ. Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa chú chó Alaska của mình đi spa 1 – 2 lần/tháng. 

Trong trường hợp cún cưng nhà bạn bị bệnh hay đến thời kỳ chửa đẻ thì việc chăm sóc chúng trở nên phức tạp hơn đòi hỏi độ kiên nhẫn cao. Ngoài những công việc vệ sinh cơ bản như trên, bạn còn cần vệ sinh mọi ngóc ngách trên cơ thể chúng: kẽ chân, lỗ tai, mũi và lưỡi.

4. Giá bán Alaska tham khảo

giá chó alaska
Giá bán Alaska

Chó Alaska sinh ra tại Việt Nam thường có giá bán thấp hơn các giống Alaska đến từ Thái Lan, Indonesia hay các nước châu Âu. Màu lông cũng là một trong những yếu tố để định giá Alaska. Nhìn chung, mức giá của chó Alaska thuần chủng là từ 10 đến 20 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo giá bán Alaska dưới đây:

  • Chó Alaska Giant màu đen và trắng xám có giá bán từ 15 đến 17 triệu/con.
  • Chó Alaska Giant màu hồng phấn và nâu đỏ có giá bán từ 18 đến 22 triệu/con.
  • Chó Alaska Standard màu thông thường có giá bán từ 8 đến 12 triệu/con. 
  • Chó Alaska Standard màu hồng phấn có giá bán từ 14 đến 16 triệu/con.

XEM THÊM: 

Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về giống chó Alaska mà chúng tôi gửi tới bạn đọc. Hy vọng với bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về loài chó này và tự tin chăm sóc cho cún yêu của mình một cách tốt nhất.

 

 

 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.