Xỏ khuyên tai từ lâu đã là một sở thích của hầu hết các bạn nữ. Thậm chí, ngày nay cả các bạn nam cũng yêu thích cách làm đẹp và thể hiện cá tính này. Tuy nhiên, khi xỏ khuyên tai bạn cần lưu ý tới vị trí xỏ khuyên. Dưới đây là một số vị trí xỏ khuyên tai đẹp lại đảm bảo an toàn mà bạn có thể tham khảo!
Nội Dung Chính
- 1. Xỏ khuyên tai là gì?
- 2. Các vị trí xỏ khuyên tai đẹp, an toàn nhất
- 2.1. Xỏ lỗ đơn
- 2.2. Xỏ lỗ đúp
- 2.3. Xỏ lỗ ba
- 2.4. Xỏ vành tai
- 2.5. Xỏ vành tai trước
- 2.6. Xỏ phía trong vành tai
- 2.7. Xỏ lỗ dây chuyền
- 2.8. Xỏ lỗ đúp ngược
- 2.9. Vị trí xỏ khuyên tai Daith
- 2.10. Vị trí xỏ khuyên Helix
- 2.11. Xỏ lỗ ngang Scaffold/Industrial
- 2.12. Xỏ vị trí Rook
- 2.13. Xỏ vị trí Tragus – Tragus Piercing
- 2.14. Vị trí Anti-tragus Piercing
- 2.15. Vị trí Conch – Conch Piercing
- 2.16. Vị trí Flat – Flat Piercing
- 2.17. Vị trí Snug – Snug Piercing
- 2.18. Phối hợp nhiều lỗ xỏ
- 3. Hướng dẫn cách chăm sóc tai sau khi xỏ khuyên
- 4. Một số lưu ý khi xỏ khuyên tai
1. Xỏ khuyên tai là gì?
Có thể coi đây là một cách làm đẹp mà từ xưa cho tới nay vẫn luôn được ưa chuộng. Xỏ khuyên tai chính là dùng một cây kim cứng, rỗng bên trong để có thể cho khuyên vào khi thực hiện xỏ khuyên. Quá trình xỏ khuyên diễn ra rất nhanh, đảm bảo tính thẩm mỹ và vết xỏ cũng nhanh lành. Sau khi vết xỏ khuyên lành bạn có thể đeo các loại khuyên tai hay bông tai, hoa tai mà mình yêu thích.
2. Các vị trí xỏ khuyên tai đẹp, an toàn nhất
2.1. Xỏ lỗ đơn
Xỏ lỗ đơn là cách xỏ khuyên tai cơ bản nhất và cũng ít gây đau đớn nhất. Vị trí xỏ lỗ đơn sẽ là phần thịt mềm ngay dái tai. Hầu hết các mẫu khuyên tai trên thị trường hiện nay đều được thiết kế để phù hợp với kiểu xỏ khuyên tai này.
2.2. Xỏ lỗ đúp
Hay còn gọi là “level up” của xỏ lỗ đơn, tức là 1 lỗ đơn và 1 lỗ gần lỗ đơn. Khi xỏ lỗ đúp người ta sẽ thực hiện xỏ 2 lỗ ngay gần nhau và vị trí cũng nằm tại phần thịt dái tai.
2.3. Xỏ lỗ ba
Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ thích xỏ lỗ 3 vì nó khá phá cách và cá tính. Vị trí xỏ khuyên tai lỗ 3 cũng tương tự xỏ lỗ đúp nhưng sẽ có thêm 1 lỗ nữa nằm gần vị trí của lỗ thứ 2. Tùy sở thích của mỗi người mà có thể đeo 3 khuyên tai ở 3 lỗ giống nhau hoặc khác nhau đều được.
2.4. Xỏ vành tai
Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn thích xỏ khuyên ở vành tai. Bất kỳ vị trí nào ở phần vành tai (sát mép ngoài tai) đều có thể xỏ lỗ được. Có khá nhiều mẫu khuyên tai đẹp phù hợp để đeo ở vị trí này.
2.5. Xỏ vành tai trước
Phần vành tai trước cũng là một vị trí xỏ khuyên khá được giới trẻ yêu thích. Vị trí này dễ xỏ, không gây đau đớn nhiều mà vết xỏ cũng rất nhanh lành. Khi đeo khuyên tai cũng rất nổi bật và hút mắt.
2.6. Xỏ phía trong vành tai
Vị trí xỏ khuyên tai tiếp theo là bên trong vành tai. Có khá nhiều người nhầm lẫn vị trí này với vị trí vành tai vì cả 2 khá gần nhau.
2.7. Xỏ lỗ dây chuyền
Với kiểu xỏ lỗ này thì từ vị trí dái tai lên tới sụn vành tay đều được xỏ khuyên. Các lỗ khuyên được xỏ gần nhau để bạn có thể dễ phối các kiểu bông tai tạo thành một phong cách riêng cho mình.
2.8. Xỏ lỗ đúp ngược
Trong tiếng Anh gọi là Transverse Lobe Piercing. Kiểu xỏ khuyên này khá mới. Vị trí xỏ khuyên tai sẽ là phần mềm dưới dái tai, thích hợp đeo những chiếc khuyên tai nhỏ, nhẹ.
2.9. Vị trí xỏ khuyên tai Daith
Có nghĩa là xỏ khuyên ở phần sụn bên trong tai. Phần sụn này khá cứng, nằm gần lỗ tai. Khi đeo khuyên ở vị trí này sẽ tạo nên nét cá tính rất riêng biệt.
2.10. Vị trí xỏ khuyên Helix
Cũng là kiểu xỏ khuyên vành tai nhưng vị trí xỏ khuyên sẽ là ở phần phía cao trên vành tai để có thể mix 2 – 3 loại bông tai khác nhau để tạo điểm nhấn.
2.11. Xỏ lỗ ngang Scaffold/Industrial
Kiểu xỏ khuyên này siêu cá tính và thời thượng. Đây được xem là một kiểu “biến tấu” của xỏ khuyên vành tai. Với vị trí xỏ khuyên này bạn nên đeo các mẫu khuyên dài là thích hợp nhất.
2.12. Xỏ vị trí Rook
Rook chính là phần sụn gập lại nên khá dày và cứng lại nằm ở vị trí hơi khuất. Vì vậy để xỏ khuyên ở vị trí này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao.
2.13. Xỏ vị trí Tragus – Tragus Piercing
Là phận sụn nhỏ của tai lộ ra bên ngoài nên khá dễ xỏ và thích hợp để đeo những chiếc khuyên tai nhỏ xinh, đáng yêu.
2.14. Vị trí Anti-tragus Piercing
Anti-tragus Piercing là phần đối diện với Tragus. Vị trí này cũng rất dễ thấy và dễ xỏ khuyên. Bạn nên đeo các mẫu bông tai nhỏ ở vị trí xỏ khuyên tai này.
2.15. Vị trí Conch – Conch Piercing
Dùng để chỉ vị trí nằm ở trung tâm của vàng tai. Tại vị trí này bạn có thể đeo bất kỳ mẫu khuyên tai to hay nhỏ mà mình muốn.
2.16. Vị trí Flat – Flat Piercing
Flat – Flat Piercing dùng để chỉ phần bằng phẳng nhất trên tai. Xỏ khuyên ở vị trí này khá độc đáo và cho phép bạn có thể dễ dàng kết hợp nhiều mẫu khuyên với nhau.
2.17. Vị trí Snug – Snug Piercing
Snug – Snug Piercing là một trong các vị trí xỏ khuyên tai đặc biệt nhất. Số lượng người xỏ khuyên ở vị trí này không nhiều. Vị trí xỏ khuyên sẽ là phần sụn tựa như nếp gấp đầu tiên của vành tai.
2.18. Phối hợp nhiều lỗ xỏ
Với những ai đam mê xỏ khuyên tai thì có thể xỏ nhiều lỗ để mix các mẫu khuyên tai với nhau nhằm thể hiện cá tính riêng của mình. Tuy nhiên cũng không nên đeo quá nhiều để tránh bị rối mắt.
3. Hướng dẫn cách chăm sóc tai sau khi xỏ khuyên
Để tránh tình trạng vị trí xỏ khuyên tai bị viêm nhiễm, mưng mủ,… bạn cần phải chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc tai sau khi xỏ khuyên:
3.1. Rửa sạch tay trước khi vệ sinh lỗ xỏ khuyên
Đầu tiên bạn hãy rửa tay sạch sẽ và lau tay khô ráo trước khi làm bất kỳ hành động nào với lỗ xỏ, ví dụ như chỉnh khuyên tai, đeo vào hoặc tháo ra khuyên tai, kiểm tra phần da đang lành,… Tuy nhiên không nền dùng nước rửa tay chứa nhiều cồn để tránh kích ứng.
3.2. Vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai và khuyên tai
Sử dụng nước muối biển hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vị trí xỏ khuyên tai cũng như khuyên tai thường xuyên. Với vị trí xỏ khuyên thì chỉ cần dùng bông gòn thấm nước muối lau nhẹ ở mặt trước và mặt sau lỗ xỏ là được.
3.3. Sát khuẩn lỗ xỏ khuyên bằng nước muối, thuốc mỡ hoặc kháng sinh dạng bôi
Muốn sát khuẩn lỗ xỏ khuyên thì bạn có thể lấy tăm bông hoặc bông gòn chấm một chút nước muối, thuốc mỡ hoặc kháng sinh dạng bôi rồi thoa nhẹ lên 2 mặt của lỗ xỏ khuyên. Như vậy vết thương sẽ nhanh lành, giảm đau và không bị viêm nhiễm. Nhưng nếu thấy da ở vị trí này bị khô quá thì bạn nên dừng sử dụng.
3.4. Làm ẩm trước khi dịch chuyển khuyên tai
Nếu muốn dịch chuyển khuyên tai thì nên làm ẩm vị trí đeo khuyên trước. Nếu bạn dịch chuyển khuyên tai khi vị trí đeo khuyên bị khô có thể gây đau đớn, chảy máu.
3.5. Xác định thời gian, dấu hiệu lành của vùng xỏ khuyên
Tùy vị trí xỏ khuyên tai mà thời gian lành sẽ khác nhau. Thời gian có thể là vài tháng hoặc một năm. Dấu hiệu để bạn biết vùng xỏ khuyên đã lành đó là mô ngừng đau, sưng, không tiết dịch và không còn xuất hiện vết đỏ.
4. Một số lưu ý khi xỏ khuyên tai
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một vài vấn đề sau khi xỏ khuyên tai để tránh gây ảnh hưởng tới bản thân:
- Chải và buộc tóc cẩn thận: Để tránh tóc vướng vào khuyên tai gây đau đớn thì bạn nên chải và buộc tóc cẩn thận, nhẹ nhàng, từ từ
- Không để va chạm hay vướng vào vật khác: Bên cạnh đó cũng cố gắng không để lỗ xỏ bị va chạm hay vướng vào đồ vật khác vì như vậy vừa làm bạn đau lại dễ khiến vị trí xỏ khuyên tai bị nhiễm trùng
- Vết thương chưa lành không nên đi bơi, tiếp xúc hóa chất, nước nóng: Lỗ xỏ còn mới sẽ dễ bị tổn thương, vì vậy tuyệt đối bạn không nên đi bởi, tiếp xúc với nước nóng hoặc hóa chất để tránh làm chất độc hại bám vào vết thương
- Giặt áo gối: Đừng quên giặt giũ, vệ sinh áo gối sạch sẽ để tránh lây lan vi khuẩn, bị bẩn vào nơi xỏ khuyên tai
- Gặp bác sĩ: Trường hợp thấy vị trí xỏ khuyên tai nổi màu đỏ hay hồng đậm, chảy máu liên tục, chảy mủ hay dịch sẫm, sau một tuần vẫn đau, sưng thì nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra
>> Xem thêm:
- 11 kiểu khuyên tai nam tai nam thời thượng được ưa chuộng nhất hiện nay
- 11 Kiểu khuyên tai nữ sang trọng, cá tính không nên bỏ lỡ
Trên đây là các vị trí xỏ khuyên tai mà bạn có thể tham khảo. Hãy chọn vị trí xỏ khuyên phù hợp để thỏa sức đeo những mẫu khuyên tai đẹp mà mình yêu thích.