Chuyện quanh ta

Cách trồng lựu bằng hạt đơn giản không phải ai cũng biết

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tiến Kiều

Gần đây, các câu hỏi về cách trồng lựu bằng hạt xuất hiện khá thường xuyên. Loại trái cây này giờ đây là một loại quả đã được bổ sung nhiều hơn cho quầy trái cây tươi ở cửa hàng hay các siêu thị. Việc nhìn thấy lượng hạt lựu được tách ra từ sau những lần ăn cũng khiến mọi người quan tâm việc trồng lựu bằng hạt có được không? Và trồng như thế nào dễ làm, tỷ lệ thành công cao?

Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ chỉ cho các bạn cách trồng lựu bằng hạt lựu đơn giản mà không phải ai cũng biết.

1. Một số điều thú vị về cây lựu

Cây lựu là một loại cây cảnh phổ biến với hoa màu đỏ cam tươi, tán lá rộng, quả mọng. Lựu là một loại trái cây cổ xưa có nguồn gốc từ Ba Tư, thuộc Iran ngày nay. Sau khi loài cây này được phát hiện bởi các du khách, người ta đã nhanh chóng trồng lựu bằng hạt ở khắp các khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu xung quanh biển Địa Trung Hải.

Qua nhiều thiên niên kỷ, lựu đã đi vào thần thoại của người Ai Cập, La Mã và Hy Lạp; được ca tụng trong cả Kinh thánh và Talmud. Thậm chí, lựu còn được giới thiệu trong các tác phẩm nghệ thuật lớn.

Hầu như ai cũng có thể nghe thấy những người buôn bán dọc theo Con đường Tơ lụa cổ đại đặt câu hỏi về cách trồng cây lựu bằng hạt và cách tiếp thị loại trái cây đặc biệt này.

cây lựu
Lựu đã được biết đến từ thời La Mã, Hy Lạp cổ đại

Trong những năm sau đó, lựu đã trở thành trái cây của hoàng gia. Chính do sự độc đáo của lựu mà loại quả này được sử dụng nhiều trong các huyền thoại, các ghi chép cổ xưa, tạo nên một lịch sử phong phú và thú vị.

Lựu có tên gọi khoa học là Punica granatum, thuộc họ thực vật chỉ có một chi và hai loài – loài còn lại chỉ được tìm thấy trên đảo Socotra, một hòn đảo ở Ấn Độ Dương.

Mặc dù người La Mã thường xem nó là một quả táo, nhưng khi chúng ta nói về cách trồng lựu bằng hạt, chúng ta cần phải nhận ra rằng loại quả này thực sự là một quả mọng khác với táo.

Bên trong vỏ cứng là các phần được gọi là locules – các hạt. Các locules này được ngăn cách bởi một lớp màng mỏng màu trắng, có vị đắng. Bên trong các hạt là các hạt ngọc trai đẹp mắt như ngọc và có vị ngọt ngào, mỗi hạt chứa cả nước và hạt.

2. Cách trồng lựu bằng hạt đơn giản không phải ai cũng biết

Bạn có thể bắt đầu trồng cây lựu bằng cách cho hạt nảy mầm trực tiếp từ quả. Tuy nhiên, trồng cây bằng hạt có thể không cho quả đều đặn như những cây được giâm cành từ những cây hiện có. Theo đó, hãy gieo hạt giống xuống đất ở những nơi ấm áp hoặc nếu bạn ở khu vực có khí hậu lạnh, hãy gieo hạt trong chậu trước khi chuyển ra trồng ở ngoài trời.

2.1. Chuẩn bị đất để trồng lựu bằng hạt

  • Chọn đất có khả năng thoát nước tốt tự nhiên

Lựu không có nhiều yêu cầu về đất gieo trồng. Hầu như bất kỳ loại nào cũng được, nhưng nó cần thoát nước tốt. Nếu bạn có đất làm từ đất sét hoặc một loại khác có khả năng thoát nước kém, hãy thay thế bằng lớp đất mặt tơi xốp hơn và đất có đá vôi, đất kiềm sẽ giúp lựu phát triển tốt.

  • Cày xới đất

Dùng cào, cuốc xới đất lên khu vực bạn muốn trồng cây lựu. Mục đích là để loại bỏ cỏ dại, đá lớn hoặc các mảnh vụn khác; đồng thời, làm tơi đất để cây dễ phát triển hơn.

2.2. Cách trồng lựu bằng hạt – Xử lý hạt giống

  • Tách hạt lựu tươi

Bạn có thể nảy mầm hạt lựu tươi, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu bạn không tách chúng ra và rửa sạch. Hãy tách lấy hạt và rửa sạch trước khi gieo trồng. Nếu bạn mua hạt lựu đã được tách sẵn, tất nhiên bạn có thể bỏ qua bước này và chuyển sang bước tiếp theo.

cách trồng cây lựu bằng hạt
Tách hạt lựu tươi để trồng
  • Làm khô hạt và làm lạnh hạt

Sau khi tách hạt và rửa sạch, hãy để hạt lựu khô trong vài ngày.

Sau khi hạt lựu khô, các bạn cần phải làm lạnh hạt. Đặt hạt vào hộp và đậy kín, bỏ vào tủ lạnh.

Để chúng trong tủ lạnh trong vài tuần. Điều này giúp tăng tốc độ nảy mầm bằng cách mô phỏng thời gian hạt giống như được trồng ở dưới đất có nhiệt độ thấp. Nếu bạn bắt đầu gieo hạt trong mùa đông, thì bạn có thể bỏ qua bước này.

  • Chuẩn bị hạt để gieo trồng

Khi chuẩn bị trồng lựu bằng hạt, hãy lấy hạt ra khỏi tủ lạnh và tráng chúng bằng nước ấm. Để hạt trên đĩa với nước ấm qua đêm. Bạn không cần phải làm khô hạt vì nó có thể được trồng khi còn ẩm.

2.3. Cách trồng lựu bằng hạt – Gieo hạt

  • Đặt hạt vào đất

Trồng chúng ở độ sâu 5mm dưới lòng đất. Chỉ cần rải hạt lên đất và hơi ấn chúng xuống hoặc phủ thêm một lớp đất mỏng ở phía trên.

Nếu bạn đang ươm hạt trong chậu, bạn có thể trồng nhiều hạt trên mỗi chậu, sử dụng đất bầu thông thường. Sau khi chúng nảy mầm, bạn có thể loại bỏ một số cây yếu, chỉ giữ lại những cây con khỏe nhất để trồng ngoài vườn.

  • Giữ ẩm cho đất sau khi gieo hạt

Phun sương hoặc tưới nước cho đất, nhưng không tưới quá nhiều. Mục đích là giữ ẩm cho hạt để giúp đẩy nhanh quá trình nảy mầm.

  • Theo dõi đất thường xuyên và tưới nước bất cứ khi nào cần thiết

Lúc đầu, bạn có thể cần tưới nước hàng ngày để giữ ẩm cho hạt. Sau khi hạt nảy mầm, bạn có thể dần dần bắt đầu tưới nước ít hơn. Cuối cùng, mỗi tuần một lần hoặc lâu hơn, tránh cho cây không bị úng nước.

  • Cho chậu cây phơi nắng mỗi ngày

Nếu bạn gieo hạt trong nhà, khi thời tiết ấm lên một chút, bạn có thể bắt đầu chuyển chậu ra ngoài trời vào ban ngày trong khi tắt nắng. Sau đó, mang chúng vào nhà trước khi nhiệt độ giảm xuống khi đêm về.

  • Chờ hạt nảy mầm và trồng cây ngoài vườn

Nếu bạn trồng hạt lựu ngoài vườn, sau khi nảy mầm hãy tỉa mỏng cây con khi chúng cao từ 10 cm đến 15 cm. Đồng thời, giữ lại những cây khỏe mạnh, đầy sức sống và bỏ những cây yếu ớt, còi cọc. Nếu bạn muốn trồng lựu thành hàng rào thì hãy trồng các cây con ở khoảng cách nhau 2-3m. Nếu bạn muốn chúng phát triển thành vườn cây ăn quả thì có thể trồng cây cách nhau 5-6m.

cách trồng lựu bằng hạt lựu
Chờ cây nảy mầm, chọn cây con khỏe để trồng ngoài vườn hoặc trong chậu riêng

Nếu trồng trong chậu và cây lớn hơn, hãy mang ra ngoài vườn để trồng với khoảng cách tương tự. Lấy cây con và toàn bộ rễ của nó ra khỏi chậu, loại bỏ một số bụi bẩn bám vào các cạnh của rễ. Đặt bầu rễ của cây con vào hố nhỏ đã đào và cẩn thận phủ thêm đất vào hố cho đến khi lấp đầy hoàn toàn và có một ụ đất nhỏ xung quanh gốc cây con. Hãy tưới nước vào chỗ trồng và tiếp tục theo dõi.

3. Cách chăm sóc cây lựu cho cây luôn xanh tươi, sai quả

Nếu bạn muốn biết làm thế nào để trồng một cây lựu khỏe mạnh và sai quả thì bí quyết nằm ở cách chăm sóc cây lựu.

Trong môi trường sống tự nhiên của chúng, đất kiềm hoặc đá vôi là nơi hoàn hảo để trồng cây lựu. Vì vậy, việc chăm sóc cây lựu nên bắt đầu với giá thể trồng cây.

Đất hoặc chất trồng phải hơi kiềm với độ pH lên đến 7,5. Vì hầu hết các vật liệu để trồng được phát triển nằm trong môi trường trung tính, nên chỉ cần bổ sung một lượng rất nhỏ đá vôi hoặc vôi vườn vào hỗn hợp vật liệu để trồng cây.

Cây lựu non rất mỏng manh, dễ bị mưa gió quật ngã. Đặt một tấm vải che phủ hoặc hộp bảo vệ cũng để giữ ấm cho đến khi cây con mọc lên, bảo vệ cho cây, đặc biệt là vào mùa đông lạnh.

trồng lựu bằng hạt
Chăm sóc, bảo vệ cây non, tránh để cây ngập nước

Thường xuyên tưới nước cho đến khi nó vừa ẩm nhưng không ướt sũng. Theo dõi độ ẩm để đảm bảo rằng nó không bị khô hoàn toàn và cũng không bị ngập úng nước. Để có một vụ mùa bội thu, cây cần được tưới đẫm nước thường xuyên, nhất là giai đoạn ra hoa và đậu quả.

Lựu thường có tán lá rộng, thân cây cao, tùy thuộc vào giống cây trồng, chiều cao của cây lựu thay đổi từ bốn mét đến tám mét. Bạn có thể cắt bỏ những cành chết trong những tháng mùa đông lạnh giá, để đây đâm chồi xanh tươi vào mùa xuân và hè.

Việc bổ sung phân bón nếu đất trồng kém hoặc thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung phân hữu cơ và phân trộn cho sân vườn, 3 tháng 1 lần. Không bón phân hóa học cho cây khi quả đang chín.

>> Xem thêm: 

Qua bài viết này, bạn đã biết cách trồng lựu bằng hạt không quá phức tạp. Nhưng nhớ rằng cây gieo từ hạt không phát triển bằng cao lớn và quả to, mọng như cây gốc của nó. Cây lựu bạn trồng sẽ ra quả sau một đến ba năm, điều này sẽ khiến bạn thích thú và mong chờ hơn.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều