Sức khỏe giấc ngủ

Bí kíp làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm từ chuyên gia

CẬP NHẬT 06/12/2022 | BỞI Hương Lăng

Đối với các chị em phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì việc đối mặt với những cơn bốc hỏa là vô cùng ám ảnh. Những giấc ngủ bất chợt bị “phá đám” bởi những cơn nóng bừng bừng khắp cơ thể một cách vô tội vạ, mồ hôi toát ra như tắm. Tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Vậy bí kíp làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm là gì? Cùng Vua Nệm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về chứng bốc hoả vào ban đêm
Tìm hiểu về chứng bốc hoả vào ban đêm

1. Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là thuật ngữ chỉ việc cơ thể đột nhiên nóng bừng lên, cơn nóng tập trung nhiều nhất ở vùng đầu, mặt, cổ và ngực, thậm chí lan xuống bụng và nóng toàn thân dẫn đến đổ mồ hôi, tuy nhiên sau đó lại lạnh run người. Triệu chứng này xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Theo các bác sĩ, hiện tượng bốc hỏa xảy ra là do cơ thể phản ứng lại sự thiếu hụt nội tiết tố Estrogen.

Bốc hoả là gì
Những cơn bốc hỏa có thể gây khó chịu, “phá đám” giấc ngủ của chị em

Cơn bốc hỏa có dấu hiệu nhận biết rất rõ ràng, bạn sẽ cảm nhận được luồng khí nóng từ phần trên cơ thể bốc lên đến vùng đầu, có thể lan ra toàn thân và kèm với các hiện tượng khác như tim đập nhanh, thân nhiệt tăng như đang sốt, người mệt rũ. Mỗi cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 2 – 7 phút khiến chị em rất mệt mỏi, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Tần suất bị bốc hỏa ở mỗi người là khác nhau. Có người phải đối mặt với triệu chứng này thường xuyên, dồn dập. Có người thỉnh thoảng mới xuất hiện một cơn. Bốc hỏa xảy ra vào ban đêm có thể khiến chị em tỉnh giấc, mất ngủ và khó để ngủ lại.

2. Vì sao bốc hỏa thường đi kèm đổ mồ hôi? 

Như đã trình bày ở trên, bốc hỏa thường dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi đầm đìa. Hiện tượng này được nhiều nghiên cứu lý giải như sau. Vào giai đoạn tiền mãn kinh, hoạt động buồng trứng suy giảm, lượng hormone Estrogen cùng giảm theo gây tác động trực tiếp tới hoạt động vùng dưới đồi não – nơi kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, hormone tình dụng và thân nhiệt.

Những cơn bốc hỏa thường dẫn đến việc đổ mồ hôi
Những cơn bốc hỏa thường dẫn đến việc đổ mồ hôi

Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ và Estrogen khiến vùng dưới đồi này rối loạn, làm cơ thể bị nóng bừng đột ngột. Ngay lập tức, não bộ sẽ báo động cho cơ thể vận hành cơ chế giải phóng nhiệt. Tim sẽ bơm máu nhanh hơn, các mạch máu dưới da giãn ra để lưu thông máu tốt hơn, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh để làm mát cơ thể. Chính vì vậy, hiện tượng đổ mồ là cách mà cơ thể phản ứng lại với hiện tượng bốc hỏa nhằm làm mát cơ thể.

2. Những nguyên nhân dẫn đến chứng bốc hỏa vào ban đêm

2.1 Do rối loạn, suy giảm hormone

Như đã nói ở trên thì đây là nguyên nhân chính dẫn đến chứng bốc hỏa vào ban đêm. Vào giai đoạn tiền mãn kinh, việc suy giảm nội tiết tố và hormone một cách đột ngột khiến nhiều cơ quan bị rối loạn hoạt động và trực tiếp dẫn đến những phản ứng đối với cơ thể, tiêu biểu là chứng bốc hỏa vô tội vạ vào ban đêm.

Nguyên nhân gây bốc hoả vào ban đêm
Việc suy giảm hormone là nguyên nhân chính của chứng bốc hỏa

>>>Đọc thêm: Giải pháp nào cho chứng mất ngủ thời kỳ mãn kinh?

2.2 Do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra

Chứng bốc hỏa có thể xảy đến trong thời gian bạn sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc trị loãng xương, thuốc chống trầm cảm… Nếu gặp phải tình trạng bốc hỏa khi uống thuốc cần phải có kế hoạch ngưng thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh, thay đổi loại thuốc khác.

Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa
Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng bốc hỏa

2.3 Stress, căng thẳng kéo dài

Khi bạn đang trong trạng thái căng thẳng hoặc stress kéo dài vì một vấn đề nào đó cũng có thể dẫn tới những cơn bốc hỏa với những triệu chứng phổ biến như nóng bừng bừng, thân nhiệt tăng, toát mồ hôi, dễ cáu gắt, mệt mỏi…

2.4 Nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì chứng bốc hỏa còn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như thừa cân, béo phì; các bệnh lý như cường tuyến giáp; nhiễm virus; môi trường ngột ngạt; hoặc do sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, ăn đồ cay nóng…

Vì bất kể nguyên nhân gì thì chứng bốc hỏa cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của bạn. Cần sớm có biện pháp khắc phục hoặc giảm thiểu tình trạng này.

3. Cách khắc phục làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm

3.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất, hạn chế các chất kích thích sẽ giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn, từ đó giảm thiểu được chứng bốc hỏa có thể xảy đến với bạn. Theo đó, chế độ ăn uống của bạn nên được thực hiện như sau:

  • Ăn nhiều rau, củ, quả tươi mát
  • Chia thành nhiều bữa bỏ trong ngày, không nên ăn quá no
  • Hạn chế, loại các chất gây kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Tránh xa các loại đồ ăn cay nóng
  • Bổ sung các loại thực phẩm giúp bổ sung hàm lượng Estrogen như tinh chất mầm đậu nành, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh…
Cách khắc phục chứng bốc hoả vào ban đêm
Bổ sung mầm đậu nành để cải thiện lượng Estrogen

3.2 Hít thở sâu giúp làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm

Động tác đơn giản này lại là phương pháp giúp hạ hỏa hữu hiệu. Việc hít thở sâu giúp điều hòa cơ thể, đưa vào trong cơ thể nhiều oxy hơn và như một cách trấn an các cơ quan bình tĩnh trở lại. Điều này sẽ mau chóng giúp chị em giảm cơn nóng và có thể nhanh chóng quay trở lại với giấc ngủ.

Trong trường hợp cơn bốc hỏa xảy đến, bạn hãy tiến hành hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng từ 6 – 8 nhịp/phút. Ngoài ra bạn cũng nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày ngay cả khi cơ thể hoạt động bình thường vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Có thể kết hợp với thiền, yoga… để tăng hiệu quả.

3.3 Lựa chọn không gian sống thoáng mát, thoải mái

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị bốc hỏa vào ban đêm có thể đến từ môi trường sống, phòng ngủ ngột ngạt, hầm bí. Chính vì vậy mà bạn nên dọn phòng sạch sẽ mỗi ngày trước khi đi ngủ, luôn giữ cho không gian được thoáng đáng, sạch sẽ, thơm tho dịu nhẹ. Bật điều hòa ở mức nhiệt vừa phải, hoặc có thể mở cửa sổ để phòng ngủ thoáng mát hơn.

Cách khắc phục chứng bốc hoả vào ban đêm
Phòng ngủ sạch sẽ thoáng mát sẽ làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm

3.4 Mặc trang phục thoáng mát khi ngủ

Không chỉ phòng ốc mà trang phục đi ngủ cũng nên gọn nhẹ, thoải mái. Mặc đồ quá dày, chật chội có thể khiến cơ thể bạn bốc hỏa, làm toát mồ hôi. Vì vậy hãy chọn những bộ quần áo ngủ với chất liệu như lụa, sợi tre, cotton… vừa mát mẻ, vừa không gây cản trở hô hấp.

3.5 Tập thể dục thường xuyên

Tập luyện thể dục là phương pháp giúp bạn kéo dài sức bền, độ dẻo dai của cơ thể, giúp các cơ quan hoạt động tốt và trơn tru hơn. Tùy vào sức khỏe mà bạn có thể chọn cho mình những môn thể thao phù hợp như đi, chạy bộ, aerobic, cầu lông, dưỡng sinh hoặc yoga…Việc tập luyện giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra tốt hơn, thể chất và tinh thần cũng được cải thiện đáng kể từ đó giảm được chứng bốc hỏa vào ban đêm.

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, giảm chứng bốc hỏa
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, giảm chứng bốc hỏa

3.6 “Chăn gối” đều đặn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đảm bảo đời sống tình dục giúp làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm. Chuyện “chăn gối” như ý khiến tinh thần được thoải mái, tránh được sự bí bách. Về tần suất cho chuyện “yêu”, với phụ nữ ở độ tuổi 35 có thể duy trì 2 lần/tuần, phụ nữ từ 45 tuổi là 1 lần/tuần.

Có thể thấy việc làm giảm mồ hôi và chứng bốc hỏa vào ban đêm không quá khó thực hiện. Chỉ cần bạn kiên trì và chịu khó là đã có thể xua tan đi tình trạng đáng ghét này xảy đến với cơ thể. Hãy nhớ các cách khắc phục mà Vua Nệm đã trình bày ở trên bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng