Tình yêu - Gia đình

Đi tìm sự thật: Chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến thai nhi?

CẬP NHẬT 26/11/2022 | BỞI Tôn Vân

Có nhiều tranh cãi xoay quanh đến việc “Chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?”. Đi tìm sự thật cho câu hỏi này, theo chân Vua Nệm đến với bài viết sau đây!

1. Các tác nhân khác gây ảnh hưởng thai nhi

tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thai kỳ
Có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thai kỳ

Theo chia sẻ của chuyên gia sản khoa, có 3 tác nhân chính ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đó là: 

  • Tác nhân vật lý: Tia quang tuyến (tia X) có thể gây ra các dị thật liên quan tới hệ thần kinh, gây đột biến gen và ung thu ở thai nhi. Chính vì thế, phụ nữ có thai tuyệt đối không được chiếu tia này qua cơ thể. Khi được yêu cầu chụp X-quang, bạn nhớ phải từ chối và cho bác sĩ biết mình đang mang thai nhé!
  • Tác nhân nhiễm trùng: Khi bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai, nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi là rất lớn. Yếu tố này tác động tiêu cực lên bào thai bằng cách can thiệp vào quá trình phát triển, phân chia tế bào và sự di chuyển của tế bào trong thời kỳ hình thành phôi thai. Theo nghiên cứu, giai đoạn mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng và gây tổn thương đến thai nhi nặng nề nhất sẽ trong khoảng từ tuần lễ thứ 3 đến tuần lễ thứ 8 tính từ ngày đầu của kỳ hành kinh cuối. Vì vậy, bạn cần hết sức cẩn thận trong quá trình sinh hoạt, tránh bị tổn thương nhiễm trùng. Một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi do người mẹ bị nhiễm trùng là chậm phát triển thần kinh, viêm võng mạc, bệnh ngoài da, viêm màng não, viêm thận,… 
  • Tác nhân thuốc: Một số loại thuốc, hóa chất có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi như rượu, thuốc lá, thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống ung thư, thuốc chống đông máu,…
  • Hóa chất: Các loại hóa chất tồn tại vô số kể trong những sản phẩm sinh hoạt hằng ngày. Khi ở một lượng cực nhỏ, chúng được đánh giá là sẽ không gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, các hóa chất vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Theo kết quả xét nghiệm máu cuống rốn của 27 trẻ sơ sinh và 42 phụ nữ làm mẹ lần đầu được thực hiện bởi Quỹ Bảo tồn hoang dã thế giới và tổ chức Hòa Bình Xanh cho thấy có sự hiện diện của ít nhất 35 hóa chất. Trong đó, người ta còn phát hiện một vài mẫu máu cuống rốn chứa đến 14 loại hóa chất độc hại.
  • Nhiễm trùng: Các ký sinh trùng, mụn rộp, vi khuẩn cũng vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình phân bào, trong thời gian hình thành phôi thai.
  • Rượu và các chất kích thích: Các chất này đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai cũng như quá trình tăng trưởng ở trẻ.
Bà bầu hoàn toàn có thể dùng nước rửa chén thông thường
Bà bầu hoàn toàn có thể dùng nước rửa chén hay bột giặt như bình thường.

Riêng về hóa chất gia dụng, thì gần như không tiềm ẩn nguy cơ nếu bạn mua từ các thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng vì cơ bản các hóa chất này đều đã qua kiểm nghiệm và đảm bảo an toàn với sức khỏe người dùng. Bà bầu hoàn toàn có thể dùng nước rửa chén hay bột giặt như bình thường.

Tuy nhiên, đối với một số hóa chất có tính tẩy rửa mạnh, chẳng hạn như nước lau sàn, nước tẩy nhà vệ sinh thì bạn tránh sử dụng thường xuyên và đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc. Các chất này có thể gây ra các cơn buồn nôn, chóng mặt đối với bà bầu khi hít phải. Bên cạnh đó, việc khám thai định kỳ cũng giúp bạn giảm bớt nỗi lo và có kỳ thai khỏe mạnh, hạnh phúc hơn. 

Với những phân tích bên trên, bố mẹ bỉm sữa đã có đáp án cho nghi vấn: Chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến thai nhi chưa nào!

2. Một số sai lầm thường gặp khi dùng chất tẩy rửa

Mặc dù các loại hóa chất là những trợ thủ đắc lực giúp mẹ bầu tiết kiệm thời gian trong khẩu dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, bạn cần hết sức cẩn thận để đảm bảo chúng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi dùng chất tẩy rửa mà mẹ nên lưu ý: 

2.1 Lau rửa một cách vội vàng

 phun chất tẩy rửa và lau sạch ngay lập tức
Không nên phun chất tẩy rửa và lau sạch ngay lập tức.

Chất tẩy rửa dù tốt đến đâu thì cũng cần một khoảng thời gian tối thiểu để diệt những vi khuẩn và vi sinh vật nhỏ.

Không nên phun chất tẩy rửa và lau sạch ngay lập tức. Vì như vậy sẽ không đủ thời gian để vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn. Chất tẩy rửa dù tốt đến đâu thì cũng cần một khoảng thời gian tối thiểu để diệt những vi khuẩn và vi sinh vật nhỏ.

Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào sản phẩm tẩy rửa bạn sử dụng. Nếu là xà phòng, thì chỉ cần 2 -3 phút là đã làm sạch được nhưng đối với một số loại chất tẩy rửa thì có thể yêu cầu thời gian ngâm ủ đến 60 phút hoặc hơn. 

Nhìn chung, dù chất tẩy rửa nhẹ hay mạnh thì việc lau rửa vội vàng đều không đem lại hiệu quả diệt khuẩn tối đa. Các mẹ bầu nên chú ý điều này để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình tốt nhất. 

2.2 Kết hợp nhiều chất tẩy rửa

Không nên trộn 2 hay nhiều chất tẩy rửa vì có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Chẳng hạn, thuốc tẩy khi tiếp xúc với axit sẽ tạo ra khí clo –  một chất có độc tính cao, có thể gây ngộ độc, nôn mửa, chóng mặt, ảnh hưởng xấu đến quá trình thai kỳ. 

2.3 Không dùng găng tay cao su

Mẹ bầu nên dùng găng tay cao su
Mẹ bầu nên dùng găng tay cao su trong quá trình dùng chất tẩy rữa

Trong quá trình tiếp xúc với chất tẩy rửa, mẹ bầu nên dùng găng tay cao su để hạn chế tuyệt đối nguy cơ hóa chất từ các sản phẩm tẩy rửa dính vào làn da. Chẳng hạn chất dung môi ethylene glycol, một loại dung dịch tẩy rửa khá phổ biến trên thị trường, có thể gây tổn hại đến tế bào hồng cầu, thận, gam, thậm chí gây ung thư và ảnh hưởng xấu đến quá trình thai sản. 

Ở mức độ nhẹ hơn, các chất có trong dung dịch tẩy rửa sẽ gây ra viêm da, mẩn ngứa, khiến da bị sưng, nứt nẻ và tổn thương. Những vết thương này là con đường trực tiếp để vi khuẩn và hóa chất đi vào máu Chính vì thế, mẹ cần hết sức cẩn trọng trong quá trình vệ sinh và luôn sử dụng gắng tay cao su khi tiếp xúc với các chất này. 

2.4 Lạm dụng thuốc phun xịt

Không nên quá lạm dụng thuốc phun xịt trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, bởi vì các loại thuốc này có thể ảnh hưởng xấu đến niêm mạc qua đường mắt, mũi, miệng. Chưa kể, chúng còn gây kích ứng với đường hô hấp, phổi và gây ra phản ứng dị ứng. Theo nghiên cứu, người sử dụng chất tẩy dạng phun xịt với tần suất 1 lần/tuần có khả năng mắc các triệu chứng hen suyễn cao hơn so với người không sử dụng.

Không nên quá lạm dụng thuốc phun xịt
Không nên quá lạm dụng thuốc phun xịt trong quá trình sinh hoạt hàng ngày

Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên sử dụng thêm các dụng cụ bảo vệ như kính, găng tay … khi phun xịt các loại hóa chất này. Khi mua hóa chất tẩy rửa, hãy cần đọc thật kỹ thành phần thay vì vội tin vào những lời quảng cáo như “hoàn toàn thiên nhiên” hoặc “không gây hại cho sức khỏe” của mẹ lẫn bé.

Một số lưu ý khác khi sử dụng chất tẩy rửa đới với mẹ bầu là: 

  • Chỉ mua sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. đọc kỹ thành phần sản phẩm trước khi quyết định mua. Trên thị trường hiện nay còn có các sản phẩm tẩy rửa thiên nhiên, bạn có thể cân nhắc chọn dùng. 
  • Với các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng như nước rửa chén, bột giặt,… thì bạn có thể sử dụng như thông thường, nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên đeo găng tay và rửa tay thật sạch nhằm loại bỏ hết các chất tẩy rửa vô tình dính trên da tay trong quá trình vệ sinh. 
  • Với các sản phẩm mang tính tẩy rửa mạnh như nước lau sàn, tẩy rửa nhà vệ sinh,… có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu nếu hít hay chạm tay vào trực tiếp. Do vậy, mẹ không nên tiếp xúc với các loại chất tẩy mạnh này khi mang thai. 
Mẹ không nên tiếp xúc với các loại chất tẩy mạnh
Mẹ không nên tiếp xúc với các loại chất tẩy mạnh này khi mang thai.

XEM THÊM:

Trên đây là những thông tin xoay quanh việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và những phân tích làm rõ cho nghi vấn “Chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến thai nhi hay không?”. Nhìn chung, mẹ đang trong giai đoạn mang thai không nên tiếp xúc quá nhiều với nước lau nhà, dung dịch tẩy rửa vệ sinh cũng như các loại hóa chất tẩy rửa khác như nước lau bếp, nước lau kính,… Chúc bạn có được thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân