Cây Xuyến Chi tuy chỉ là loài cây dại thường mọc tại các vùng quê nước ta, nhưng những công dụng tuyệt vời mà chúng mang đến cho sức khỏe con người chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy. Để biết thêm về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như các đặc điểm chính của cây Xuyến Chi thì mời bạn cùng tham khảo ngay những thông tin thú vị tại đây của Vua Nệm nhé!
Nội Dung Chính
1. Thông tin chung về Xuyến Chi
Nguồn gốc của Xuyến Chi là gì? Ý nghĩa cũng như đặc điểm phân loại của cây Xuyến Chi ra sao? Cùng xem tại đây:
1.1. Nguồn gốc của Xuyến Chi
Cây Xuyến Chi hay còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như Hoa đơn buốt, cây cúc áo, hoa đơn kim, song nha lông hay quỷ châm thảo,.. có tên khoa học là Bidens Pilosa, thường mọc thành từng bụi, thuộc cây thân thảo và có hoa.
1.2. Ý nghĩa cây Xuyến Chi
Xuyến Chi được xem là biểu tượng của bên nhau mãi mãi. Không chỉ vậy, loài cây này còn thể hiện sự ngây thơ, trong sáng và mỏng manh của người con gái từ vùng nông thôn. Đặc biệt, vì có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt, nên cây Xuyến Chi chính là đại diện của sự bền bỉ và sức sống mạnh mẽ.
1.3. Đặc điểm và phân loại Xuyến Chi
Cây Xuyến Chi mọc thành từng bụi, có chiều cao khoảng 1m, lá đơn và mọc đối xứng với nhau. Lá Xuyến Chi có cuống ngắn hình mác, phần đáy hơi tròn, phần mép có hình răng cưa và có thể có lông thưa.
Hoa Xuyến Chi có từ 3 – 5 cánh, màu trắng, bao quanh là nhị vàng. Phần nhụy hoa sau này sẽ kết hành hạt, đầu hạt thì sẽ có gai.
2. Một số công dụng của Xuyến Chi
Trên thực tế, toàn bộ cây Xuyến Chi trừ rễ ,đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, một số công dụng tuyệt vời mà cây Xuyến Chi mang đến không thể không kể đến như:
2.1. Xuyến Chi có công dụng gì?
Xuyến Chi tính bình (mát), có vị đắng, hơi cay nhẹ, nên có khả năng thanh nhiệt và giải độc cực kỳ tốt. Không chỉ vậy, loại cây này còn nổi tiếng với khả năng sát trùng vết thương, chống viêm khi dùng ngoài da.
Trong Y học cổ truyền, cây Xuyến Chi thường dùng trong các bài thuốc như:
- Nhờ vào khả năng chống viêm mà bạn có thể đắp cây Xuyến Chi trực tiếp lên các vết thương bị côn trùng hay rắn cắt.
- Chữa chứng lỵ, viêm gan do virus hay chứng lỵ hiệu quả.
- Chữa đau răng, chấn thương tụ máu, đau nhức xương khớp hay mẩn ngứa,… rất tốt.
2.2. Những tác dụng dược lý của cây Xuyến Chi
Thành phần flavonoid và polyynes bên trong cây Xuyến Chi có khả năng chống lại một số bệnh ung thư. Đồng thời, chúng còn có hoạt chất chống viêm, để đắp lên các vết thương ngoài hay vết do côn trùng và rắn cắn.
Xuyến Chi là một trong 1200 loại dược liệu được nghiên cứu để điều trị bệnh tiểu đường. Trên thực tế , loài cây này đã được sử dụng như một loại thảo mộc chống tiểu đường ở một số quốc gia của Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á. Nhiều nghiên cứu trên động vật cũng chỉ ra rằng, cây Xuyến Chi có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2.
Ngoài ra, thành phần tinh dầu của Xuyến Chi còn giúp kháng nấm, kháng khuẩn và chống oxy mạnh mẽ.
3. Cách trồng và chăm sóc cho cây Xuyến Chi
Nếu bạn muốn trồng và chăm sóc cây Xuyến Chi tại nhà, thì hãy tham khảo ngay những bước dưới đây nhé!
3.1. Cách trồng cây Xuyến Chi
Khi trồng Xuyến Chi, bạn cần lưu ý đến nhiệt độ, đất trồng cũng như kỹ thuật để trồng cây.
3.1.1. Nhiệt độ thích hợp khi trồng Xuyến Chi
Xuyến Chi sẽ sinh trưởng và phát triển tốt ở nền nhiệt từ 18 – 30 độ C, nơi có đầy đủ ánh sáng và độ ẩm.
3.1.2. Đất trồng và kỹ thuật trồng
Đất trồng: cây Xuyến Chi không quá kén đất trồng. Chỉ cần không phải là đất cát thì cây có thể phát triển tốt.
Kỹ thuật trồng: khi chọn giống, tốt hơn hết là bạn nên chọn những cây trưởng thành thay vì còn non, để giúp tỷ lệ sống cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên những cây chưa ra hoa. Vì khi mới trồng, cây chưa kịp thích ứng với điều kiện môi trường mới, nên nếu có hoa, thì tất cả dinh dưỡng sẽ phải tập trung để nuôi hoa.
3.2. Cách chăm sóc cây Xuyến Chi
Mỗi ngày, bạn nên tưới cho Xuyến Chi ít nhất là 1 lần nước. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra, để tránh cây Xuyến Chi bị ngập úng quá 24 giờ.
Với phân bón, tốt nhất là bạn nên thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho Xuyến Chi bằng 2kg DAP/100m²/tháng. Và cuối cùng, đừng quên dọn sạch cỏ dại gần Xuyến Chi, để giúp cây có đủ không gian sinh trưởng và phát triển nhé.
3.3. Lưu ý khi trồng cây Xuyến Chi
Khi trồng cây Xuyến Chi, bạn nên lưu ý đến đất trồng cũng như thời gian trồng cây. Muốn cây Xuyến Chi có thể sinh trưởng và phát triển tốt, thì bạn nên trồng loại cây này trên đất phù sa.
Đặc biệt, bạn chỉ nên trồng cây vào buổi sáng hoặc lúc trời mát để nâng cao tỷ lệ sống sót của chúng. Ngoài ra, khi trồng, bạn cũng không nên nén đất quá chặt, hoặc để đất quá ẩm để tránh làm cây bị chết.
4. Một số lưu ý khi dùng cây Xuyến Chi
Khi sử dụng cây Xuyến Chi, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên đặc biệt lưu ý những vấn đề quan trọng dưới đây:
4.1. Khi dùng Xuyến Chi bạn nên lưu ý điều gì?
Khi sử dụng Xuyến Chi, tốt nhất là bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Bởi đôi khi, một số loại thảo dược, hay thực phẩm chức năng khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không tốt với loại cây này.
Trong quá trình sử dụng, khi có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào, thì bạn cần dừng ngay và lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Trước khi sử dụng cũng cần rửa sạch để đảm bảo loại bỏ hết bụi đất bám trên cây.
4.2. Mức độ an toàn của Xuyến Chi
Bạn đặc biệt không nên tùy tiện sử dụng cây Xuyến Chi trong thời kỳ mang thai nếu không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người bị dị ứng với cây Xuyến Chi cũng không nên sử dụng loại cây này làm thuốc.
>> Xem thêm:
- Cây Phát Lộc là cây gì? Cây Phát Lộc hợp với mệnh nào?
- Cây Mộc Hương: Khám phá thành phần và những công dụng đặc biệt
Trên cây là nguồn gốc, ý nghĩa cũng như cách trồng cây Xuyến Chi chi tiết. Hy vọng qua bài viết của Vua Nệm, bạn đã biết về những công dụng tuyệt vời của loài cây này đến sức khỏe. Để từ đó, biết cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả và an toàn nhất.