Sức khỏe giấc ngủ

Hướng dẫn xây dựng tháp dinh dưỡng cho chó 

CẬP NHẬT 28/07/2022 | BỞI Tôn Vân

Một trong những câu hỏi lớn mà bất kỳ “con sen” nào cũng đều băn khoăn khi nuôi chó là làm sao để xây dựng thực đơn bữa ăn hằng ngày khoa học nhất để cún yêu không bị thiếu dinh dưỡng hay gặp tình trạng béo phì? Tất cả những gì bạn cần là áp dụng tháp dinh dưỡng cho chó vào khẩu phần ăn hằng ngày của chúng. Chi tiết như thế nào mời bạn tìm hiểu ngay bài viết sau nhé!

1. Chi tiết tháp dinh dưỡng cho chó 

1.1 Nước

Nước là thành phần chính và thiết yếu cho cơ thể sống không chỉ ở cơ thể người mà còn các loại động vật, trong đó có chó. Trung bình, 1 chú chó trưởng thành cần được cung cấp 30-60ml nước/1kg trọng lượng cơ thể trên một ngày.

Cũng tương tự như con người, loài chó chỉ có thể nhịn uống nước không quá 3 ngày. Nếu đạt đến ngưỡng thiếu nước quá trầm trọng, các chức năng trong cơ thể thú cưng sẽ không thể hoạt động bình thường, dẫn đến các dấu hiệu suy giảm về thận, tim mạch, thần kinh và hệ hô hấp. 

Chính vì thế, khi chuẩn bị thực đơn cho chó, bạn cũng cần chú ý cung cấp đủ lượng nước cho hoạt động mỗi ngày của cún cưng. Nếu cho nhà bạn chủ yếu sử dụng các loại thực phẩm khô thì trước khi cho ăn, bạn nên ngâm với nước, sau đó trộn chung với sữa để tăng lượng nước trong thực phẩm.  

1.2 Chất Đạm (Protein)

Chó là loài động vật ăn thịt trong tự nhiên nên khẩu phần ăn của chúng lúc nào cần có sự xuất của các loại thực phẩm chứa protein (đạm) cao. Một con chó cần đến 23 loại axit amin cho để duy trì trang thái khỏe mạnh, trong đó chỉ có 10 loại axit amin là bản thân chúng có thể tự tạo ra, 13 loại còn lại chúng phải tổng hợp từ các nguồn protein.

Nguồn bổ sung chất đạm dồi dào nhất đối với thực đơn ăn cho chó là các loại thịt bò, thịt gà, gan,… Theo các chuyên gia, trong 1 khẩu phần ăn cho chó trưởng, cần ít 18-20% tỉ lệ là các loại thịt. Tuyệt đối không được sử dụng nguồn protein có nguồn gốc thực vật để thay thế chất đạm động vật.

Tỉ lệ khẩu phần đạm ở chó con cao hơn, khoảng 30%.  Riêng với gan, bạn nên sử dụng lượng vừa phải vì gan là cơ quan lọc thải chứa nhiều chất cặn, có thể gây hại cho chó nếu ăn khẩu phần lớn.

tháp dinh dưỡng cho thú cưng
Khẩu phần ăn của chó lúc nào cần có sự xuất của các loại thực phẩm chứa protein (đạm) cao

1.3 Tinh bột

Mặc dù tinh bột không phải là nhóm thực phẩm quá quan trọng với loài cho nhưng nó cũng cung cấp một lượng calo lớn cần thiết để chó đủ năng lượng cho các hoạt động mỗi ngày. Bên cạnh cơm trắng thì bạn có thể nấu cám gạo, cám ngô để liên tục thay đổi thực đơn món ăn cho thú cưng nhà mình. Tuy vậy, nếu khẩu phăn quá nhiều tinh bột rất dễ làm cho của bạn bị tăng cân. 

Theo lời khuyên của các chuyên gia nuôi chó, không nên cho chó, đặc biệt là chó con ăn ăn quá nhiều tinh bột vì loại thực phẩm này rất dễ làm cho chó của bạn bị tăng cân. Đối với chó con, nạp quá nhiều tình bột còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển khung xương và cột sống của chúng. 

tháp dinh dưỡng cho chó nhà bạn
Bạn có thể nấu cám gạo, cám ngô để liên tục thay đổi thực đơn món ăn cho thú cưng nhà mình

1.4 Dầu và chất béo

Chất béo đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể chó, đây là chất cần thiết để giúp chó có thể hấp thụ một số loại vitamin như A,D,E,K,… . Bên cạnh đó, dầu và chất béo còn chứa các loại axit béo như Omega-3, Omega-6 giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hiệu quả sinh sản, đồng thời còn giúp da, lông chó trở nên bóng mượt, khỏe mạnh hơn. Các loại thực phẩm phù hợp cho chó chứa nhiều chất béo là cá hồi, gan vịt, gan ngỗng, cá basa. 

1.5 Chất xơ và Vitamin

Vitamin là các hợp chất hữu hỗ trợ cho sự phát triển, trao đổi chất và quá trình bài tiết của cho tốt hơn. Cơ thể chó rất cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin như  A,C,K,B1,B2,D… Hầu hết trong số này đều có thể tìm thấy trong các loại rau củ như carot, bí, xanh, bí đỏ, các loại hạt…. Bạn có thể nấu chín rồi trộn chung với thức ăn của chó. Bên cạnh vitamin, nhóm thực phẩm này còn chứa nhiều chất xơ, giúp chó có hệ tiêu hóa tốt và khỏe mạnh hơn.

XEM THÊM:

tháp dinh dưỡng cho chú cún nhà bạn
Rau củ quả chứa nhiều vitamin và chất xơ cho chó

1.6 Khoáng chất

Cơ thể chó cần các loại khoáng chất gồm Canxi, P, Mg, Na, K, FE, Cu, Zn, I… Vai trò của các loại khoáng chất này hỗ trợ việc hình thành các mô xương, sụn và duy trì áp suất thẩm thấu cân bằng acid-kiềm trong cơ thể. Bên cạnh đó, các khoáng chất cũng vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất ở chó. 

2. Định lượng số bữa ăn hàng ngày

Mỗi con vật sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Chính vì vậy, bên cạnh tham khảo tháp dinh dưỡng thì bạn cũng cần dựa trên thói quen sinh hoạt cũng như nhu cầu của cún cưng để xác định được khẩu phẩn ăn mỗi ngày cho chúng. Bên cạnh đó, cần linh hoạt trong việc thay đổi dinh dưỡng theo từng giai đoạn và sự phát triển sinh lý của chó. 

Đối với chó con, khẩu phần ăn phải đầy đủ và đúng bữa vì đây là thời điểm chó phát triển nhanh. Đối với chó già, vận động ít hơn nên khẩu phần ăn cũng có chút thay đổi, có thể ít hơn một chút. 

Nếu ăn quá ít, chó có thể bị suy dinh dưỡng, rụng lông, dễ mắc bệnh. Nếu ăn quá nhiều, chó dễ bị béo phì, yếu xương. Cụ thể: 

  • Đối với chó từ 8 tuần đến 12 tuần tuổi: Chó cần ăn đủ 4 lần 1 ngày với khẩu phần 700g thức ăn chia đều thành sáng, trưa, chiều, tối. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho chó mỗi ngày. 
  • Đối với chó từ 12 tuần đến 16 tuần tuổi: Chó cần ăn đủ 4 bữa mỗi ngày. Lượng thức ăn khoảng 1,2kg chia đều cho các bữa sáng, trưa, chiều, tối. Nếu cho ăn nhiều thức ăn khô thì phải đảm bảo chó uống đủ nước. 
  • Đối chó từ 16 tuần đến 20 tuần tuổi: Bữa ăn giảm xuống 3 lần mỗi ngày. Khẩu phần ăn gia tăng lượng protein từ động vật (tránh thịt mỡ vì chó dễ bị khó tiêu). Đảm bảo đủ lượng nước mỗi ngày. 
xây dựng tháp dinh dưỡng cho chó
Cần linh hoạt trong việc thay đổi dinh dưỡng theo từng giai đoạn và sự phát triển sinh lý của chó

3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn uống cho chó

Giai đoạn chó từ 2 đến 6 tháng là thời điểm chó rất dễ mắc các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt bệnh đường ruột do cơ thể chó chưa ổn định và thích nghi được với môi trường xung quanh. Nặng hơn thì có thể ảnh hưởng đến gan, thận và hệ tim mạch của chúng. Vì vậy, việc xây dựng thực đơn cần hết sức cẩn thận, không để chó ăn quá nhiều thức ăn khó tiêu. 

Theo các bác sĩ thú y, thức ăn cho cho chó không được quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của chúng. Người nuôi cũng không nên cho chó ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc quá nhiều đường vì đây là nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột nguy hiểm ở chó. Nếu cho ăn uống không kỹ, chó có thể phát bệnh ngay lập tức hoặc ủ bệnh khoảng 1 tuần tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi con. 

tháp dinh dưỡng dành cho cún yêu nhà bạn
Nếu cho ăn uống không kỹ, chó có thể phát bệnh ngay lập tức

Bên cạnh đó, tuyệt đối không chó ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, xúc xích bởi vì các thực phẩm này có nguy cơ làm hỏng gan của thú cưng. 

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số điều như sau:

  • Cho chó gặm những khúc xương bê (hoặc xương đồ chơi cho chó) để vận động cơ hàm,làm sạch răng cũng như giúp chó có hoạt động, tránh ngứa răng cắn phá nhà cửa
  • Thức ăn được gia giảm tùy thuộc vào giống cũng như giai đoạn phát triển của từng con
  • Không cho chó ăn đồ ăn ôi thiu
  • Không nên cho chó ăn quá no hoặc quá đói 
  • Khẩu phần ăn mỗi ngày cần bổ đảm bảo đủ phần thịt để chó có thể phát triển khỏe mạnh
  • Tuyệt đối không bao giờ cho cún ăn bất kỳ loại xương nhỏ nào (xương gà vịt, xương cá, xương sườn,…) vì chúng sẽ vỡ vụn ra và ghim vào cổ họng hay ruột của nó và gây tổn thương ruột
  • Không cho chó ăn thức ăn trộn hành lá, hành củ vì chúng sẽ phá hoạt các thành phần quan trọng trong máu của chó
  • Không cho chó ăn mực hoặc hải sản vì đây là các loại thực phẩm khó tiêu

Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có đủ kiến thức để xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho cún cưng nhà mình rồi nhé!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân