Tuổi mầm non là lứa tuổi bé đang cần học hỏi, tìm tòi và khám phá những cái mới về cuộc sống xung quanh. Với các trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ giúp bé vừa chơi vừa học, phát triển dược tư duy một cách toàn diện. Ở bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Top 8 trò chơi đang được nhiều phụ huynh quan tâm và lựa chọn nhiều nhất hiện nay nhé!
Nội Dung Chính
1. Những lợi ích của trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non
Trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non là các hoạt động giải trí giúp trẻ hình thành tư duy, phát triển trí não và khả năng sáng tạo.
Với các trò chơi này sẽ giúp bé phát huy tối đa trí tưởng tượng của bản thân. Đây cũng là một cách giáo dục sớm cho trẻ, nếu bố mẹ và nhà trường tạo ra nhiều các trò chơi bổ ích sẽ giúp bé học tập và tư duy tốt hơn rất nhiều. Thông qua các trò chơi bé sẽ rèn luyện và học hỏi được nhiều điều như:
1.1. Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề
Khả năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề là những kỹ năng rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Khi chơi các trò chơi sáng tạo, bé sẽ được hóa thân vào những tình huống đời thường và bắt buộc bé phải lựa chọn để tìm ra cách giải quyết hợp lý để giành chiến thắng. Việc này sẽ dần hình thành các kỹ năng để trẻ có thể phân tích, sắp xếp và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
1.2. Rèn luyện khả năng ghi nhớ
Có một số trò chơi sáng tạo bắt buộc bé cần phải nhìn nhanh, nhớ nhanh để tìm được đáp án đúng. Những kỹ năng ghi nhớ này sẽ rất có ích cho quá trình học tập của bé sau này.
Ngoài ra, thông qua các trò chơi, bé sẽ có khả năng ghi nhớ nhanh, tiếp nhận thêm được nhiều thông tin hơn. Điều này rất có ích trong cuộc sống, giúp bé có thể phân biệt và nhận biết được những người, những sự việc đã từng tiếp xúc qua.
Xem thêm: 7+ mẫu đồ chơi bé gái được ưa chuộng nhất hiện nay
1.3. Kích thích sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong tư duy
Các trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non thường được thiết kế với các hình thù, màu sắc đa dạng, kích thích sự linh hoạt và nhạy bén trong tư duy của bé.
Ví dụ: Khi chơi các trò chơi tưởng tượng hình khối, ba mẹ sẽ thử thách con nhắm mắt và tưởng tượng ra một hình nào đó rồi vẽ lại trên giấy. Nếu kết quả bé vẽ ra càng giống như với tưởng tượng tức là bé có khả năng quan sát và tập trung cao.
Bạn đã biết: Tổng hợp 12 trò chơi thông minh cho bé thú vị nhất
1.4. Rèn luyện các kỹ năng tương tác xã hội
Thông qua các trò chơi, trẻ sẽ trở nên gần gũi hơn, giao tiếp cởi mở hơn cùng với mọi người xung quanh. Các trò chơi còn giúp bé có thể tự tin hơn, thể hiện khả năng của bản thân qua những lần thách đấu, giải mã trò chơi. Điều này giúp bé dễ dàng hòa đồng cùng mọi người khi ở một môi trường mới.
1.5. Phát triển khả năng ngôn ngữ.
Hoạt động vui chơi cùng các trò chơi sáng tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhất là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. Các tình huống đặt ra của trò chơi đòi hỏi trẻ tham gia phải có một trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất định để có thể diễn đạt được nguyện vọng và ý kiến của mình.
Để có thể tiếp tục cuộc chơi, bắt buộc trẻ phải nói được rõ ràng, rành mạch, nhờ đó khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển một cách nhanh chóng.
1.6. Phát triển đời sống tình cảm
Qua từng trò chơi các bé sẽ được hòa mình và trải nghiệm trong nhiều hoàn cảnh chơi khác nhau. Điều này giúp bé cảm nhận được những tình cảm của con người với những sắc thái khác nhau, giúp cho đời sống tình cảm của bé ngày càng sâu sắc và phong phú hơn.
Đọc thêm: Top 7 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non thú vị và bổ ích
2. Top 8 trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non được yêu thích nhất hiện nay
Trò chơi sáng tạo là các trò chơi đòi hỏi sự tư duy logic cao, buộc người chơi phải không ngừng suy nghĩ, kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của bé. Dưới đây là top 8 trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non mà cô giáo hoặc ba mẹ có thể tham khảo để cùng chơi với các bé yêu của mình.
2.1. Trò chơi xếp hình
Trò chơi xếp hình là một trong những trò chơi sáng tạo rất thú vị. Đầu tiên, ba mẹ sẽ cần cho bé quan sát và ghi nhớ hình mẫu. Sau đó các bé sẽ tiến hành sắp xếp lại thứ tự các mảnh ghép đã bị đảo lộn trật tự sao cho đúng với hình mẫu ban đầu.
Mức độ trò chơi sẽ được tăng dần dựa vào chi tiết của ảnh mẫu và số lượng mảnh ghép của từng ảnh.
2.2. Trò chơi tìm kiếm điểm giống nhau và khác nhau
Ba mẹ có thể chuẩn bị hai bức tranh có một vài điểm khác nhau, đặt cạnh nhau để cho bé dễ dàng quan sát và tìm kiếm được những điểm giống và khác nhau giữa hai bức tranh đó.
2.3. Trò chơi nhập vai, chơi giả vờ
Cô giáo hoặc ba mẹ cần chuẩn bị cho các con các dụng cụ, trang phục để con có thể hóa trang thành các nhân vật khác nhau như nhân vật trong truyện cổ tích, truyện tranh hay các ngành nghề thường ngày như bác sĩ, giáo viên, công an… Cô giáo hoặc bố mẹ hãy phân vai cho mỗi bé thành những nhân vật khác nhau tạo nên các tình huống và để bé thể hiện theo sự hướng dẫn.
Những trò chơi đóng giả này sẽ giúp con có thể hiểu được những tình huống thường ngày, giúp rèn luyện khả năng tư duy và tính sáng tạo hiệu quả.
2.4. Trò chơi tô màu
Đây là trò chơi được các bé vô cùng yêu thích. Với trò chơi này các bé vừa được học, vừa được vui chơi với các màu sắc lại còn có thể dễ dàng nhận biết con số, chữ cái một cách sâu sắc hơn.
Với trò chơi này bố mẹ cần chuẩn bị cho con các loại bút màu, tranh chữ hoặc số. Khi bố mẹ đọc tên một chữ cái, con sẽ tự tìm ra chữ cái đó và tô màu thật đẹp.
Những trò chơi về màu sắc sẽ giúp bé tiếp thu được nhanh hơn và có thêm nhiều tư duy, sáng tạo thú vị hơn.
2.5. Trò chơi nghe tìm
Với trò chơi này, cô giáo có thể chia các con thành các nhóm nhỏ cùng chơi với nhau. Khi cô đọc tên chữ cái thì các bé sẽ nhanh chóng tìm các chữ cái cô đọc. Bạn nào tìm được nhiều chữ cái nhất sẽ là người chiến thắng.
2.6. Trò chơi đoán đồ vật
Trò chơi này được chơi khá đơn giản. Bố mẹ có thể chơi với con bằng cách miêu tả hình dáng, công dụng, màu sắc của một đồ vật sau đó đố bé biết đó là đồ vật gì. Nếu bé chưa đoán ra thì ba mẹ hãy thêm một vài gợi ý nhỏ để con có thể dễ dàng liên tưởng để tìm được câu trả lời chính xác nhất nhé!
2.7. Trò chơi đếm số
Ba mẹ hướng dẫn con chơi trò chơi đếm số bằng cách cho bé tập đếm trước các vật dụng đơn giản như viên kẹo, đồ chơi, ngón tay… Sau đó bố mẹ sẽ tăng dần số lượng và cấp độ khó hơn để não bộ của bé sẽ tăng cường khả năng ghi nhớ và ngày càng phát triển hơn.
2.8. Trò chơi bắt chước tạo dáng
Với trò chơi này, cô giáo hoặc ba mẹ sẽ yêu cầu các bé tạo dáng theo một dáng vẻ đặc trưng của một con vật nào đó. Trước tiên, cô hoặc bố mẹ có thể hướng dẫn bé tạo một số dáng đơn giản như dáng vẻ của con gà mổ thóc, dáng con chim đang bay, con mèo đang nằm… cho các bé ghi nhớ. Sau đó, ba mẹ hoặc cô sẽ cho các con di chuyển hình vòng tròn theo nhạc. Khi có khẩu lệnh của cô thì tất cả sẽ dừng lại và tạo dáng sao cho đúng nhất.
Trò chơi này sẽ giúp các con hiểu hơn về thế giới tự nhiên, giúp các con có được những phản xạ nhanh nhẹn và giúp bé thích thú hơn mỗi khi đến lớp.
Bỏ túi:
- Top những mẫu đồ chơi cho bé 2 tuổi chơi hoài không chán
- Những mẫu đồ chơi cho bé 4 tuổi bán chạy nhất hiện nay
Trên đây là 8 trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non giúp bé giải trí và phát triển tư duy toàn diện. Từ những trò chơi này trò chơi này, ba mẹ hoặc cô có thể biến thể thành những trò chơi khác nhau để các bé đỡ cảm thấy nhàm chán. Qua bài viết này Vua Nệm cũng hy vọng ba mẹ và cô giáo sẽ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc phát triển rèn luyện các khả năng sáng tạo của trẻ.