Ngày nay, khi nhắc đến 1 loại cây cảnh trong nhà với vẻ ngoài ấn tượng, thu hút, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy thì chắc chắn không thể nào bỏ qua cây Tùng Thơm. Vậy cây Tùng Thơm có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc loại cây này như thế nào? Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu kỹ hơn về cây Tùng Thơm qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Đôi nét về cây Tùng Thơm
Cây Tùng Thơm không còn là loại cây xa lạ gì trong đời sống hiện nay. Không chỉ được dùng làm trang trí, mà loại cây này còn có rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy.
1.1. Cây Tùng Thơm là cây gì?
Cây Tùng Thơm hay cây tùng hương, cây tùng chanh, có tên khoa học là Cupressus macrocarpa. Loài cây này nổi tiếng với vẻ ngoài ấn tượng, cùng với mùi hương cực kỳ dễ chịu, nên ngày càng được các gia chủ yêu thích và sử dụng để làm cây cảnh trong nhà.
1.2. Ý nghĩa của cây Tùng Thơm
Từ xưa đến nay thì Tùng – Cúc – Trúc – Mai luôn được mệnh danh là bộ tứ quý quý. Trong đó, Tùng là đứng đầu, đại diện cho sự trường sinh. Thêm vào đó, cây Tùng Thơm còn có khả năng xua đuổi tà ma, điềm không may, để mang đến sự bình yên cho gia chủ.
Theo phong thủy, những người thuộc mệnh Kim và tuổi Thân nên trồng cây Tùng Thơm trong nhà để thu hút tài lộc và có thêm nhiều may mắn trong cuộc sống.
1.3. Đặc điểm của cây Tùng Thơm
Tùng Thơm là loại thực vật thuộc họ tùng, cây thân gỗ, kích thước nhỏ, chiều cao trung bình từ 30 – 60cm và có mùi hương rất riêng. Rễ của cây Tùng Thơm dạng chùm, bò ngang, có thể sinh trưởng cực tốt, nhờ vào khả năng hút nước mạnh.
Lá của cây Tùng Thơm là dạng lá kim, màu xanh tươi tắn và mọc vô cùng xum xuê. Bên trong cây Tùng Thơm có tinh dầu nên giúp xua đuổi côn trùng và phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả.
2. Một số công dụng của cây Tùng Thơm
Không chỉ mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy, mà cây Tùng Thơm còn có rất nhiều công dụng trong đời sống của con người mà phải kể đến như:
2.1. Trang trí sân vườn
Trên thực tế, bạn có thể đặt cây Tùng Thơm trong sân vườn để tạo thêm mảng xanh, giúp ngôi nhà trở nên tươi mát và dễ chịu hơn khi nhìn vào.
2.2. Trang khí nhà ở và nơi làm việc
Ngoài việc được dùng làm trang trí sân vườn thì cây Tùng Thơm cũng thường được sử dụng như một món đồ nội thất, để giúp không gian nhà ở và nơi làm việc thêm thu hút và có điểm nhấn hơn. Đặc biệt, hương thơm dễ chịu từ cây Tùng Thơm không chỉ có khả năng giúp tinh thần của bạn trở nên thư thái hơn, mà còn có công dụng xua đuổi một số loại côn trùng cực kỳ hiệu quả.
2.3. Xua đuổi côn trùng
Khác như những loài cây khác, tinh dầu từ cây Tùng Thơm có khả năng xua đuổi côn trùng cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là muỗi. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên đặt cây ở vị trí cửa sổ, cửa ra vào, để mùi hương được lan tỏa khắp không gian.
2.4. Giúp tinh thần sảng khoái
Việc đặt một Tùng Thơm trên bàn làm việc hoặc bàn học, cửa sổ sẽ giúp cho bạn cảm nhận được sự thư thái, thỏa mái và dễ chịu nhất. Thêm vào đó, hương thơm của cây Tùng Thơm còn giúp tinh thần trở nên minh mẫn, hưng phấn. Từ đó, hiệu suất làm việc và học tập cũng được nâng cao hơn.
2.5. Dùng làm quà tặng
Ngày nay Tùng Thơm còn thường được dùng như là một món quà tặng ý nghĩa, giúp thể hiện thành ý và sự ấm áp của người tặng đến người được tặng trong những dịp đặc biệt, nhất là giáng sinh.
3. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Tùng Thơm
Để Tùng Thơm có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất, thì tốt hơn hết là bạn nên làm theo những hướng dẫn dưới đây:
3.1. Cách trồng cây Tùng Thơm
Với cây Tùng Thơm bạn có thể lựa chọn trồng trong vườn hoặc trong chậu đều được. Thêm vào đó, khi trồng loại cây này, bạn có thể cân nhắc đến phương pháp giâm cành hoặc chiết cành để cây dễ phát triển nhất.
- Đất trồng: chỉ nên trồng Tùng Thơm ở những loại đất tơi xốp, có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn đất cùng với trấu, xơ dừa, mùn cưa,.. để tăng khả năng thoát nước và giúp cây được phát triển tốt hơn.
- Phương pháp trồng: lấy cành con hoặc cây con cắm xuống đất. Sau đó, lắp đất ngang mép chậu, rồi kiên trì tưới đều nước mỗi ngày.
Khi Tùng Thơm còn nhỏ, bạn không nên để chúng ngoài nắng gắt, để tránh làm chết cây. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên để cây ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Tuy nhiên, sau khi cây sinh trưởng được từ 2 – 3 tuần thì bạn cũng không cần chăm sóc 1 cách cầu kỳ như vậy. Thỉnh thoảng chỉ cần nhớ tưới nước để cây không bị khô héo là được.
3.2. Cách chăm sóc cho cây Tùng Thơm
Khi tiến hành chăm sóc cho Tùng Thơm, bạn cần phải ghi nhớ một số điều cực kỳ quan trọng dưới đây:
- Đất trồng: cây Tùng Thơm chịu úng khá kém, nên bạn cần chọn những loại đất có khả năng thoát nước tốt khi trồng cây. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh dùng phân hóa học, mà thay vào đó là phân hữu cơ với trùn quế, để giúp đất thêm thông thoáng.
- Ánh sáng: nên để cây Tùng Thơm tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên từ 2 – 3 giờ/ngày, nhưng phải tránh ánh nắng quá gắt. Đặc biệt, bạn có thể để cây dưới đèn vì chúng hoàn toàn có thể chịu được.
- Nhiệt độ: cây Tùng Thơm chịu lạnh tốt hơn chịu nóng. Do đó, loại cây này thích hợp và có thể phát triển tốt ở nền nhiệt từ 22 – 25 độ C.
- Nước: bạn không cần tưới nhiều nước cho cây Tùng Thơm, để tránh bị ngập úng.
- Sâu bệnh: Tùng Thơm ít sâu bệnh và có khả năng xua đuổi côn trùng cực tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa lá héo để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ cây.
4. Địa chỉ mua cây Tùng Thơm
Trên thị trường hiện nay, Tùng Thơm có giá thành tương đối rẻ, dao động từ 100.000 – 300.000 đồng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua cây Tùng Thơm ở các vườn ươm, cửa hàng bán cây cảnh hoặc các website thương mại điện tử.
>> Xem thêm:
- Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?
- Đặc điểm và ý nghĩa cây Hồng Môn trong phong thủy
Trên đây là những đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Tùng Thơm chi tiết nhất mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng sau bài viết của Vua Nệm, bạn đã hiểu thêm về cây Tùng Thơm. Để từ đó quyết định có nên trồng loại cây này trong nhà của mình hay là không.