Gối thảo dược mang đến công dụng gì? Thực hư về khả năng chữa mất ngủ của gối

CẬP NHẬT 06/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Dạo gần đây gối thảo dược được sử dụng khá phổ biến. Vốn dĩ như vậy vì mọi người truyền tai nhau sản phẩm này mang đến rất nhiều công dụng nổi bật đối với sức khỏe, đặc biệt là có khả năng chữa mất ngủ. 

Vậy thực hư về thông tin này như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu qua thông tin sau đây để biết được sử dụng gối thảo dược có tốt không nhé. 

1. Thành phần của gối thảo dược

Đương nhiên thành phần chính bên trong gối thảo dược sẽ là thảo dược. Về cơ bản, tùy theo điều kiện sẵn có và nhu cầu sử dụng, mỗi chiếc gối sẽ có cấu tạo khác biệt:

  • Gối thảo dược giảm đau nhức khớp: Thành phần có trong loại gối này sẽ bao gồm các thảo dược có tác dụng hoạt huyết hay giảm đau như quế chi, đại hồi, thiên niên kiện,…
  • Gối thảo dược giúp an thần: Riêng đối với trường hợp này, túi sẽ bao gồm các thảo dược có tính an thần như cúc hoa, tang diệp, bạch thược, mạn kinh tử,…

Phần vỏ gối bên ngoài thường được làm bằng chất liệu cotton mềm mại, dày dặn, chịu được nhiều lần làm nóng mà không bị hư hỏng. Chúng cần phải được khâu vá chắc chắn để có thể bảo quản các thành phần bên trong gối một cách tốt nhất. 

gối thảo dược là gì
Gối thảo dược bao gồm những thành phần nào?

2. Công dụng của gối thảo dược là gì?

Gối thảo dược được quảng cáo với rất nhiều công dụng nổi bật. Chúng ta có thể kể được một vài lợi ích mà nhà sản xuất cung cấp như: trị mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, lo âu, mệt mỏi. Không chỉ vậy, mùi hương nhẹ tỏa ra từ thảo dược còn giúp an thần, giúp người sử dụng có thể ngủ ngon giấc. Và một số công dụng khác cũng được truyền tai nhau như: gối thảo dược giúp kích thích mọc tóc nhanh, chống u nang, ngăn chặn tình trạng da mặt lão hóa nhanh.

Thông thường, gối thảo dược được các mẹ sử dụng với mục đích giúp trẻ ngủ ngon hơn. Hầu hết ba mẹ nào cũng đều mong muốn con mình có thể phát triển tâm lý một cách toàn diện, và điều này có liên quan trực tiếp đến giấc ngủ. Tuy nhiên hiện thực lại có rất nhiều đứa trẻ thức suốt đêm, quấy khóc,… khiến cha mẹ không chỉ lo lắng mà còn vô cùng mệt mỏi. 

Một trong những “bài thuốc” mà phụ huynh tin dùng trong khoảng thời gian gần đây chính là sử dụng gối thảo dược. Mọi người tin rằng trong chúng có nhiều vị thảo dược giúp an thần, trị mất ngủ, đổ mồ hôi trộm… giúp bé có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên thực hư công dụng như thế nào vẫn chưa có câu trả lời chính xác. 

công dụng gối thảo dược
Công dụng của gối thảo dược như thế nào?

3. Thực hư về công dụng chữa mất ngủ của gối thảo dược

Bạn thấy đấy, có rất nhiều người tin rằng sử dụng gối thảo dược có thể chữa chứng mất ngủ rất hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là nhận định tương đối phiến diện, không có tính xác thực cao. Cùng tìm hiểu qua ý kiến của chuyên gia để biết được thực hư về công dụng của gối thảo dược như thế nào nhé. 

3.1. Không phải thảo dược nào cũng tốt cho giấc ngủ

Đầu tiên bạn cần hiểu rõ rằng không phải bất kỳ loại thảo dược nào cũng tốt cho giấc ngủ. Vậy nên nếu muốn đạt được công dụng tốt nhất bạn cần cân nhắc lựa chọn sử dụng loại gối phù hợp. Vốn dĩ tác dụng của những loại gối có nhồi các loại thảo dược bên trong đã được lưu truyền trong dân gian từ rất lâu. Mọi người thường dùng chúng gối đầu với mục đích chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. 

Một số vị thuốc được sử dụng phổ biến như: hoa cúc, hồng hoa, hoa cúc trắng, hoa cúc dại, bạc hà, hạ khô thảo, bồ công anh, đạm trúc diệp, lá dâu, thảo quyết minh, mạn kinh tử, lá trà, vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, đương quy, xuyên khung… Rất nhiều người lầm tưởng rằng các thảo dược đều lành tính nên sử dụng chúng sẽ rất tốt. Tuy nhiên tùy theo dược tính của từng loại, chúng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. 

3.2. Gối thảo dược có thể chữa mất ngủ không?

Vốn dĩ đầu gáy là nơi hội tụ của các kinh dương, có rất nhiều huyệt vị quan trọng. Vậy nên vị trí này có liên quan trực tiếp đến sự tuần hoàn của khí huyết. Khi sử dụng gối thảo dược, các dược liệu có trong ruột gối sẽ cọ xát, tác động qua da, sau đó lên các huyệt vị vùng đầu cổ, vai gáy, cuối cùng sẽ thẩm thấu vào trong cơ thể mà phát huy tác dụng dược lý.

Theo như khảo sát từ người dùng, gối thảo dược thực sự có thể chữa mất ngủ. Tuy nhiên hiệu quả đạt được không phải tức thời mà phải qua thời gian dài kiên trì thực hiện. Nhìn chung, công hiệu của gối thảo dược tuy có nhưng sẽ rất chậm. 

gối thảo dược có tốt không
Có thể chữa mất ngủ nhưng hiệu quả chậm

Nếu muốn chứng mất ngủ được khắc phục nhanh chóng bạn cần kết hợp với phương pháp chườm nóng. Lúc này cần phải dùng gối chườm bọc thêm bên ngoài bằng các dược liệu, như vậy hơi nóng sẽ đẩy nhanh hoạt tính của dược liệu vào vùng tiếp xúc với đầu cổ, vai gáy.

Thông thường gối thảo dược chữa mất ngủ sẽ bao gồm các thành phần như: hoạt huyết an thần, kết hợp cúc hoa xuyên khung, đan bì và bạch chỉ. 

Để đảm bảo phát huy công dụng một cách tốt nhất và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào xấu đến sức khỏe, tất cả các dược liệu này phải có liều lượng nhất định. Tốt hơn hết chúng nên được kê bởi các chuyên gia Đông y để chắc chắn các thành phần đã được rửa sạch, sấy khô và tán nhỏ rồi mới bỏ vào ruột gối để nằm.

4. Những tình trạng có thể gặp phải khi sử dụng gối thảo dược

Không thiếu trường hợp sử dụng gối thảo dược không đúng cách gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đó chính là lý do vì sao bạn đọc cần phải hết sức nâng cao cảnh giác. Dưới đây là một số tình trạng chúng ta có thể gặp phải khi sử dụng gối thảo dược.

4.1. Ngứa, kích ứng da vùng vai gáy

Thực tế cho thấy không thiếu trường hợp người dùng gặp phải hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu khi sử dụng gối thảo dược. Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể do vệ sinh kém hoặc bị dị ứng với những thành phần bên trong gối. Lúc này, vùng cổ và vai gáy sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ vô cùng ngứa ngáy, khi chúng ta gãi mạnh có thể gây tổn thương đến da.

Vậy nên, để ngăn chặn tình trạng kích ứng da do quá trình làm sạch gối chưa kỹ lưỡng, sau khi giặt qua bằng chất tẩy rửa chuyên dụng, bạn cũng nên thường xuyên phơi khô ruột gối, tránh để gối bị ẩm, mốc. 

có nên dùng gối thảo dược
Ngứa, kích ứng vùng vai gáy

4.2. Gây đau đầu, kích thích đường hô hấp

Ngoài vấn đề bên trên, quá trình sử dụng gối thảo dược còn có thể gặp phải tình trạng đau đầu và bị kích thích đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có người dùng không thích ứng với mùi hương của loại dược liệu có trong ruột gối. Vậy nên mỗi người chúng ta đều nên cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định có nên sử dụng loại gối này hay không. 

5. Cách sử dụng gối thảo dược hiệu quả, an toàn

Để có giấc ngủ ngon thông qua việc sử dụng gối thảo dược không khó, tuy nhiên bạn cần phải chú ý đến nhiều vấn đề. Một số thông tin quan trọng người dùng cần phải nắm rõ như sau:

  • Nên chọn loại gối thảo dược có độ mềm và độ dày.mỏng sao cho thật phù hợp. Gối không nên quá mỏng, chỉ như vậy mới có thể giữ được đầu và gáy ở vị trí thoải mái. Bên cạnh đó, không sử dụng gối quá dày để tránh trường hợp máu lưu thông lên não kém, gây đau nhức vai gáy. Nhìn chung nên sử dụng những chiếc gối thảo dược có chiều cao vừa phải và bề mặt gối phải phẳng. Thông thường một chiếc gối lý tưởng sẽ cao khoảng từ 12 – 14cm.
  • Bên cạnh đó, nên lựa chọn những chiếc gối có độ đàn hồi tốt. Điều này sẽ góp phần hỗ trợ các đốt sống cổ hiệu quả, tránh gây tê mỏi. 
  • Mỗi chiếc gối sẽ có thời hạn sử dụng nhất định chứ không thể sử dụng mãi được, vậy nên bạn cần tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị. 
  • Để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn nên chọn vỏ gối làm bằng loại vải cotton. Đây là chất liệu mềm mại, thông thoáng giúp cơ thể dễ hấp thụ chất thuốc.
sử dụng gối thảo dược
Cần chọn loại gối thảo dược phù hợp

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của gối thảo dược. Chứng mất ngủ sẽ giảm phần nào nếu bạn lựa chọn đúng sản phẩm và biết cách sử dụng sao cho đúng. Liên hệ đến các cơ sở Đông y ngay từ bây giờ để nhận được tư vấn tốt nhất nhé. 

4/5 - (1 lượt bình chọn)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM