Bọc nệm là một trong những bộ phận quan trọng của một chiếc nệm. Sản phẩm được thiết kế với kích thước tương xứng với nệm như bọc nệm 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m. Để hiểu rõ hơn về bọc nệm cũng như những đặc điểm, tác dụng của chúng, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của Vua Nệm.
Nội Dung Chính
1. Bọc nệm là gì?
Bọc nệm còn được gọi là áo nệm, vỏ bọc nệm, đây là lớp vải ở ngoài cùng bao bọc lấy nệm để bảo vệ nệm một cách tốt nhất. Bọc nệm thường được thiết kế có khóa kéo tiện lợi, có thể tháo ra để vệ sinh một cách dễ dàng.
Thông thường, bọc nệm bông ép, nệm cao su tự nhiên, nệm foam thường có thể tháo rời. Tuy nhiên, bọc nệm lò xo lại thường được may cố định nên không thể tháo ra dễ dàng.
Các loại bọc nệm 1m, m2 1m4 1m6 1m8 2m được thiết kế phù hợp với các loại nệm có kích thước tương xứng là 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m. Bọc nệm có những tác dụng to lớn dưới đây:
- Tăng thêm sự thoải mái: Bọc nệm giúp người nằm không phải tiếp xúc trực tiếp với chất liệu nệm bên trong, mang lại cảm giác mềm mại, êm ái khi sử dụng. Bên cạnh đó, bọc nệm cũng mang lại sự thông thoáng cho người nằm, hạn chế tình trạng nóng nực, khó chịu khi nằm nệm vào mùa hè.
- Bọc nệm bảo vệ nệm hiệu quả: Bọc nệm giúp cho bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi và các vết bẩn khác không tiếp xúc trực tiếp với lõi nệm bên trong, do đó giúp cho lõi nệm được bảo vệ tốt nhất. Bọc nệm cũng giúp hạn chế tình trạng hao mòn cho lõi nệm, tránh tình trạng lõi nệm bị sờn rách.
- Bọc nệm làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho nệm và không gian phòng ngủ. Bọc nệm có nhiều màu sắc, họa tiết khác nhau, được thiết kế đẹp mắt, giúp cho phòng ngủ thêm đẹp hơn.
2. Bọc nệm được làm từ những chất liệu nào?
Hiện nay, bọc nệm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mỗi chất liệu sẽ có những đặc điểm riêng, do đó bạn cần nắm vững điều này để mua được bọc nệm ưng ý nhất. Dưới đây là một số chất liệu bọc nệm phổ biến nhất hiện nay.
2.1. Vải bọc nệm Tencel
Vải tencel được làm từ bột gỗ như khuynh diệp, bạch đàn. Loại vải này có ưu điểm là an toàn với cư thể, mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Vải tencel mềm mại và thấm hút tốt, mang lại cảm giác dễ chịu, không gây nóng bức. Một số mẫu nệm có sử dụng vải bọc nệm tencel có thể kể đến như: nệm Hanvico, Dunlopillo…
2.2. Bọc nệm Jacquard
Bọc nệm Jacquard có những hoa văn đẹp mắt và độc đáo, chúng được thêu trên bề mặt của bọc nệm. Đặc điểm của vải bọc nệm này là dày dặn, bền bỉ, mang lại tính thẩm mỹ cao.
2.3. Bọc nệm vải lụa
Vải lụa là loại vải cao cấp và được nhiều người ưa chuộng. Trước đây, vải lụa thường được các gia đình giàu có, quý tộc sử dụng để làm trang phục, làm nổi bật lên nét sang trọng, quyền quý của bản thân. Bọc nệm vải lụa có ưu điểm là mềm mịn, êm ái ngay từ lần chậm đầu tiên.
Bọc nệm làm bằng vải lụa mềm mại nên thân thiện với làn da. Bên cạnh đó, vải giặt rất nhanh khô nên tiện lợi cho việc vệ sinh nệm định kỳ. Bọc nệm vải lụa có nhiều ưu điểm nổi trội nên đồng nghĩa với việc giá thành của chúng cũng cao hơn so với nhiều loại bọc nệm khác.
2.4. Bọc nệm vải Gấm
Bọc nệm bằng gấm là mẫu nệm cao cấp, phù hợp với điều kiện thời tiết se lạnh. Bọc nệm gấm mang lại cảm giác ấm áp khi ngủ. Do được làm từ chất liệu thực vật nên vải gấm tốt cho sức khỏe, không gây kích ứng. Bọc nệm vải gấm còn có những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt, mang lại sự sang trọng cho phòng ngủ.
2.5. Bọc nệm làm từ vải polyester
Chất liệu này cũng rất phổ biến đối với các loại bọc nệm trên thị trường hiện nay. Bọc nệm polyester có giá thành vừa phải, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người.
Ưu điểm của bọc nệm polyester là giặt máy thoải mái, có độ dẻo dai và bền chắc, không bị co rút, chùng nhão nên có thể giúp làm tăng độ bền chắc của nệm. Vải thoát khí tốt, chịu nhiệt tốt và nhanh khô hơn so với nhiều chất liệu bọc nệm khác.
2.6. Bọc nệm chần bông
Bọc nệm chần bông mang lại cảm giác dày dặn, ấm áp cho người dùng, thích hợp với thời tiết se lạnh. Bạn có thể lựa chọn một trong số các loại bọc nệm chần bông dưới đây như: hần bông dày, chần bông mỏng hoặc nhỏ tùy theo sở thích, nhu cầu của mình.
2.7. Bọc nệm làm từ cải dệt kim Knit
Vải Knit có đặc điểm là mềm mại, êm ái, có độ thoáng khí cao nên không gây nóng bức khi sử dụng. Bọc nệm vải dệt kim thích hợp hơn với nệm foam hoặc nệm memory foam. Bọc nệm Knit có giá thành rẻ nên được nhiều khách hàng ưa chuộng.
2.8. Vải Coolmax
Vải coolmax thực chất cũng là vải polyester với một số ưu điểm như: thoát khí tốt, chống ẩm hiệu quả, do đó mang lại cảm giác mát mẻ khi sử dụng. Vải coolmax rất dễ cháy nên bạn cần lưu ý khi sử dụng, tránh làm hỏng bọc nệm, gây mất thẩm mỹ.
2.9. Bọc nệm làm từ vải Outlast
Vải Outlast có được phát triển bởi NASA với đặc trưng nổi bật là khả năng hấp thu và giải phóng nhiệt rất tốt, do đó mang lại sự mát mẻ và thoải mái cho người dùng. Bạn có thể tìm thấy loại vải bọc nệm này từ một số mẫu nệm Dunlopillo.
2.10. Bọc nệm vải Cotton
Vải cotton được sử dụng phổ biến để làm bọc nệm. Ưu điểm của loại vải này là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, độ thông thoáng cao. Bọc nệm cotton 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m dễ dàng tháo ra để vệ sinh, giặt giũ. Một số thương hiệu nệm có sử dụng vải bọc nệm cotton phù hợp có thể kể đến như: Hanvico, Dreamland, Kate…
2.11. Bọc nệm vải TC
Vải TC là vải tổng hợp, được làm từ hai thành phần chính là cotton và polyester với tỉ lệ lần lượt là 65 và 35. Đặc điểm nổi bật của vải TC là khả năng thấm hút tốt, kháng khuẩn, mềm mại. Vải TC có độ bền cao, giúp kéo dài tuổi thọ nệm. Vải TC có giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều khách hàng khác nhau.
3. Lưu ý khi lựa chọn bọc nệm 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m
Trước khi quyết định sẽ lựa chọn loại bọc nệm nào trong số các loại 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m thì bạn cần cân nhắc thật cẩn thận, đồng thời lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Chọn loại vải bọc nệm phù hợp với nhu cầu, sở thích của bản thân.
- Nên chọn những loại vải thân thiện với da, dễ dàng vệ sinh, mang lại sự thoải mái nhất khi sử dụng
4. Hướng dẫn cách chọn bọc nệm siêu chuẩn
Để chọn vỏ bọc nệm vừa vặn với sản phẩm nệm của gia đình, bạn hãy bỏ túi các mẹo chọn nệm cực hay dưới đây:
4.1. Xác định kích thước nệm chuẩn xác
Kích thước của áo bọc nệm được quyết định bởi size nệm mà gia đình bạn đang sử dụng. Vì thế, việc đầu tiên là bạn cần xác định chính xác kích thước của nệm bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao (độ dày của nệm). Lưu ý là phần áo nệm cần phủ toàn bộ bề mặt nệm nên bạn cần linh động tăng kích thước áo nệm lên khoảng 2 – 3cm.
4.2. Chọn chất liệu áo nệm phù hợp
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại chất liệu để làm vỏ bọc nệm với những tính chất và ưu điểm riêng. Do đó bạn cần xác định chính xác nhu cầu sử dụng để dừa ra lựa chọn phù hợp. Cùng điểm qua vài gợi ý như:
- Cotton: Độ thoáng mát cao, thấm hút mồ hôi tốt, chống cháy tự nhiên, an toàn với làn da, không gây kích ứng.
- Polyester: Giá thành rẻ, độ đàn hồi tốt, tuổi thọ cao với độ bền màu cực tốt theo thời gian, làm sạch dễ dàng bằng giặt máy hoặc sấy khô ở nhiệt độ cao mà không hề bị biến dạng.
- Gấm: Chất liệu an toàn, không gây kích ứng, mềm mại, thoáng khí, khả năng thấm hút tốt, họa tiết độc đáo, sang trọng, hạn chế vi khuẩn.
- Coolmax: Chất liệu có trọng lượng nhẹ, mềm mại, khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, không bị phai màu, chống co rút tốt, không bị nhăn, dễ làm sạch, độ bền cao.
4.3. Độ dày của vỏ nệm
Độ dày của vỏ nệm sẽ xác định được mức độ bảo vệ nệm. Vậy nên cho dù nệm của bạn có cứng cáp đến đâu thì bạn cũng cần trang bị thêm một tấm bảo vệ nệm để gia tăng tuổi thọ của sản phẩm.
Được biết trọng lượng riêng và độ dày của nệm sẽ được tính bằng đơn vị gam trên mét vuông. Thông qua đó, bạn có thể đánh giá được chất lượng và mật độ sợi vải. Tấm bảo vệ nệm có chỉ số GSM cao thể hiện cho bề mặt vải chắc chắn, chất lượng và ngược lại. Vì thế bạn cần quan tâm tới chỉ số này khi lựa chọn tấm bảo vệ nệm nhé!
4.4. Chọn tấm bảo vệ nệm của thương hiệu uy tín
Lẽ đương nhiên, một thương hiệu có tên tuổi trên thị trường sẽ cung cấp cho khách hàng những mẫu sản phẩm chất lượng. Lời khuyên là thay vì tốn tiền bạc vào những mẫu tấm lót bảo vệ nệm không rõ nguồn gốc xuất xứ, bạn hãy đầu tư một sản phẩm chất lượng, độ bền cao nhé!
5. Những mẫu bọc nệm 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m được ưa chuộng hiện nay
Tham khảo những mẫu bọc nệm được ưa chuộng nhất hiện nay tại Vua Nệm để chọn được những mẫu bọc nệm phù hợp dưới đây.
5.1. Tấm bảo vệ nệm Doona Bamboo chống thấm
Tấm bảo vệ nệm Doona Bamboo được làm từ sợi vải tre và polyester với nững ưu điểm nổi bật như: mềm mại, êm ái và dễ dàng vệ sinh. Tấm bảo vệ nệm có khả năng chống thấm nước hiệu quả, bảo vệ lõi nệm khỏi nước và các loại đồ uống khác. Bên cạnh đó, tấm bảo vệ nệm cũng có khả năng chống bụi, khử mùi, kháng khuẩn, chống nấm mốc…
5.2. Bảo vệ nệm Microfiber Doona
Tấm bảo vệ nệm Doona Microfiber được làm từ chất liệu 100% microfiber với khả năng kháng khuẩn cực kỳ tốt. Bên cạnh đó, chất liệu này còn có ưu điểm là bền bỉ, không bị bay màu theo thời gian. Thiết kế chần polyester giúp việc giặt đồ dễ dàng hơn, không bị vón cục.
5.3. Bảo vệ nệm lụa phi Doona
Tấm bảo vệ nệm lụa phi Doona được làm hoàn toàn từ vải polyester cao cấp, được gọi là phi lụa. Ưu điểm của vải phi lụa là bền bỉ, chịu nhiệt tốt, giặt và phơi thoải mái, không lo bung chỉ. Lụa phi không bị co rút và chùng nhão nên giữ được vẻ đẹp thẩm mỹ sau một thời gian dài sử dụng.
5.4. Tấm lót bảo vệ Doona
Tấm lót bảo vệ Doona sử dụng 100% chất kiệu polyester cao cấp với độ thoáng khí tốt, mang lại cảm giác êm ái, mát mẻ khi sử dụng. Tấm lót được thiết kế với 4 dây chun ở 4 góc, hạn chế tình trạng xô lệch nệm.
Trên đây là một số thông tin về bọc nệm 1m 1m2 1m4 1m6 1m8 2m. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn bọc nệm, từ đó có những lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.
>> Xem ngay:
- Lợi ích của tấm bảo vệ nệm và những sản phẩm hot nhất trên thị trường
- Hướng dẫn cách giặt tấm bảo vệ nệm kéo dài chuẩn chỉ đúng cách
- So sánh topper nệm và tấm bảo vệ nệm, nên mua sản phẩm nào?