Chuyện quanh ta

Cây Trạng Nguyên: đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Ngoài cây Đào hay Mai thì cây Trạng Nguyên cũng là một sự lựa chọn vô cùng phổ biến khi nhắc đến những loại cây kiểng dùng để chưng trong nhà vào ngày Tết. Thế nhưng, bạn đã biết đặc biệt, ý nghĩa cũng như cách chăm sóc của loài cây này chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!

1. Đặc điểm của cây Trạng Nguyên

Cây Trạng Nguyên có tên khoa học là Poinsettia Pulcherrima, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae, với nguồn gốc từ Trung Mỹ, Châu Phi và miền nam Mexico.

Trên thực tế, cây Trạng Nguyên được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1834. Sau này, nhờ vào màu sắc đặc biệt, cùng vẻ ngoài nổi bật, mà loài cây này ngày càng được trồng ở nhiều quốc gia trên Thế Giới, trong đó có Việt Nam. 

Ở nước ta, cây Trạng Nguyên thường được dùng để trang trí cho những ngày lễ đặc biệt như Tết, giáng sinh, nên còn được gọi với những tên gọi khác như hoa giáng sinh, tinh tinh mộc, diệp tượng hoa, nhất phẩm hồng, diệp thượng hoa. 

trạng nguyên cây
Cây Trạng Nguyên ngày càng được yêu thích và sử dụng rộng rãi ở nước ta

Cây Trạng Nguyên là cây thân gỗ, mọc bụi, sống lâu năm, với chiều cao trung bình từ 0,6 – 4m. Lá cây Trạng Nguyên có màu xanh đậm, hình mũi nhác, thuôn và nhọn ở phần đầu. 

Hoa loài cây này màu đỏ và xếp thành hình tròn. Tuy nhiên, thật ra hoa Trạng Nguyên có màu vàng và khó nhỏ. Thế nhưng, chúng được bao lại bởi những chiếc lá màu đỏ xếp ở trên cùng, ở dưới là lá màu xanh đậm hoặc vàng, nên bạn sẽ hơi khó thấy. 

Màu sắc tươi sáng rực rỡ, cùng khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng chính là điều đã giúp cây Trạng Nguyên ngày càng được yêu thích. Dẫu vậy, cây Trạng Nguyên là loài thực vật chứa độc tố. Do đó, những ai bị dị ứng với nhựa, mùi hương hoặc thành phần của cây thì sẽ dễ bị nôn mửa, đau đầu, tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ em hoặc những người tiền sử bị dị ứng phấn hoa cũng không nên đứng gần cây.

2. Công dụng của cây Trạng Nguyên

Đầu tiên, cây Trạng Nguyên có thể được sử dụng như một loại cây kiểng trang trí, giúp không gian nhà ở thêm xinh đẹp và đầy màu sắc, nhất là ở những dịp quan trọng như lễ tết hay giáng sinh. Ngoài ra, loại cây này còn có khả năng đào thải khói bụi, để không khí xung quanh bạn luôn trong lành, dễ chịu.

cây hoa trạng nguyên
Cây Trạng Nguyên có rất nhiều công dụng tuyệt vời trong đời sống

Bên cạnh khả năng làm đẹp cho không gian sống thì, cây Trạng Nguyên còn được biết đến như một bài thuốc trong Đông Y. Trong Đông Y, cây Trạng Nguyên tính mát, có vị đắng, chát, và ít độc, giúp điều kinh chỉ huyết, chữa đòn ngã tổn thương, gãy xương và ngoại thương xuất huyết. Thêm vào đó, loài cây này sẽ giúp điều trị trong những trường hợp bị rắn cắn, đau đường ruột mạn tính hay ở các vết nứt.

3. Ý nghĩa cây Trạng Nguyên

Ngoài vẻ đẹp ấn tượng, cùng những công dụng tuyệt vời trong Y học thì cây Trạng Nguyên còn được yêu thích nhờ vào các ý nghĩa phong thủy tốt đẹp mà chúng mang đến. 

Màu sắc tươi tắn của cây Trạng Nguyên được xem là một điềm lành, báo hiệu cho tài lộc. Do đó, loài cây này được ví như một cây cảnh mang đến may mắn và đại hỷ cho gia chủ.

Hơn nữa, cây Trạng Nguyên còn là biểu tượng của học hành thành tài. Thực chất cái tên “Trạng Nguyên” được dân gian đặt vì sự tích, có 1 cậu học trò lên kinh ứng thí, nhặt ven đường một loài hoa lạ. Sau khi trúng cử, hoa của loài cây này chuyển sang màu đỏ như chúc mừng cậu học trò đã thi đỗ.

cay trang nguyen
Ý nghĩa cây Trạng Nguyên trong phong thủy là điều mà nhiều người quan tâm

Thông thường, người ta sẽ trồng cây Trạng Nguyên ở cổng chính hoặc ngay trên bàn làm việc. Khi đặt cây ở bàn làm việc, chúng sẽ giúp bạn trở nên tươi tỉnh, hiệu suất công việc tăng cao. Còn trồng ở cổng chính chủ yếu để giúp thu hút tài lộc. Đồng thời, hỗ trợ các thành viên trong gia đình có được sức khỏe tốt và công việc trở nên thuận lợi hơn.

4. Cây Trạng Nguyên hợp với mệnh gì?

Màu đỏ của cây, kết hợp cùng với màu xanh đậm của lá chính là biểu hiện của mệnh Hỏa, Thổ và Mộc. Trong thuyết Ngũ hành thì Mộc sinh Hỏa và Hỏa sinh Thổ. Vì vậy, cây Trạng Nguyên thực sự thích hợp với những người mệnh Thổ và mệnh Hỏa. 

  • Mệnh Hỏa: Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995), Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009), Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017), Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965), Đinh Mão (1987), Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979), Bính Dần (1986),…
  • Mệnh Thổ: Canh Ngọ (1930, 1990), Tân Mùi (1931, 1991), Mậu Dần (1938, 1998), Kỷ Mão (1939, 1999), Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961),  Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977),…
cây trạng nguyên hợp mệnh gì
Cây Trạng Nguyên hợp với mệnh Hỏa và mệnh Thổ nhất

Những người mệnh Hỏa và mệnh Thổ trồng cây Trạng Nguyên trong nhà sẽ giúp thịnh vượng tài lộc, công việc thuận lợi, suôn sẻ, học hành và thi cử luôn hanh thông. 

Mặc dù cây Trạng Nguyên có phần lá màu vàng, nhưng lại không quá hợp mệnh Kim vì Hỏa khắc Kim. Nên dù Thổ sinh Kim thì loài cây này cũng không thể chiếu vận tốt cho những người mệnh Kim.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây Trạng Nguyên

Để cây Trạng Nguyên luôn khỏe và nhanh ra hoa nhất thì bạn cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

5.1. Tưới nước

Trong quá trình trồng Trạng Nguyên, bạn cần phải nhớ luôn giữ ẩm cho cây, nếu đất khô thì phải lập tức tưới nước ngay, nhất là khoảng thời gian vừa mới trồng. Tuy vậy, bạn cũng chỉ nên tưới từ từ ở phần gốc, để nước thấm vào đất. Bởi loài cây này không phải là loại ưa ẩm, chỉ cần ẩm vừa và không quá khô là được. 

cách chăm sóc cây trạng nguyên
Tưới nước vừa phải để giúp cây Trạng Nguyên phát triển tốt nhất

Trung bình, mỗi ngày bạn nên tưới từ 1 – 2 lần, ở điều kiện thời tiết bình thường. Vào mùa thu, khi có nhiều côn trùng, bạn không nên tưới cây quá mạnh, để tránh làm sinh vật hại từ đất bắn lên trên cây, gây hại cho cây. 

5.2. Phân bón

Trạng Nguyên khá nhạy cảm với phân bón. Do đó, bạn không nên bón phân ngay gốc với số lượng nhiều, để tránh cây sốc thuốc và cháy rễ. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên bón NPK (20:20:20) 1 tháng/lần sau khi đã pha loãng với nước hoặc phân tan chậm cho cây.

5.3. Nhiệt độ và ánh sáng

Cây Trạng Nguyên sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nền nhiệt từ 16 – 22 độ C. Tuy nhiên, vì cây Trạng Nguyên là loại mọc bụi, tán lá rộng, nên chúng cần hấp thu lượng ánh sáng lớn hơn bình thường. Mặc dù vậy, bạn nên tránh để cây dưới ánh nắng từ 11 – 14h trưa để tránh cây sốc nhiệt và cháy lá.

chăm sóc cây trạng nguyên
Không nên trồng cây Trạng Nguyên ở nơi có nhiệt độ quá cao

Muốn cây Trạng Nguyên nở hoa thật đẹp thì bạn nên trồng chúng trong bóng râm nhiều hơn là ngoài nắng. Chính vì vậy, bạn chỉ nên phơi nắng chúng vào sáng sớm hoặc đặt dưới lứa thưa. Nếu bạn trồng cây Trạng Nguyên để bàn thì đừng quên đem chúng ra tắm nắng vài lần/tuần để tránh sâu bệnh và giúp chúng quang hợp.

6. Địa chỉ và giá mua cây Trạng Nguyên

Hiện nay cây Trạng Nguyên đã được phân phối và bán rộng khắp các vườn ươm, cửa hàng cây cảnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này trên các sàn thương mại điện tử, với mức giá từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng/cây.

cây trạng nguyên để bàn
Trạng Nguyên được bán khá phổ biến nên bạn có thể yên tâm

>> Xem thêm: 

Trên đây là một số thông tin về cây Trạng Nguyên như đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc. Hy vọng qua bài biết của Vua Nệm, bạn đã biết thêm về cây Trạng Nguyên, để nếu chưa chọn được cây chưng Tết thì hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc thử sử dụng chúng. 

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều