Khoai lang là loại thực phẩm yêu thích của nhiều người, đặc biệt đối với những ai đang trong quá trình giảm cân. Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, tinh bột, vitamin, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Để lựa được khoai lang dẻo, ngon, mời bạn cùng tham khảo ngay cách chọn khoai lang ngon trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
1. Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của khoai lang
1.1 Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Giá trị dinh dưỡng trong 100g khoai lang bao gồm:
- 1.3g chất xơ
- 0.2g lipid
- 0.8g protein
- 28.5g Glucid
Cùng các loại vitamin như A,C, B2,… và chất khoáng gồm có kali, mangan, đồng, niacin,.. giúp tăng cường sức đề kháng và làm đẹp tóc, da.
1.2 Tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe
Khoai lang mang đến rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể với giá thành rất rẻ, có thể ăn hàng ngày. Khoai lang chứa nhiều tinh bột có lợi giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Các loại vitamin có trong thực phẩm giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Một số tác dụng tuyệt vời của khoai lang đối với sức khỏe là:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt
- Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa, phòng ngừa nguy cơ táo bón
- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
- Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng
- Bổ sung vitamin
- Tốt cho mắt
- Giảm stress
- Chăm sóc da và tóc
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
2. Cách chọn khoai lang ngon ngọt cực dễ
2.1 Cách chọn khai lang dựa vào kích thước
Một trong những mẹo chọn khoai lang ngon, dẻo chuẩn nhất là dựa trên kích thước và hình dáng khoai. Bạn nên chọn mua khoai có thân thon, dày ở giữa và nhọn ở 2 đầu. Những củ khoai như vậy sẽ rất dễ chín, giàu dinh dưỡng và mùi vị cũng thơm, dẻo hơn hẳn. Không nên chọn khoai có hình dáng khác vì phần lớn sẽ là khoai thiếu chất dinh dưỡng và có nhiều sâu bệnh bên trong.
2.2 Cách chọn khoai lang dựa vào lớp vỏ
Khi mua khoai, chị em nội chợ nên mua những củ khoai không bị trầy xước, bề mặt vỏ nhẵn thún và màu sắc sáng. Theo kinh nghiệm, khoai càng trơn nhẵn, đẹp mắt thì hàm lượng tinh bột cao, khi luộc hay chế biến theo cách nào cũng đều thơm, dẻo. Nếu lớp vỏ khoai bên ngoài bị rỗ, có vết sâu đục hoặc đốm mốc đen thì tuyệt đối không mua. Khoai như vậy là khoai đã để lâu, không còn tươi.
Bên cạnh đó, lớp vỏ khoai có đốm nâu, đen thì có thể đã biến chất, dễ gây ngộ độc. Có bán rẻ đến đâu cũng không nên mua.
Nếu lớp vỏ khoai chỉ trầy xước nhẹ thì có thể mua nhưng nên ăn càng sớm càng tốt, không nên bảo quản quá lâu.
Nếu mua phải khoai có vết cắt ngang trên bề mặt thì không nên ăn vì khoai rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc thối rữa trong thời gian ngắn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mua khoai tây đã mọc mầm. Với những củ khoai như vậy, củ gần như đã tiêu hao hết dinh dưỡng. Tuy vẫn có thể ăn được nhưng mùi vị và dinh dưỡng không còn nhiều.
2.3 Cách chọn khoai lang dựa vào mùi
Khoai lang tươi ngon có mùi thơm nhẹ, trong khi khoai lang hư sẽ có mùi mốc, thối hoặc khét. Nếu khoai lang có mùi hôi nồng nặc thì rất có thể chúng đã bị côn trùng ăn mòn bên trong, thậm chí là đã thối rửa, phải vứt bỏ cả củ đi. Để bảo quản khoai lang được lâu, bạn nên để khoai lang ở nơi thoáng mát. Hoặc sử dụng một thùng carton có lót lớp giấy báo bên trong để đựng khoai.
2.4 Cách chọn khoai lang dựa vào xúc giác
Bạn cầm củ khoai kang và bóp mạnh, nếu khoai cứng thì nên mua. Ngược lại nếu khoai nhăn nheo, mềm nhũn thì tuyệt đối không mua. Ngoài ra, bạn có thể dùng móng tay bấm 1 tý ở 2 đầu. Nếu thấy có mủ trắng chảy ra thì chứng tỏ khoai tươi, ăn sẽ rất thơm ngon.
2.4 Khoai lang có các vết đen, đốm đen trên bề mặt
Nếu thấy khoai có hình dáng không hoàn thiện, vỏ bị hư, sứt mẻ thì không nên mua. Các củ khoai như vậy sau khi mua về không bảo quản được lâu và dễ hư hỏng.
Nếu bề mặt vỏ khoai trông như bị teo lại, có những lỗ đen, đốm đen thì cũng không nên mua. Những củ khoai này không tươi, thậm chí là bị thối ở bên trong. Không chỉ vậy, vị của chúng cũng không ngon, có thể gây buồn nôn, khó tiêu và các vấn đề về tiêu hóa khác.
Khi mua khoai lang, nhiều người thường có thói quen nhìn củ to, củ nhỏ để chọn. Trên thực tế, khoai lang ngon là những củ có hình dạng thon nhỏ ở 2 đầu và phình ở giữa. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên chọn khoai có kích thước vừa phải.
2.5 Khoai lang đã mọc mầm
Không khó để phát hiện khoai lang mọc mầm. Những vết rỗ mấp mô cũng là dấu hiệu cho thấy khoai lang không còn ăn được. Dù không gây độc hại nhưng khoai tây mọc mầm đã mất đi khá nhiều dinh dưỡng và độ ẩm nhất định khiến cho mùi vị khoai lang không còn ngon nữa.
2.6 Cách chọn khoai lang dựa vào trọng lượng
Khi mua khoai về, bạn nên cân lại khối lượng của khoai. Đây cũng là một cách để đánh giá khoai tươi hay không. Nếu củ khoai có trọng lượng tương đối lớn thì chứng tỏ củ khoai nhiều nước. Khi luộc hay chế biến rất thơm dẻo. Nếu khoai lang tương đối nhẹ nghĩa là khoai không còn tươi, ngon nữa.
3. Cách bảo quản khoai lang tươi
Dưới đây là 2 cách bảo quản khoai lang tươi, giúp thực phẩm có thể duy trì độ tươi lên đến 10-15 ngày mà không mất nước, héo, nhũn hoặc mọc mầm. Cụ thể:
Cách 1: Khoai sau khi mua về, bạn gói lại với giấy báo rồi cất trong thùng carton lớn. Để đảm bảo sự thông thoáng, bạn nên đặt 1 khoảng cách nhất định giữa khoai lang, tránh xếp chồng lên nhau để tránh làm tăng nhiệt độ, khiến khoai lang mọc mầm.
Cách 2: Bạn vùi khoai lang trong một lớp cát khô. Cát sẽ giúp khoai lang giữ được lâu ngoài trời, phương pháp này giúp khoai không bị thối rữa hay mọc mầm ngoài ý muốn. Nên chọn cát khô bạn nhé!
Đây là 2 phương pháp hiệu quả để trữ khoai lang trong điểu kiện bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể bảo quản khoai trong tủ lạnh để sử dụng dần. Tuy vậy, cách bảo quản này thường không giữ được lâu, khoai nhanh chóng mất nước, vỏ nhăn nheo.
4. Cách bảo quản khoai lang đã luộc
Khoai lang luộc là món ăn tốt cho hệ tiêu hóa được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng giảm cân, nhuận trường, cải thiện tim mạch, đường huyết. Đối với khoai luộc không sử dung hết, bạn có thể lên kế hoạch bảo quản khoai luộc với túi zip hoặc hộp đựng. Như vậy, khoai có thể giữ được độ ngon như bạn muốn.
Khoai lang luộc có thể bảo quản từ 2-3 ngày bằng cách gói từng củ khoai vào giấy báo, sau đó, bạn cất khoai vô hộp hoặc túi hút chân không và trữ trong ngăn mát tủ lạnh. Khi cần sử dụng, bạn nên lấy ra ngoài trước khoảng 30 phút hoặc cho vào lò quay vi sóng hoặc hấp lại là được.
Khoai lang luộc có thể bảo quản từ 1-2 tháng bằng cách luộc và lột sạch vỏ khoai. Sau đó, cắt thành từng miếng nhỏ gọn và cho vào túi zip. Tiếp đến, bạn bỏ phần khoai này vào túi, hút chân không rồi trữ trong ngăn đá tủ lạnh. Khoai tây nên cắt thành các phần vừa ăn để tiện lấy ra sử dụng khi cần.
XEM THÊM:
- Mách bạn cách chọn ghẹ ngon, tươi trúng 100%
- Hướng dẫn chị em nội trợ cách chọn dưa lưới ngon, ngọt, nhiều nước
- Mách mẹ cách chọn dưa hấu ngon, không bở
Trên đây là những chia sẻ hữu ích liên quan đến cách chọn khoai lang cũng như cách bảo quản. Chúc chị em áp dụng thành công và có được những bữa ăn ngon miệng từ khoai lang nhé!