Chuyện quanh ta

Các loại nhựa an toàn được sử dụng để đựng thực phẩm mà người tiêu dùng cần biết

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Nhựa là vật liệu phổ biến, được sử dụng để chế tạo nhiều loại đồ dùng, vật dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải loại nhựa nào cũng tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Vua Nệm xin giới thiệu các loại nhựa an toàn cũng như cách phân biệt nhựa tốt và nhựa xấu. Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

nhựa an toàn
Các loại nhựa an toàn và cách phân biệt nhựa tốt và nhựa xấu

1. Các loại nhựa an toàn cho sức khỏe 

Dưới đây là một số loại nhựa an toàn, có thể sử dụng để đựng các loại thực phẩm hoặc các hàng hóa nhạy cảm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

1.1 Nhựa PETE (hay còn gọi là nhựa PET)

Nhựa PETE (hay còn gọi là nhựa PET) có tên hóa học đầy đủ là Polyethylene Terephthalate. Theo nhận định của các chuyên gia, đây là loại nhựa không nên tái sử dụng. Nhựa PETE có đặc trưng độc và trơ ở nhiệt đồ bình thường. Tuy nhiên, PETE cũng là loại nhựa dễ dàng bị thay đổi tính chất với tác động của nhiệt độ. 

Nhựa PETE được đánh giá là một trong số ít các loại nhựa an toàn cho sức khỏe, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thực phẩm như: bình dầu ăn, chai nước suối, các gói gia vị, các hộp bánh kẹo…

 nhựa PETE
Loại nhựa an toàn – nhựa PETE

Mặc dù có độ an toàn cao, các vật dụng làm bằng nhựa PETE rất khó để làm sạch hoặc khử mùi. Loại nhựa này cũng dễ bị biến đổi tính chất hoặc hình dạng. Do đó, nhựa PETE được khuyến cáo chỉ nên sử dụng một lần để tránh dư lượng BPA tồn đọng.

Một số bà nội trợ thường mắc sai lầm khi sử dụng loại nhựa này trong quá trình nấu ăn như: tái sử dụng chai lọ, dùng cho thực phẩm hoặc thức uống nóng, để các vật dụng bằng nhựa PETE ở khu vực có nhiệt độ cao… Các cách sử dụng sai lầm này sẽ gây hại đến sức khỏe, dẫn đến các căn bệnh mãn tính như: gan, phổi, ung thư…

1.2 Nhựa HDPE (hay còn gọi là HDP)

Nhựa HDPE (hay còn gọi là HDP) có tên hóa học đầy đủ là High Density Polyethylene, được đánh giá là loại nhựa an toàn bậc nhất cho sức khỏe người tiêu dùng.

Chính vì tính năng đó, nhựa HDPE được sử dụng để chứa, đựng các sản phẩm nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và sức khỏe của con người, như: các loại chai lọ đựng thuốc, bình sữa cho em bé, trẻ sơ sinh, hay các chai lọ đựng mỹ phẩm…

loại nhựa an toàn HDPE
Các loại nhựa an toàn sẽ bao gồm HDPE (hay còn gọi là HDP)

Loại nhựa này rất phổ biến và sử dụng rộng rãi trên thị trường nhờ vào các ưu điểm vượt trội sau:

  • Có độ bền lâu dài theo năm tháng cùng khả năng chịu lực tốt. Trong các tình huống va đập, nhựa HDPE ít bị trầy xước hay thay đổi hình dạng.
  • Có khả năng chịu nhiệt cao và không bị biến dạng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ. Có thể chịu được nhiệt độ lên đến 120 độ C trong khoảng thời gian ngắn. Với thời gian dài hơn, nhựa HDPE có khả năng chịu nhiệt độ cao ở mức 110 độ C.
  • Nhựa HDPE có đặc tính trơ trong khái niệm hóa học. Điều này có nghĩa là nhựa không bị tác động bởi môi trường cũng như không sản sinh ra độc tính khi yếu tố ngoại cảnh tác động.

1.3 Nhựa LDPE 

Nhựa LDPE có tên đầy đủ là nhựa Low Density Polyethylene. Là sự kết hợp của hai loại nhựa trên, LDPE thực chất là nhựa PE, sở hữu các đặc điểm gần giống với nhựa HDPE. Tuy nhiên, LDPE có chất lượng kém hơn hai loại nhựa kể trên vì có mật độ hạt nhựa thấp.

Nhựa LDPE
Nhựa LDPE là một trong các loại nhựa an toàn cho sức khỏe người dùng

Nhựa LDPE thường được dùng để sản xuất các loại bịch nilon, túi xốp, các loại hộp nhựa dùng một lần (không tái chế), hoặc các loại giấy bọc thực phẩm… Mặc dù các đặc tính của nhựa LDPE kém hơn, nó vẫn được đánh giá là chất liệu nhựa an toàn cho sức khỏe của người dùng. 

Là loại nhựa trơ và không có khả năng tái chế, nhựa LDPE chỉ phù hợp cho các sản phẩm dùng một lần.

1.4 Nhựa PP 

Nhựa PP hay còn được gọi là nhựa Polypropylene, trong số các loại nhựa an toàn được đánh giá thân thiện với môi trường. Vì có đặc tính an toàn cao, nhựa PP thường được sử dụng để chế tạo các loại chai, lọ, hộp đựng thực phẩm hoặc thuốc uống như: bình nước, ống hút, bình đựng các loại gia vị, lọ thuốc…

Có khả năng chịu nhiệt cao, nhựa PP có thể chịu nhiệt lên đến mức 130 độ C và đương nhiên có thể sử dụng trong lò vi sóng với sự kiểm soát tuyệt đối. Nếu tác động lên nhựa PP ở nhiệt độ cao hơn quy định, người dùng có thể bị nhiễm các độc tố mà nhựa tiết ra.

nhựa PP
Các loại nhựa an toàn bao gồm cả nhựa PP

Nhờ vào khả năng chịu nhiệt tuyệt vời, nhựa PP thường được tái chế thành các vật dụng có ích trong cuộc sống như: kệ, tủ, ghế, thùng rác hay chổi…

Với các đặc tính tuyệt vời kể trên, nhựa PP được các chuyên gia khuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là để chứa đựng thuốc hoặc các loại thức ăn.

2. Các loại nhựa không tốt cho sức khỏe

Bên cạnh các loại nhựa an toàn, hiện vẫn còn một số loại nhựa có đặc tính gây hại, không tốt cho sức khỏe người dùng. Cùng Vua Nệm tìm hiểu nhé!

2.1 Nhựa V (hay còn gọi là nhựa PVC) 

Là loại nhựa có chứa một số chất độc hại như: DEHA, Phthalat…, nhựa PVC có độ uốn dẻo cao, vì thế nên cũng dễ dàng nóng chảy khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Các chất độc hại trong nhựa PVC có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng một cách nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị rằng nhựa PVC không nên sử dụng trong các bước nấu ăn cũng như là đồ dụng chứa các loại thực phẩm.

Nhựa V
Nhựa V (hay còn gọi là nhựa PVC) – loại nhựa không an toàn

Hiện nay trên thế giới, nhiều nhà máy đã hạn chế sản xuất loại nhựa này. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn rất nhiều mặt hàng đồ chơi cho trẻ nhỏ được làm bằng nguyên liệu nhựa PVC. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên lưu ý khi lựa chọn và mua sắm đồ chơi cho bé nhà mình.

Nhựa PVC hiện được sử dụng để sản xuất các đồ dùng như: ống nước, áo mưa, và một số dụng cụ y tế…

2.2 Nhựa PS 

Nhựa PS có tên đầy đủ là nhựa Polystyrene. Đây là loại nhựa nhẹ và rẻ, thường được sử dụng để làm các vật dụng như: hộp xốp, dĩa, ly, muỗng… dùng một lần.

Với đặc tính tiết ra chất độc hại ở nhiệt độ cao và khi môi trường bên ngoài có chất chua, nhựa PS không được sử dụng để trữ thức ăn trong thời gian dài. Ngoài ra, các bà nội trợ cũng nên lưu ý không dùng các loại hộp làm bằng nhựa PS để dựng thức ăn còn nóng, hoặc có chứa acid hay kiềm… vì sẽ gây độc hại cho sức khỏe.

Nhựa PS
Nhựa PS không an toàn cho người dùng

Loại nhựa này hiện bị hạn chế sử dụng vì không thể tái chế và có tác động tiêu cực đến môi trường.

2.3 Nhựa PC 

Có chứa BPA – một chất độc hại phổ biến nhất trong nguyên liệu nhựa, nhựa PC là loại nhựa không an toàn cho sức khỏe. Đây là loại nhựa không thể tái chế cũng như không thể chịu được nhiệt độ cao.

Hiện nay, nhựa PC thường được dùng trong sản xuất các loại thùng mút, thùng xốp, hoặc các loại vật dụng đựng đồ cơ bản khác.

Nhựa PC
Nhựa PC – là loại nhựa không an toàn

Trên đây là 7 loại nhựa phổ biến, được sử dụng để chế tạo các vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Giờ đây, bạn đã biết loại nhựa nào tốt và loại nào có hại cho sức khỏe rồi phải không? Hãy áp dụng các kiến thức này trong việc lựa chọn vật dụng nhựa, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên