Cây cà gai leo là gì? Công dụng và cách dùng cây cà gai leo hiệu quả nhất như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay những thông tin thú vị về cây cà gai leo trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Cây cà gai leo là gì?
Cà gai leo hay cà gai dây, cà lù, cà vạnh, hay cà bò,… có tên khoa học là solanum procumbens, thuộc họ Solanaceae, thường được trồng ở một số quốc gia như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Ở nước ta, cây cà gai leo thường được trồng ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung.
Cây cà gai leo là cây nhỡ leo, có nhiều cành và chiều dài trung bình khoảng 100cm. Hoa loài cây này có màu trắng hoặc tím, mọc thành chùm từ 3 – 5 hoa chụm lại với nhau. Quả cà leo mọng nước, hình cầu, với đường kính từ 7 – 9mm.
Lá của cây cà gai leo có màu xanh đậm, thuôn dài, mọc so le. Phần mặt bên dưới lá có phần lông mềm, còn mặt trên thì có gai màu trắng. Thông thường, cây cà gai leo sẽ có hoa vào tháng 4 – 9 và có quả từ tháng 9 -12 hàng năm.
Cây cà gai leo có tính ấm, vị the, là một bài thuốc nam được nhiều người dùng để giải độc và thanh nhiệt cho cơ thể.
2. Phân loại cây cà gai leo
Phân loại cà gai leo theo màu sắc:
- Cà gai leo với hoa trắng dây nhỏ: thường được sử dụng làm dược liệu.
- Cà gai leo với hoa tím dây lớn: sử dụng để làm hàng rào chắn.
Phân loại cây cà gai leo theo vùng miền:
- Cà gai leo miền Trung: màu nâu đất, khá cằn cỗi và rất cứng cáp.
- Cà gai leo miền Bắc và miền Nam: tươi tốt, có màu xanh và rất dễ trồng, chăm sóc.
Ngoài ra, người ta còn phân loại cây cà gai leo theo đặc điểm thành cây cà gai leo tươi và cây cà gai leo khô:
- Cà gai leo khô: thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông Y. Sau khi thu hoạch, cà gai leo sẽ được sấy khô hoặc phơi để làm thành thuốc. Loại cây cà gai leo này có ưu điểm là dễ bảo quản, nhưng vẫn giữ nguyên được các dược tính có lợi cho sức khỏe.
- Cà gai leo tươi: với loại cây cà gai leo này, bạn cần phải sử dụng ngay vì chúng không thể giữ được lâu.
3. Công dụng của cây cà gai leo
Một số công dụng tuyệt vời mà cây cà gai leo mang đến phải kể đến như:
3.1. Điều trị viêm gan B
Glycoalcaloid bên trong cà gai leo sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Không chỉ vậy, cây cà gai leo còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh biếng ăn, xơ gan, vàng da. Đồng thời hạn chế những biểu hiện của trình trạng tổn thương gan trên tiêu bản vi thể.
3.2. Ức chế các tế bào gây ung thư
Dịch tiết có bên trong cà gai leo và glycoalcaloid còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp ức chế các tế bào ung thư và hạn chế sự phát triển của một số loại virus có khả năng gây ra ung thư.
3.3. Chữa phong thấp và đau nhức răng
Glyco ancaloit, solanin A, tinh bột bên trong rễ cây cà gai leo có tác dụng điều trị phong thấp, đau răng hay bệnh chảy máu ở chân răng. Thêm vào đó, cà gai leo còn được chứng minh là có khả năng hỗ trợ chữa vàng da và chướng bụng.
3.4. Làm chậm sự phát triển của xơ gan
Năm 1987-2000, Viện dược liệu Trung ương đã thực hiện 2 nghiên cứu về cây cà leo và cho ra kết quả rằng, cây cà gai leo là loại dược liệu có khả năng ngăn chặn xơ gan hiệu quả. Đặc biệt glycoalcaloid bên trong loại cây này còn có tác dụng làm chậm sự phát triển của xơ gan ở giai đoạn sớm.
3.5. Giải độc và hạ men gan
Một số hoạt chất có trong dịch chiết của cà gai leo được chứng minh là có tác dụng làm hạ men gan nhanh và hạn chế hủy hoại tế bào gan. Từ đó, bảo vệ gan tốt hơn.
4. Cách dùng cây cà gai leo
Để sử dụng cây cà gai leo đúng cách, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch khoảng 50gr cây cà gai leo sau khi đã được phơi khô.
- Bước 2: Cho vừa đủ nước sôi vào bình sao cho ngập phần cà gai leo. Sau đó rót bỏ hết phần nước trong bình đó ra ngoài.
- Bước 3: Cho 200ml nước sôi hãm trà lần 2 vào bình trong vòng 10 phút.
- Bước 4: Cho vào ấm khoảng 1 lít nước sôi nữa là bạn đã có được 1 ấm trà cây cà gai leo thơm ngon.
Với công thức pha trà này, bạn có thể sử dụng khoảng 1 lần/tuần và sử dụng trong vòng 1 tuần. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trà khô được chế biến sẵn, để quá trình pha trà được nhanh chóng hơn.
5. Một số lưu ý khi dùng cây cà gai leo
Trước khi sử dụng cà gai leo bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, cùng với một số lưu ý dưới đây:
- Bạn nên sử dụng cây cà gai leo đúng liều lượng. Không nên sử dụng loại thực phẩm này quá thường xuyên để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Nếu bạn dùng thêm thuốc tây thì phải chờ ít nhất là sau 2 tiếng rồi mới dùng cây cà gai leo.
- Với những người đang điều trị viêm gan B, thì không nên ngâm cây cà gai leo với rượu để tránh làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.
6. Mua cây cà gai leo ở đâu?
Để có thể mua được cây cà gai leo tốt nhất thì bạn cần chọn những cửa hàng, cơ sở đông y hoặc các doanh nghiệp dược phẩm uy tín, thương hiệu để đảm đảm chất lượng. Tuy nhiên, nếu bạn không có quá nhiều thời gian thì có thể mua cà gai leo ở những trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki hay Lazada.
Trên thị trường hiện nay, cây cà gai leo tươi sẽ có giá dao động từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg, cà gai leo khô là 100.000 – 200.000 đồng/kg. Còn rễ cà gai leo khô là từ 300.000 – 500.000 đồng/kg.
7. Một số bài thuốc sử dụng cây cà gai leo
Một số bài thuốc Đông Y sử dụng cà gai leo bao gồm:
- Chữa xơ gan, viêm gan và hỗ trợ chống lại một số tế bào gây ung thư nguy hiểm.
- Chữa tê thấp, nhức mỏi, đau lưng.
- Chữa ho do viêm họng gây ra.
- Chữa chứng ho gà và suyễn.
- Điều trị cảm cúm, ho gà, đau lưng, bệnh dị ứng, đau nhức xương khớp, và rắn cắn.
- Giải rượu.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan (như viêm gan B, xơ gan…).
>> Xem thêm:
- Cây Tùng Thơm: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc như thế nào?
- Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?
Trên đây là cách phân loại cùng những công dụng của cây cà gai leo mang đến cho sức khỏe của con người. Hy vọng sau những chia sẻ của Vua Nệm, bạn đã biết thêm nhiều thông tin thú vị và bổ ích về loại dược liệu này.