Chuyện quanh ta

Cách trồng bầu sai trĩu quả, đảm bảo chuẩn khoa học, ngừa sâu bệnh 

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hương Lăng

Bầu là một trong những loại cây trồng quen thuộc của người dân. Quả bầu thường được dùng làm thực phẩm, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, chữa đái dắt, đái đường… Mặc dù loại cây này tương đối dễ trồng nhưng để đạt được năng suất như mong muốn vẫn cần có những kiến thức nhất định. Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về cách trồng bầu chuẩn khoa học, cho nhiều trái chất lượng nhé!

Hướng dẫn cách trồng bầu sai trĩu quả
Hướng dẫn cách trồng bầu sai trĩu quả

1. Đặc tính của bầu

Bầu có tên khoa học là Lagenaria siceraria, thuộc nhóm thực vật thân thảo dây leo, có tua cuốn và phân nhánh, trên thân phủ một lớp lông màu trắng. Lá bầu có hình tim, hoa bầu có màu trắng, nhụy vàng. Quả bầu tùy theo giống mà có hình dạng khác nhau, phổ biến là hình trụ dài, thường dùng để chế biến món ăn.

Bầu thuộc nhóm thực vật dây leo
Bầu thuộc nhóm thực vật dây leo

Bầu là loại cây không quá thời tiết, đất đai. Đặc biệt phù hợp với khí hậu, thời tiết của nước ta. Ở vùng đất cao ráo cây sẽ mọc rất khỏe, chỉ cần lưu ý tránh tình trạng ngập úng là cây sẽ phát triển tốt.

2. Những điều cần lưu ý trước khi trồng bầu

Để trồng bầu cần nắm rõ những đặc điểm phát triển của loại cây này như thời vụ, loại đất trồng phù hợp để bầu sinh trưởng tốt nhất.

2.1 Thời vụ

Mặc dù là loại cây có thể thu hoạch trái quanh năm, tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu đảm bảo cách trồng bầu đúng thời vụ. Theo đó, thời điểm trồng tốt nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch. Thời điểm này có tiết trời mát mẻ, ít mưa, môi trường sinh vật tốt, giúp bầu sinh trưởng và cho trái nhiều, đạt năng suất cao nhất.

2.2 Đất trồng bầu

Bầu dù không kén đất nhưng tốt nhất là sinh trưởng và phát triển trên đất mùn hay đất phù sa. Những loại đất này có độ phì nhiêu cao, pH nằm trong khoảng 6 – 7, độ tơi xốp cao.

Nếu không có loại đất này, bạn vẫn có thể trồng trên nhiều loại đất khác. Hãy trộn thêm một ít vỏ trấu, phân động vật, xơ dừa… để cấp thêm dinh dưỡng cho đất.

2.3 Mật độ trồng bầu

Mật độ lý tưởng nhất để trồng bầu là cách nhau ít nhất 1m và trong mỗi hốc đất kích thước 50x50x30cm nên gieo từ 3 – 4 hạt.

3. Cách trồng bầu đạt năng suất cao, cho nhiều trái

Có 2 cách trồng bầu phổ biến đó là trồng bầu bằng hạt giống và trồng bằng cây con, mỗi cách sẽ có phương pháp thực hiện riêng. Mời bạn theo dõi ngay dưới đây.

3.1 Trồng bầu bằng hạt giống

Đầu tiên, bạn cần phải lựa chọn hạt giống chất lượng để đảm bảo khả năng nảy mầm của hạt. Trước khi gieo cần tiến hành các công đoạn sau:

  • Xử lý hạt trước khi gieo: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 40 độ C từ 3 – 6 giờ, sau đó vớt hạt ra, để ráo rồi cuộn trong một chiếc khăn ẩm. Tiếp đó, đặt những hạt bầu này trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 ngày, khi hạt nảy mầm thì có thể đem gieo xuống đất.
  • Gieo hạt: Hạt bầu sau khi nảy mầm được gieo vào những hốc đất nhỏ có độ sâu 2 – 3cm so với mặt đất. Khi gieo hạt bạn hãy đắp một lớp giá thể (từ xơ dừa, mùn cưa) để tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Cách trồng bầu bằng hạt giống
Cách trồng bầu bằng hạt giống rất đơn giản

3.2 Trồng bầu bằng cây con

Đây là cách trồng bầu từ những cây bầu con đã nảy mầm và có kích thước nhất định, có từ 2 – 3 lá. Cách trồng như sau:

  • Làm đất trồng: Cào xới đất để đất tơi xốp, có độ thông thoáng, sau đó đào những hốc để có thể đặt trồng cây.
  • Trồng cây con: Ở mỗi hốc đất đặt vào 3 – 4 cây bầu con (cây đã nảy mầm và có khoảng 2 – 3 lá). Sau đó vun đất lên đến nửa thân bầu, ấn nhẹ để cây được đứng chắc chắn.
Cách trồng bầu bằng cây con sẽ đảm bảo tỷ lệ sống của cây hơn
Cách trồng bầu bằng cây con sẽ đảm bảo tỷ lệ sống của cây hơn

4. Cách chăm sóc cây bầu

Sau giai đoạn gieo trồng, việc chăm sóc cho cây bầu cũng rất quan trọng nếu cây phát triển tốt, cho nhiều trái. Người dân cần đảm bảo những lưu ý sau:

  • Tưới nước: Bầu là loại cây ưa nước nên cần được tưới thường xuyên, có thể tưới 2 lần trong ngày để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển tốt. Số lần tưới cũng cần được tăng lên khi cây ra hoa và kết trái.
  • Phân bón: Sau khi bầu bắt đầu leo giàn, lúc này cần bổ sung phân đạm và NPL xung quanh gốc. Bón phân mỗi tuần cho đến khi quả bầu to bằng 2 đốt ngón tay.
  • Vun xới: Để đảm bảo bầu ra nhiều rễ, hút được nhiều dinh dưỡng hơn hãy vun xới đất quanh gốc cây.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Ruồi đục lá, rầy mềm, bọ rùa… là những sâu bệnh quen thuộc gây hại cho cây trồng. Khi phát hiện chúng bám trên lá, thân bầu thì cần phun thuốc ngay cho cây. Ngoài ra cần phun thuốc phòng ngừa virus và nấm cây.
  • Làm giàn: Sau khoảng 1 – 2 tháng trồng cần làm giàn để cho bầu leo lên. Có thể dùng các dây thép mỏng nối với nhau, chiều cao khoảng 2 – 3m, sau đó tiến hành nối ngọn bầu với giàn leo.
  • Bấm ngọn, tỉa cành và lá già: Khi bầu kết trái hãy cắt tỉa cành và các lá già. Sai khi thu hoạch trái thì bấm ngọn, tỉa cảnh để bầu ra trái ở những dây, nhánh khác.

5. Một số kinh nghiệm trong cách trồng bầu cần nắm

5.1 Chọn hạt giống chất lượng

Chất lượng hạt giống đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại năng suất. Bạn nên chọn mua hạt giống ở các nơi uy tín, các công ty ươm giống chất lượng. Hạt giống tốt sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và cho nhiều trái hơn.

5.2 Bón phân phù hợp

Cây bầu rất cần được cung cấp lượng phân hữu cơ như phân bò, phân gà… Ngoài trộn cùng đất trồng, bạn nên bón thúc để cây có thể phát triển tốt hơn. Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, người dân cần cung cấp thêm Lân, Kali, tránh bón Đạm (sẽ làm cây xanh tốt nhưng lại ra ít hoa). 

Cách chăm sóc cây bầu
Cách chăm sóc và bón phân cho giàn bầu đậu nhiều trái

5.3 Cắt tỉa ngọn đúng cách

Khi bầu đạt độ cao khoảng 1.5m, người dân cần tiến hành cắt tỉa ngọn để cây tập trung phát triển nhánh và mầm hoa. Kỹ thuật cắt ngọn như sau:

  • Chỉ cắt ngọn dây chính và giữ lại ngọn các dây phụ.
  • Tỉa bỏ nhánh, lá ở quanh gốc, chỉ giữ lại các nhánh ở trên giàn.
  • Tỉa thưa lá bầu để cây thông thoáng, đồng thời loại bỏ nơi trú ẩn của các loại côn trùng gây hại, ngoài ra còn giúp mầm hoa ở kẻ lá có không gian phát triển.

5.4 Đảm bảo lượng nước tưới phù hợp

Bầu mặc dù là loại cây ưa ẩm, cần nhiều nước để phát triển, tuy nhiên, ở giai đoạn bầu ra hoa cần hạn chế tưới trong vòng 2 – 3 ngày. Việc siết nước trong giai đoạn này sẽ kích thích cây chuyển sang giai đoạn sinh sản và cho ra nhiều hoa hơn. Tuy nhiên nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này, siết nước vào thời điểm thích hợp, khi độ ẩm không khí cao để kích thích cây ra hoa cái.

5.5 Thụ phấn cho cây

Hoa bầu nở vào ban đêm và thường chỉ kéo dài tới sáng là tàn. Thời điểm này rất ít côn trùng đến thụ phấn tự nhiên cho hoa. Vì vậy bạn cần hỗ trợ thụ phấn cho bầu bằng cách chọn những bông hoa đực to, đủ cánh, không sâu bệnh. Kế đến tiến hành như sau, bỏ hết cánh và đài hoa, để lộ ra phần nhị. Đưa phần nhị của hoa đực sát vào phần nhụy của hoa cái, gõ nhẹ vào cuốn hoa để hạt phấn rơi ra, dính vào nhụy của hoa cái. Quá trình thụ phấn như vậy là hoàn tất.

6. Thu hoạch

Sau chuỗi ngày chăm bẵm thì cũng đến với giai đoạn mong chờ nhất của những người làm vườn đó chính là thu hoạch. Đối với bầu, thời gian thu hoạch sẽ vào khoảng 70 ngày sau khi trồng. Những trái bầu với độ dài từ 15 – 50cm tùy giống.

Lưu ý là bạn nên thu hoạch bầu ở thời điểm quả đạt kích thước vừa đủ. Không nên cố kéo dài thời gian thu hoạch vì bầu để già sẽ mất đi chất dinh dưỡng, ruột bầu cứng, xơ sẽ ăn không còn ngon, thậm chí là rất khó ăn.

Bầu được thu hoạch sau 70 ngày trồng
Bầu được thu hoạch sau 70 ngày trồng

>>>Đọc thêm:

Trên đây Vua Nệm vừa hướng dẫn đến bạn cách trồng bầu chuẩn khoa học, đảm bảo cho cây phát triển tốt và mang lại năng suất cao. Hãy áp dụng ngay nếu như bạn đang trồng loại cây này nhé. Theo dõi Vua Nệm để đón đọc thêm những bài viết bổ ích khác.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng