Mách bạn cách xử lý dầu ăn thừa nhanh gọn và an toàn nhất

CẬP NHẬT 26/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Dầu ăn là một trong những nguyên liệu nấu ăn cực kỳ quen thuộc trong gia đình, làm nên các món chiên rán thơm ngon và vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, sau quá trình chế biến, lượng dầu ăn thừa còn đọng lại thường khiến các bà nội trợ không biết xử lý ra sao. Mời bạn cùng Vua Nệm bỏ túi những cách xử lý dầu ăn thừa nhanh chọn và an toàn nhất thông qua bài viết sau đây.

1. Những sai lầm khi xử lý dầu ăn 

Trong hầu hết các gia đình, cách xử lý dầu ăn thừa phổ biến nhất là đổ thẳng vào bồn rửa hoặc cống thoát nước. Tuy nhiên, hành động này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cũng như tác động tiêu cực đến môi trường sống. Cụ thể:

  • Đồ dầu ăn thừa xuống bồn rửa/ bồn cầu/ đường ống vệ sinh: có thể khiến cho lượng dầu mỡ dư thừa tồn đọng lại và bám chặt vào thành ống nước. Về lâu về dài, hành động này sẽ ăn mòn hoặc làm hỏng toàn bộ đường ống. Chưa kể, việc đồ dầu ăn thừa bừa bãi còn có thể thu hút các loài động vật gặm nhấm như chuột, gián, ruồi,… vào trong không gian sinh hoạt 
  • Đổ dầu ăn thừa xuống cống rãnh: các phân tử dầu không được xử lý đúng cách mà đổ thẳng xuống cộng sẽ trở thành chất ‘keo dính’ và làm nghẹt cống. Điều này vô tình giữ lại các mảnh rác trên mặt đường cũng như khiến nước thải không thể thoát đi như bình thường
  • Đổ dầu ăn thừa trực tiếp ra đất/ vườn: làm ảnh hưởng đến chất lượng của đất đồng thời thu hút những loại côn trùng, động vật có hại cho cây trồng
Xử lý dầu ăn thừa không đúng cách gây ra rất nhiều tác hại 
Xử lý dầu ăn thừa không đúng cách gây ra rất nhiều tác hại

2. Cách xử lý dầu ăn thừa nhanh gọn và an toàn

Để đảm bảo vệ sinh chung cũng như hạn chế tối đa tác hại tiêu cực đến môi trường sống, bạn có thể tham khảo những cách xử lý dầu ăn thừa nhanh gọn sau đây:

2.1 Cho dầu ăn thừa vào chai/ lọ rồi mang bỏ thùng rác

Sau khi nấu ăn xong, hãy để nguội phần dầu ăn thừa rồi đựng trong các loại chai nhựa/ chai thủy tinh có nắp đậy. Đến khi đi bỏ rác, bạn chỉ cần mang theo những chai này và bỏ vào thùng rác công cộng để các nhân viên vệ sinh thu gom là được. Lưu ý: phải để dầu ăn nguội hẳn rồi mới đổ vào chai để đảm bảo an toàn, đồng thời vặn thật chặt nắp chai để tránh dầu vương vãi ra ngoài. Nếu không kịp chuẩn bị chai đựng, bạn cũng có thể linh hoạt đổ dầu mỡ thừa vào bọc rác dày rồi cột kín lại.

hướng dẫn xử lý dầu ăn thừa đúng cách
Đựng dầu mỡ thừa vào chai nhựa rồi vứt vào thùng rác là một gợi ý hay

2.2 Tái sử dụng lại dầu ăn thừa

Trên thực tế, phương pháp đổ bỏ dầu đã đề cập sẽ phù hợp với một lượng dầu từ ít đến vừa. Tuy nhiên, nếu bạn vừa chế biến các món đòi hỏi chiên ngập dầu và lượng dầu ăn còn dư lại quá lớn thì tái sử dụng sẽ là gợi ý phù hợp nhất. Với số lượng dầu ăn thu được (đã lọc sạch cặn), bạn có thể sử dụng lại khoảng 2 lần nữa trước khi bỏ đi.

xử lý dầu ăn thừa như thế nào
Tái sử dụng lại dầu ăn thừa giúp bạn tiết kiệm một khoản đáng kể

Sau khi để nguội và rây (lọc) hết các mẩu cặn thức ăn còn sót lại, bạn hãy đổ phần dầu thừa vào trong chai sạch có nắp đậy thật chặt. Bạn có thể lựa chọn chai thủy tinh để bảo quản dầu hoặc chai nhựa bình thường nếu sợ rơi vỡ. Cuối cùng là dán giấy ghi chú để nhận biết chai dầu tái chế và lấy ra bất cứ khi nào có nhu cầu sử dụng.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên sử dụng lại dầu ăn thừa tối đa 2 lần. Bởi lẽ, nếu cứ dùng đi dùng lại, dầu ăn sẽ dần dần bị biến chất và tiềm ẩn khả năng gây ung thư. Trong đó, dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất là chất dầu đặc lại, có mùi khét và màu sẫm hơn ban đầu.

2.3 Xử lý dầu ăn thừa bằng xà phòng

cách xử lý dầu ăn thừa bằng xà phòng hết sức đơn giản. Đầu tiên, bạn để nguội phần dầu mỡ thừa đã sử dụng xong và cho vào một cái thau. Tiếp theo là hòa tan dầu với bột giặt/ nước giặt cộng với nước ấm rồi khuấy đều. Tất nhiên, lượng bột giặt và nước sẽ tỉ lệ thuận với lượng dầu mỡ muốn thải bỏ. Cuối cùng là đổ hỗn hợp vào trong chai lọ/ bọc rác trước khi mang đi vứt.

Xử lý dầu ăn thừa với xà phòng hết sức đơn giản
Xử lý dầu ăn thừa với xà phòng hết sức đơn giản

2.4 Xây bồn trữ dầu ăn thừa và hút định kỳ

Trong vài năm trở lại đây, phương pháp xây bồn trữ dầu ăn thừa đã và đang dần trở nên phổ biến. Việc còn lại của bạn là cố định dầu vào một chỗ trước khi gọi xe hút dầu đến để xử lý định kỳ. Mô hình này đặc biệt phổ biến tại các khách sạn, nhà hàng, quán ăn cũng như những gia đình có điều kiện,…

2.5 Xử lý dầu ăn thừa bằng các loại chế phẩm vi sinh

Như đã nói ở trên, thói quen đổ dầu ăn vào bồn rửa/ cống thoát nước có thể làm hỏng, vỡ cống hoặc làm bốc lên mùi hôi khó chịu. Để xử lý vấn đề này, bạn hãy tìm mua các chế phẩm vi sinh chuyên dùng để xử lý dầu ăn và đổ thẳng vào bồn rửa của gia đình. Thành phần chính của những loại chế phẩm sinh học này các vi khuẩn tự nhiên có lợi, giúp loại bỏ dầu thừa gây ô nhiễm bấy lâu nay. Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho sức khỏe nên người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

3. Một số lưu ý khi dùng lại dầu ăn thừa đúng cách

Để tận dụng lại dầu ăn thừa mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe-, bạn cần lưu ý những điểm mấu chốt như sau:

  • Dầu ăn chỉ nên dùng đi dùng lại tối đa 3 lần để tránh gây biến chất (bao gồm 1 lần nấu bình thường và 2 lần lọc lại để tái sử dụng)
  • Không tái sử dụng dầu ăn sậm màu, đặc, đóng cặn, bốc khói đen hoặc bốc mùi khó chịu
  • Không dùng dầu chiên thực phẩm có mùi tanh, nồng (cá) để chiên trứng, chiên khoai hay chiên bánh. Điều này dễ gây ra sự trộn lẫn mùi vị và mất đi phần nào hương vị khi ăn
  • Cố gắng dùng hết lượng dầu tái sử dụng đã đổ ra thay vì đổ dầu thừa lần 3 ngược lại vào chai đựng dầu cũ. Mặt khác, nên ước lượng chính xác lượng dầu cần dùng và tránh thêm dầu mới trộn lẫn với dầu cũ để giảm bớt số lần tái sử dụng
  • Dùng dầu tái sử dụng càng nhanh càng tốt. Tránh để lâu gây giảm chất lượng hoặc tình trạng ôi thiu nguy hiểm cho sức khỏe
  • Chỉ giữ lại lượng dầu ăn thừa nếu còn nhiều và bỏ đi nếu lượng dầu ít để tiết kiệm thời gian, công sức
  • Bọc kín chai/ lọ đựng dầu tái sử dụng. Không quên vặn chặt nắp và lót thêm giấy bạc rồi cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Không trộn lẫn và tái sử dụng các loại dầu ăn khác nguồn gốc (ví dụ như dầu hướng dương với dầu nành, dầu ô liu với dầu hạt cải,…)
Không trộn lẫn các loại dầu ăn với nhau để tái sử dụng
Không trộn lẫn các loại dầu ăn với nhau để tái sử dụng

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài cách xử lý dầu ăn thừa nhanh gọn và an toàn nhất. Hi vọng rằng những bí kíp nho nhỏ này sẽ giúp bạn vượt qua nỗi băn khoăn không biết làm sao với lượng dầu mỡ dư ra sau mỗi lần nấu nướng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc bài viết!

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM